Giáo dục công dân lớp 6 Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
A. Lý thuyết GDCD 6 Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
1. Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013
a. Thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?
– Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp; quy định mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công dân.
– Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đảm bảo và bảo vệ việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo qui định của pháp luật.
b. Nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013
Theo hiến pháp 2013 công dân có quyền và nghĩa vụ cơ bản là:
– Nhóm quyền chính trị:
+ Bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước (Điều 27);
+ Tham gia quản lí nhà nước (Điều 28);
+ Tự do ngôn luận, tự do báo chí (Điều 25);
+ Tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 24)…
– Nhóm quyền dân sự:
+ Quyền sống (Điều 19);
+ Bình đẳng giới (Điều 26).
+ Bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (Điều 20);
+ Bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và gia đình (Điều 21),
+ Bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22).
+ Tự do đi lại và cư trú (Điều 23).
+ Tự do kết hôn, li hôn (Điều 36)…
– Nhóm quyền về kinh tế:
+ Tự do kinh doanh (Điều 33).
+ Tự do lựa chọn nghề nghiệp (Điều 35).
+ Sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất (Điều 32)…
– Nhóm quyền về văn hóa, xã hội:
+ Học tập (Điều 39).
+ Nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật (Điều 40).
+ Được đảm bảo an sinh xã hội (Điều 34)…
– Các nghĩa vụ cơ bản của công dân:
+ Trung thành với Tổ quốc (Điều 44).
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45).
+ Tuân theo Hiến pháp và pháp luật (Điều 46)…
2. Thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân
– Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Công dân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ do Nhà nước quy định. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
– Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
– Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.
B. 10 câu trắc nghiệm GDCD 6 Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Câu 1: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Công dân có quyền tự do ngôn luận.
B. Công dân có quyền tự do báo chí.
C. Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
D. Công dân được phép trốn nghĩa vụ quân sự.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
– Nghĩa vụ quân sự là một trong những nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước.
Câu 2: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Công dân không được phép tham gia bầu cử.
B. Mọi công dân đều được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự.
C. Công dân có quyền tự do kinh doanh những mặt hàng pháp luật không cấm.
D. Công dân từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào các cơ quan nhà nước.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Theo Hiến pháp năm 2013, điều 27 công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền tham gia bầu cử.
Câu 3: Theo Hiến pháp năm 2013, Công dân Việt Nam từ bao nhiêu tuổi trở lên sẽ được quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?
A. 18 tuổi.
B. 19 tuổi.
C. 20 tuổi.
D. 21 tuổi.
Trả lời:
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Theo Hiến pháp năm 2013, điều 27: Công dân Việt Nam từ 21 tuổi trở lên sẽ được quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
Câu 4: Đọc thông tin sau đây và trả lời câu hỏi: Do nghi ngờ bạn V có hành động trộm cắp, nên chủ cửa hàng quần áo MK đã tự ý bắt, nhốt V lại và đánh đập, lăng mạ, sỉ nhục V bằng những ngôn từ khó nghe.
Theo em, chủ của hàng quần áo MK đã vi phạm quyền gì của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng.
D. Quyền tự do kinh doanh.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
– Chủ cửa hàng quần áo MK đã vi phạm: quyền bất khả xâm phạm về thân thể; danh dự và nhân phẩm, khi có hành động:
+ Tự ý bắt, nhốt, đánh đập bạn V.
+ Lăng mạ, sỉ nhục bạn V.
Câu 5: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
H là học sinh cá biệt hay nghịch. Hôm nay, H và các bạn đá bóng trong sân trường và làm vỡ kính lớp học. Cô giáo chủ nhiệm gửi giấy thông báo và nhờ H đưa cho bố mẹ. Trên đường về H bóc ra xem trước.
Theo em, H đã vi phạm quyền gì của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về thư tín.
C. Quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng.
D. Quyền tự do kinh doanh.
Hướng dẫn giải
– Bạn H tự ý bóc thư cô giáo gửi cho bố mẹ là sai, đây là hành vi vi phạm bí mật thư tín của công dân.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không đúng khi phản ánh về quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đòi sống của mỗi công dân.
B. Là các quyền và nghĩa vụ đsược ghi nhận trong Hiến pháp.
C. Quyền công dân không tách rời với nghĩa vụ công dân.
D. Quyền công dân tách rời với nghĩa vụ công dân.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
– Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đòi sống của mỗi công dân, quyền được ghi nhận trong Hiến pháp, qui định mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công dân. Quyền công dân không tách rời với nghĩa vụ công dân. (SGK trang 53).
Câu 7: Trong Hiến pháp năm 2013, điều 20 qui định như thế nào về quyền công dân?
A. Mọi người được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, …
B. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, …
D. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, …
Hướng dẫn giải
Đáp án A
– Trong Hiến pháp năm 2013, điều 20 qui định về quyền công dân: mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, …
Câu 8: Trong Hiến pháp năm 2013, điều 46 qui định như thế nào về quyền công dân?
A. Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, …
B. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, …
D. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, …
Hướng dẫn giải
Đáp án A
– Trong Hiến pháp năm 2013, điều 46 qui định về quyền công dân: công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, …
Câu 9: Trong Hiến pháp năm 2013, điều 32 qui định như thế nào về quyền công dân?
A. Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, …
B. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, …
D. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, …
Hướng dẫn giải
Đáp án C
– Trong Hiến pháp năm 2013, điều 32 qui định về quyền công dân: Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, …
Câu 10: Trong Hiến pháp năm 2013, điều 38 qui định như thế nào về quyền công dân?
A. Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, …
B. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, …
D. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, …
Hướng dẫn giải
Đáp án D
– Trong Hiến pháp năm 2013, điều 38 qui định: Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, …
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết GDCD 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
Lý thuyết Bài 9: Tiết kiệm
Lý thuyết Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Lý thuyết Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Lý thuyết Bài 12: Quyền trẻ em