Giải bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 23: Tìm hiểu cơ quan hô hấp
Hoạt động mở đầu (trang 86)
Dùng tay bịt mũi, nín thở và đếm nhầm từ 1 đến 5 rồi cho biết:
– Em có cảm giác như thế nào?
– Em có biết cơ quan nào thực hiện hoạt động thở không?
Trả lời:
– Khi dùng tay bịt mũi, nín thở và đếm nhẩm 1 đến 5 em có cảm giác khó thở.
– Theo em, cơ quan thực hiện hoạt động thở là mũi, phế quản, khí quản và phổi.
Hoạt động khám phá (trang 86 – 87)
Câu 1 trang 86 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát hình dưới đây, chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan hô hấp.
Trả lời: Bộ phận chính của cơ quan hô hấp là: mũi, khí quản, phế quản, phổi.
Câu 2 trang 87 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Em hãy đặt tay lên ngực, thực hiện động tác hít thở sâu bằng mũi, cho biết lồng ngực thay đổi như thế nào khi hít vào và thở ra.
Trả lời: Khi đặt tay lên ngực và thực hiện hít thở thật sâu, em thấy khi hít vào lồng ngực sẽ phồng lên, to hơn và khi thở ra lồng ngực sẽ xẹp xuống, nhỏ hơn.
Câu 3 trang 87 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát hình dưới, trả lời câu hỏi và yêu cầu sau:
– Hình nào thể hiện hoạt động hít vào? Hình nào thể hiện hoạt động thở ra?
Vì sao em biết?
– Chỉ đường đi của không khí khi hít vào và thở ra.
– Cơ quan hô hấp có chức năng gì?
Trả lời:
– Hình 3a thể hiện hoạt động hít vào, hình 3b thể hiện hoạt động thở ra.
– Đường đi của không khí khi hít vào là: mũi, khí quản, phế quản, phổi. Đường đi của không khí khi thở ra là: phổi, phế quản, khí quản, mũi.
– Cơ quan hô hấp có chức năng giúp chúng ta luôn có đủ lượng không khí cung cấp cho các bộ phận để sống.
Hoạt động thực hành (trang 88)
Quan sát mô hình cơ quan hô hấp dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1 trang 88 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Các bộ phận a, b, c ở mô hình tương ứng với bộ phận nào của cơ quan hô hấp.
Trả lời:
– Bộ phận a của mô hình là khí quản.
– Bộ phận b của mô hình là phế quản.
– Bộ phận c của mô hình là phổi.
Câu 2 trang 88 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu sự thay đổi của hai quả bóng khi thổi vào đầu ống hút. Hoạt động này giống với hoạt động hít vào hay thở ra?
Trả lời:
– Hai quả bóng sẽ phình ra, to lên khi thổi vào hai đầu ống hút.
– Hoạt động này giống với hoạt động thở ra.
Câu 3 trang 88 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Dùng tay giữ chặt ống hút và thổi. Em thấy hai quả bóng có thay đổi không? Điều gì sẽ xảy ra nếu có vật rơi vào khí quản hoặc phế quản.
Trả lời:
– Khi dùng tay giữ chặt ống hút và thổi, em thấy hai quả bóng không thay đổi so với ban đầu.
– Nếu có vật rơi vào khí quản hoặc phế quản thì đường hô hấp sẽ bị tắc có thể dẫn đến tử vong.
Hoạt động vận dụng (trang 89)
Câu 1 trang 89 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Em sẽ nói và làm gì khi gặp các tình huống sau?
Trả lời:
– Tình huống 1: Em sẽ ngăn cản em bé không đưa viên bi vào miệng và nói: “Em đừng cho viên bi vào miệng nhé, nó rất cứng, không may em nuốt phải thì sẽ bị tắc đường hô hấp và đi bệnh viện đấy”.
– Tình huống 2: Em sẽ ngăn cản em bé không đưa quả nhãn vào miệng và nói: “Em ơi, đừng ăn cả quả nhãn như vậy nhé, nó to và có hạt bên trong nên sẽ khó nuốt lắm, để chị bóc vỏ và tách hạt ra cho em nhé”.
Câu 2 trang 89 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu thêm tình huống có thể dẫn đến nguy cơ tắc đường hô hấp và đề xuất cách phòng tránh.
Trả lời:
– Tình huống 1: vừa ăn vừa cười đùa.
– Tình huống 2: nuốt vội vàng, không chú ý các loại quả có hạt như táo, nhãn,…
– Tình huống 3: ngậm đồ chơi nhỏ, đồng xu,… trong miệng.
– Cách phòng tránh: nên ăn chậm, bình tĩnh, nhai kĩ.
Xem thêm