Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
GIÁO ÁN GDCD 6
BÀI 4: LỄ ĐỘ
A. Mục tiêu bài học Giúp HS:
– Hiểu những biểu hiện của lễ độ, hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện tính lễ độ
– Biết tự đánh giá hành vi của bản thân để từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ
độ
– Có thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với người trên, kiềm chế tính nóng nảy đối với bạn bè.
B. Chuẩn bị
– Thầy: Giáo án + Bảng phụ + Phiếu học tập
Truyện đọc và Tình huống GDCD6 C. Hoạt động trên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Em hiểu thế nào là tiết kiệm? Ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống
b. Trình bày bài tập
c (SGK/8)
3. Bài mới
– Giới thiệu bài: Trong cuộc sống chúng ta phải có những phép tắc khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Lễ độ là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi người khi giao tiếp. Lễ độ là 1 phẩm chất đạo đức cần có. Vậy lễ độ là gì, biểu hiện của lễ độ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
– Bài mới:
Hoạt động của Thầy và Trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện “Em Thủy” GV: hướng dẫn HS đọc truyện
HS: đọc truyện GV: hướng dẫn HS thảo luận theo lớp, theo câu hỏi.
?1. Kể lại việc làm của Thủy khi khách tới nhà?
?2. Nhận xét cách cư xử của bạn Thủy? Cách cư xử ấy biểu hiện đức tính gì?
HS: trao đổi GV: định hướng
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm GV: Tiếp tục nêu câu hỏi thảo luận nhóm: Tìm biểu hiện của lễ độ trong giao tiếp
* Cách thực hiện: Chia nhóm theo tổ, mỗi tổ thực hiện theo nhóm nhỏ (bàn).
– Tổ 1 + 3: Tìm hiểu lễ độ với ông ba, cha mẹ, anh chị em, cô dì, chú bác, người già, người lớn tuổi.
– Tổ 2 + 4: Tìm hành vi biểu hiện lễ độ và thiếu lễ độ.
HS: Thảo luận, cử nhóm trưởng ghi ra bảng phụ à cử người đại diện trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung GV: chốt các ý cơ bản GV: Nhận xét phần thảo luận của các nhóm.
Xem thêm