Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
GIÁO ÁN GDCD 6
BÀI 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
(Tiết 1) A. Mục tiêu bài học Giúp HS:
– Hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì, ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng, kiên trì.
– Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và trong các hoạt động khác.
– Phác thảo k/h vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động… để trở thành HS tốt.
B. Tài liệu và phương tiện – SGK, SGV
– Tranh, ảnh
– Truyện kể về tấm gương các danh nhân
– Phiếu học tập
C. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
– Muốn chăm sóc, rèn luyện thân thể chúng ta phải làm gì?
– Bản thân em đã làm gì để tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?
– Nếu bạn em và những người xung quanh em không có ý thức tự chăm sóc và rèn luyện thân thể thì em sẽ làm gì?
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Siêng năng, kiên trì là đức tính cần có của mỗi chúng ta. Vậy siêng năng, kiên trì là gì? Phải rèn luyện đức tính ấy như thế nào? Cô cùng các em tìm hiểu bài học: “Siêng năng, kiên trì”.
Hoạt động của Thầy và Trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện đọc
* Cách thực hiện:
– HS đọc diễn cảm truyện đọc (SGK6)
– GV yêu cầu HS thảo luận lớp theo yêu cầu hỏi: ?1. Bác Hồ đã tự học tiếng nước ngoài như thế nào?
?2. Trong quá trình tự học tập, Bác Hồ đã gặp những khó khăn gì?
? Bác đã vượt qua những khó khăn đó bằng cách nào?
?3. Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?
– HS trao đổi
– GV ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng
GV kết luận: Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy: muốn học tập làm việc có hiệu quả tốt, cần phải tranh thủ thời gian, say sưa, kiên trì làm việc, học tập, không ngại khó, không nản chí.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thảo luận nhóm: Tìm biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong cuộc sống (trong 5 phút)
* Cách thực hiện: GV chia lớp thành 4 nhóm lớn. Trong đó chia mỗi nhóm lớn ra nhóm nhỏ.
Xem thêm