Giải bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 16: Thực vật sống ở đâu
Hoạt động mở đầu (trang 58)
Kể tên và nơi sống của các cây mà em biết.
Trả lời:
– Cây ổi sống ở trên cạn.
– Cây rong biển sống ở dưới nước.
Hoạt động khám phá (trang 58 – 59)
Câu 1 trang 58 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát, nói tên và nơi sống của cây trong mỗi hình dưới đây.
Ads (0:00)
Trả lời:
– Hình 1: Cây hoa sen sống dưới ao, hồ
– Hình 2: Cây rau muống sống dưới ao.
– Hình 3: Cây xương rồng sống ở xa mạc.
– Hình 4: Cây đước sống ở biển.
– Hình 5: Cây chuối sống ở vườn, đồi,…
– Hình 6: Cây dừa sống ở vườn, bờ kênh,…
– Hình 7: Cây rêu sống trên mái nhà, chân tường,…
Câu 2 trang 59 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Các cây đó sống ở môi trường trên cạn hay dưới nước?
Trả lời:
– Các cây sống ở môi trường trên cạn: cây xương rồng, cây chuối, cây dừa, cây rêu.
– Các cây sống ở môi trường dưới nước: cây hoa sen, cây rau muống, cây đước.
Câu 3 trang 59 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Phân loại các cây em biết dựa vào nơi sống, môi trường sống và hoàn thành bảng theo mẫu.
Trả lời:
Hoạt động thực hành (trang 60)
Câu 1 trang 60 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Nơi em đang sống có những cây gì? Chúng sống ở môi trường thế nào?
Gợi ý:
– Liên hệ thực tế những cây xung quang em: ở nhà hoặc ở trường.
– Nói về mối trường sống (trên cạn hoặc dưới nước) chứ không đơn thuần là nơi sống của cây.
Trả lời:
– Nơi em đang sống có cây đa, cây xoài, cây phượng. Chúng sống ở môi trường trên cạn.
– Nơi em đang sống có cây lúa, cây cau. Cây lúa sống dưới nước, cây đu đủ sống trên cạn.
Câu 2 trang 60 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy hỏi bạn về tên và nơi sống của cây trong mỗi thẻ hình dưới đây.
Gợi ý:
Các em hỏi bạn 2 câu hỏi:
+ Đây là cây gì?
+ Cây này sống ở đâu?
Trả lời:
– Hình 1: Cây đu đủ sống ở vườn.
– Hình 2: Cây hoa súng sống ở ao, hồ.
– Hình 3: Cây lúa sống ở ruộng.
– Hình 4: Cây bèo sống ở ao, hồ.
– Hình 5: Cây xấu hổ sống ở ven đường.
Câu 3 trang 60 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Gắn các thẻ hình ở trên vào môi trường sống phù hợp trong bức tranh sau:
Trả lời:
Hoạt động vận dụng (trang 61)
Câu 1 trang 61 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Quan sát hình dưới đây và giải thích vì sao cây lục bình sau khi đưa lên cạn một thời gian lại bị héo.
Trả lời:
– Cây lục bình ở dưới nước xanh, tốt nhưng sau khi đưa lên cạn một thời gian lại bị héo vì môi trường sống của cây lục bình là ở dưới nước, cây bị thay đổi môi trường sống nên bị héo.
Câu 2 trang 61 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Điều gì sẽ xảy ra nếu môi trường sống của cây bị thay đổi?
Trả lời:
– Nếu môi trường sống của cây bị thay đổi, cây có thể sẽ bị chết ngay hoặc chết sau một thời gian.
Xem thêm