Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 18: Sánh vai bè bạn
Chia sẻ và đọc: Nghìn năm văn hiến trang 101, 102, 103
Chia sẻ
Câu 1 trang 101 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Em hiểu lời căn dặn dưới đây của Bác Hồ như thế nào?
Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
HỒ CHÍ MINH
Trả lời
Lời căn dặn của Bác Hồ “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”thể hiện sự nhấn mạnh và quan trọng của giáo dục và học tập đối với sự phát triển của quốc gia. Bác Hồ đặt ra tầm quan trọng của việc học tập không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là yếu tố quyết định sự phồn thịnh của cả một quốc gia. Ông hiểu rằng tri thức và kiến thức là nền tảng quan trọng, giúp xây dựng tư duy, lòng tự trọng, và sự sẵn sàng góp phần vào sự phát triển của xã hội. Nhấn mạnh vào sự liên kết giữa học tập và tương lai của đất nước, Bác Hồ muốn gửi đến thế hệ trẻ Việt Nam thông điệp về trách nhiệm của họ trong việc xây dựng đất nước. Sự phát triển của non sông, vinh quang của dân tộc không chỉ đến từ sức mạnh quân sự mà còn từ sức mạnh tri thức và giáo dục.
Câu 2 trang 101 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Những hình ảnh sau cho biết các thế hệ trẻ Việt Nam từ năm 1945 đến nay đã và đang làm gì để thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ
Trả lời
Những hình ảnh ở trên cho thấy thế hệ trẻ đã làm rất tốt lời căn dặn của Bác Hồ, nỗ lực cố gắng học tập, phấn đấu để đưa Đất nước ta vươn tầm thế giới
Bài đọc 1: Nghìn năm văn hiến
* Nội dung bài Nghìn năm văn hiến: Bài đọc là câu chuyện lịch sử nghìn năm của Văn miếu qua các triều đại cho đến tận ngày nay
Nghìn năm văn hiến
Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây Văn Miếu Thăng Long để thờ Khổng Tử. Kể từ đó, hệ thống Văn Miếu đô được xây dựng khắp nơi. Ở Văn Miếu Thăng Long, vua còn cho xây Quốc Tử Giám làm nơi dạy học cho các hoàng tử và con em quý tộc. Về sau, học trò giỏi là con em dân thường cũng được học ở đây.
Đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nơi được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngồi 10 thế kỉ, tinh từ khoa thi năm 1975 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đồ gần 3.000 tiến sĩ, cụ thể như sau:
Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muốn già cổ kinh, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1 306 vị tiến sĩ từ khoa thì năm 1442 đến khoa thi năm 1779 như chúng tích về một nền văn hiến lâu đời.
Theo NGUYỄN HOÀNG
Đọc hiểu
Câu 1 trang 103 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Bài đọc nói về di tích lịch sử nào, ở đâu?
Trả lời
Bài đọc nói về di tích lịch sử văn miếu quốc tử giám của Việt Nam ta
Câu 2 trang 103 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Vì sao di tích nói trên có tên ghép (liên danh) như vậy?
Trả lời
Tên gọi đó bắt nguồn từ việc vua Lý Thánh Tông cho xây Văn Miếu để thờ Khổng Tử, vào ở Văn Miếu Thăng Long (Tức Hà Nội bây giờ) vua còn cho xây dựng Quốc Tử Giám làm nơi dạy học cho con em quý tộc
Câu 3 trang 103 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Từ các số liệu trong bài đọc, hãy cho biết:
a) Việt Nam bắt đầu tổ chức khoa thi tiến sĩ từ bao giờ
b) Trong gần 10 thế kỉ, đã có bao nhiều người đỗ tiến sĩ?
c) Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất, có nhiều tiến sĩ nhất?
Trả lời
a) Việt Nam bắt đầu tổ chức khoa thi tiến sĩ từ năm 1070
b) Trong gần 10 thế kỉ đã có khoảng 3000 tiến sĩ
c) Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất và có nhiều tiến sĩ nhất là triều nhà Lê
Câu 4 trang 103 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Em hiểu vì sao bài đọc có tên là Nghìn năm văn hiến?
Trả lời
Bài đọc có tên là nghìn năm văn hiến vì đó là cả một triều dài lịch sử hào hùng từ thời các triều đại phong kiến cho đến tận ngày nay di tích lịch sử đó vẫn được gìn giữ và trở thành một biểu tượng của Hà Nội
Câu 5 trang 103 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Theo em, truyền thống nghìn năm văn hiến có vai trò như thế nào trong công cuộc hội nhập với thế giới hôm nay?
Trả lời
Truyền thống nghìn năm văn hiến có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc hội nhập với thế giới hôm nay vì: Truyền thống nghìn năm văn hiến có thể là nguồn gốc của những giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống đặc sắc. Bảo tồn và phát triển các giá trị này có thể giúp tăng cường danh tiếng và định vị của một quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Truyền thống văn hiến có thể tạo ra cơ hội để giao lưu văn hóa với thế giới bên ngoài. Sự độc đáo của nền văn hóa có thể thu hút sự chú ý và tạo ra cơ hội hợp tác với các quốc gia khác.
Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về gương học tập, rèn luyện hoặc các hoạt động quốc tế của tuổi trẻ Việt Nam trang 103
Câu 1 trang 103 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm đọc thêm ở nhà:
– 2 câu chuyện ( hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về gương học tập, rèn luyện hoặc các hoạt động quốc tế của tuổi trẻ Việt Nam.
– 1 bài văn (hoặc 1 bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.
Trả lời
* câu chuyện về các hoạt động quốc tế của tuổi trẻ Việt Nam
– Câu chuyện: Hành trình gieo mầm yêu thương
*1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.
– Câu chuyện: Hành trình gieo mầm yêu thương
Câu chuyện kể về chàng trai người Việt mang những mầm mống, một sự sống mới đến với đất nước Ăng-gô-la
Câu 2 trang 103 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Viết vào phiếu đọc sách:
Tên bài đọc, tác giả, tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài).
Trả lời
+ Tên bài đọc: Hành trình gieo mầm yêu thương
+ Tên tác giả: Báo Tuổi trẻ
+ Cảm nhận của em: Câu chuyện là hành trình của chàng trai Phạm Quang Linh khi đến với đất nước Ăng- gô- la xa xôi để làm việc, và cũng là người đã mang đến cho người dân nơi đây một cuộc sống mới đa dạng và phong phú hơn. Việc làm của chàng trai người Việt đó đã mang lại thêm nhiều nguồn thu nhập cũng như những công việc mới cho những người dân nơi đây
Câu 3 trang 103 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.
Trả lời:
Em chuẩn bị nội dung bài để giới thiệu với các bạn trong lớp.
Viết: Trả bài viết báo cáo công việc trang 103, 104
1. Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.
2. Tham gia sửa bài cũng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung của bài viết; lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,…
Lưu ý về các lỗi thường gặp khi viết báo cáo công việc:
a) Lỗi về cấu tạo
– Báo cáo viết không đúng mẫu:
+ Phần đầu báo cáo không có quốc hiệu, tiêu ngữ (hoặc tên tổ chức); địa điểm và thời gian làm báo cáo; tên báo cáo; người (hoặc cơ quan,
tổ chức) nhận báo cáo; người (hoặc cơ quan, tổ chức) báo cáo.
+ Phần cuối báo cáo không có chức vụ, chữ kí, họ tên người báo cáo.
– Các mục trong báo cáo không được sắp xếp theo trình tự hợp lí. bị Lỗi về nội dung
– Nội dung báo cáo chưa cụ thể.
– Nội dung báo cáo không phù hợp với thực tế.
3. Đọc kĩ lời nhận xét của cô giáo (thầy giáo), tự sửa bài viết của mình.
4. Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.
Nói và nghe: Trao đổi: Ngày hội Thiếu nhi trang 104
Đề bài trang 104 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Dựa vào thông tin dưới đây hoặc những thông tin mà em biết, giới thiệu về ngày Thiếu nhi hoặc lễ hội Thiếu nhi ở một số nước.
1. Ở Ấn Độ, người ta lấy sinh nhật của ông Nê-ru, vị Thủ tướng đầu tiên của đất nước, một người nổi tiếng về tình yêu thương trẻ em, làm ngày Thiếu nhi. Trong ngày này, mỗi bạn nhỏ được tặng một bông hồng.
2. Ở Nhật Bản, ngày Thiếu nhi được tổ chức mỗi năm hai lần: Ngày 3 tháng 3 dành cho trẻ em gái và ngày 5 tháng 5 chủ yếu dành cho các em trai. Ngày Thiếu nhi là ngày nghi lễ của cả nước.
3. Liên hoan Thiếu nhi là hoạt động diễn ra hàng năm ở Ô-xtrây-li-a. Tại lễ hội này, thiếu nhi các nước tham gia nhiều hoạt động đặc sắc như: diễu hành, trình diễn trang phục, kéo co, về tranh, hoá trang, làm diều, tổ chức các gian hàng,…
HỒNG LÊ tổng hợp
Trả lời
1. Ngày Lễ Thiếu Nhi ở Ấn Độ được tổ chức vào ngày 14 tháng 11 hàng năm để kỷ niệm sinh nhật của Nê -ru, một nhà lãnh đạo nổi tiếng của Ấn Độ, Trên khắp đất nước, các sự kiện, cuộc thi và hoạt động vui chơi được tổ chức để tôn vinh trẻ em. Trường học, các tổ chức xã hội và các cơ quan chính phủ đều tham gia vào việc tổ chức các chương trình đặc biệt như hội chợ, cuộc thi văn nghệ, và các hoạt động giáo dục. Ngày Lễ Thiếu Nhi cũng là cơ hội để gia đình và cộng đồng thể hiện tình thương và quan tâm đến trẻ em. Các sự kiện cộng đồng thường diễn ra, tập trung vào việc tạo ra môi trường tích cực và an toàn cho trẻ em. Ngày Lễ Thiếu Nhi cũng là cơ hội để gia đình và cộng đồng thể hiện tình thương và quan tâm đến trẻ em. Các sự kiện cộng đồng thường diễn ra, tập trung vào việc tạo ra môi trường tích cực và an toàn cho trẻ em.
2. Ở Nhật Bản, Ngày Lễ Thiếu Nhi còn được biết đến là Ngày Lễ Trẻ Em, được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 hàng năm đối với trẻ em trai và ngày 3 tháng 3 đối với trẻ em gái. Một trong những biểu tượng nổi tiếng của Ngày Lễ Thiếu Nhi là cờ hình cá chép được treo trên các cột cờ và đại diện cho các thành viên trong gia đình. Các cá chép thường được liên kết với sức mạnh và sự kiên trì. Mochi là một loại bánh gạo nếp Nhật Bản được bọc bởi lá cây dẻ quạt Bánh này trở thành một biểu tượng của sự may mắn và mạnh mẽ. Truyền thống ăn Mochi vào ngày này để bảo vệ trẻ em khỏi tai họa. Ngày Lễ Thiếu Nhi tại Nhật Bản không chỉ là dịp để tưởng nhớ và tôn vinh trẻ em, mà còn là thời điểm quan trọng để kết nối với các giá trị văn hóa truyền thống, tôn trọng gia đình và cổ vũ cho sự phát triển của thế hệ trẻ
3. Ngày 12/3, Lễ hội thiếu nhi 2023 đã diễn ra tại thành phố Sydney của Australia.Lễ hội là một sự kiện độc đáo, lấy trẻ em làm trung tâm, đề cao sự đa dạng văn hóa và chung sống hòa thuận.Lễ hội thường niên lần thứ 25 này được tổ chức tại Công viên Tumbalong, ở trung tâm khu Darling Habour, với các màn trình diễn sôi động và sự tham gia của các em nhỏ tài năng.Lễ hội kéo dài 6 giờ, phản ánh sự đa dạng của Australia qua âm nhạc, nghệ thuật, văn hóa và trang phục truyền thống từ khắp nơi trên thế giới.
Lễ hội gồm nhiều hoạt động đặc sắc, từ các cuộc diễu hành của trẻ em, các màn trình diễn trang phục của nhiều nền văn hóa, trong đó có Brazil, Bulgaria, Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Ireland, Nepal, Scotland, Sri Lanka, Thái Lan, Nga, Ukraine, Việt Nam… đến các hoạt động sôi động như kéo co, vẽ tranh, hóa trang, làm diều, các gian hàng ẩm thực, cùng nhiều điểm tham quan khác.
Đọc: Ngày hội trang 105
* Nội dung bài Ngày hội: Bài thơ đề cập đến ngày hội trại hè thiếu nhi thế giới. Các bạn dự trại hè thiếu nhi trên thế giới có quốc tịch, màu da khác nhau cùng tụ họp về đây. Các bạn đã gửi lời nhắn, lời chúc với bồ câu trắng về sự bình đẳng và hòa bình thế giới.
Ngày hội
Như trăm sông dồn biển
Bầu bạn tụ về đây
Thế giới thu nhỏ lại
Trong khu trại hè này.
Bạn từ Trung Quốc tới
Bạn từ châu Mỹ sang
Bạn bên bờ Đa-nuýp
Tôi – Sông Hồng Việt Nam.
Tung lên bồ câu trắng
Nào các bạn da đen,
Cũng da vàng, da đỏ
Bàn tay ơi, tung lên.
Mỗi người một câu chúc
Một lời nhắn với chim
Dẫu khác nhau tiếng nói
Chung nhau một niềm tin.
Bàn tay ơi, tung lên!
Cả một trời chim trắng
Cả một trời ánh nắng
Cả một trời cao xanh.
ĐỊNH HẢI
Đọc hiểu
Câu 1 trang 105 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Các bạn nhỏ trong bài thơ gặp nhau ở đâu?
Trả lời
Các bạn nhỏ trong bài thơ gặp nhau ở hội trại hè.
Câu 2 trang 105 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Vì sao có thể nói nơi đô là một “thế giới thu nhỏ”
Trả lời
Có thể nói ở đó là một thế giới thu nhỏ vì ở đó có rất nhiều các bạn nhỏ từ khắp nơi trên thế giới đến.
Câu 3 trang 105 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Hình ảnh những bàn tay của các bạn nhỏ tung bồ câu trắng nói lên ước vọng gì?
Trả lời
Hình ảnh những bàn tay của các bạn nhỏ tung bồ câu trắng nói lên ước vọng về một sự hoà bình trên toàn thế giới
Câu 4 trang 105 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Em muốn chúc hoặc nhấn gửi điều gì theo cánh chim?
Trả lời
Em muốn nhắn gửi rằng mong rằng thế giới sẽ luôn tươi đẹp, tất cả các quốc gia trên thế giới đều chung sống trong hoà bình và sẽ không có chiến tranh xảy ra
Luyện từ và câu: Liên kết câu bằng từ ngữ nối trang 106
I. Nhận xét
Đề bài trang 106 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Các từ in đậm trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
Cánh rừng tĩnh mịch đến lạ thường. Tưởng rằng cuộc sống nơi đây như đang ngừng trôi. Nhưng tôi biết, chính lúc này, những hạt cây nằm trong lòng đất đã bắt đấu của mình. Thậm chí, vài cái mầm bé xíu đã chui ra khỏi vỏ, lặng lẽ nhỏ lên.
VŨ PHƯƠNG NAM
Trả lời
Các từ in đậm có tác dụng liên kết câu đứng trước nó
II. Bài học
1. Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể nối hai câu bằng kết từ hoặc những từ ngữ khác có tác dụng tương tự kết từ (sau đó, cuối cũng, đồng thời, thậm chi, tóm lại, trái lại, hoá ra,…
2. Cách liên kết đó được gọi là biện pháp nối.
III. Luyện tập
Câu 1 trang 106 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm biện pháp nối trong các đoạn văn sau:
a) Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng dài, trổ mạnh mẽ, nõn nà.
NGUYÊN HỒNG
b) Một em nhỏ biết cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên thường không thờ ơ với đời sống con người. Do vậy, khi viết về con chó, con chim sẻ thôn thuộc hàng ngày, hoặc về cây gạo, cây mướp, về rừng và biển, tôi cố gắng giúp các bạn đọc nhỏ tuổi tìm thấy và đẹp bên trong của cảnh và vật, từ đó mà biết suy rộng ra.
Theo VŨ TÚ NAM
Trả lời
a) Biện pháp nối trong đoạn gồm từ: Mới dạo, Thế mà
b) Biện pháp nối trong đoạn gồm từ: Do vậy
Câu 2 trang 106 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ cảm xúc của em khi đọc bài thơ Ngày hội của Định Hải, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp nối để liên kết câu. Chỉ ra biện pháp nối trong đoạn văn của em.
Trả lời
Khi đọc bài thơ “Ngày Hội” của Định Hải, tâm trạng của em như đang dạo chơi trong một thế giới ngọt ngào và tràn ngập tình cảm. Từng câu thơ như những bức tranh tinh tế, mô tả về những khoảnh khắc hạnh phúc của tuổi thơ mà em vừa trải qua. Chân dung của mỗi đứa trẻ, những nụ cười tinh nghịch, và tiếng cười rộn ràng như những bản nhạc hạnh phúc đánh thức hồn em. Đồng thời, bài thơ cũng mở ra những suy tư sâu sắc về ý nghĩa của tuổi thơ và những khoảnh khắc quý báu mà chúng ta thường xuyên lơ là.
– Biện pháp nối trong đoạn trên là: Đồng thời
Viết: Kể chuyện sáng tạo (Ôn tập) trang 107
Câu 1 trang 107 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Hãy trình bày bằng sơ đồ tư duy các biện pháp kể chuyện sáng tạo.
Trả lời:
Câu 2 trang 107 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Kể lại đoạn kết câu chuyện Những con hạc giấy (trang 78 – 79) theo tưởng tượng của em.
Gợi ý
– Tưởng tượng em được đến thăm tượng đài trong câu chuyện.
– Em có thể chọn một trong những kết thúc sau:
+ Em sẽ nói gì với Xa-xa-ki Xa-đa-kô?
+ Em muốn nói gì với các bạn nhỏ trên thế giới?
+ Em muốn nói gì với những người lớn trên thế giới?
Trả lời
Sau khi Xa-đa-kô ra đi, lòng nhân ái và tình cảm của những học sinh ở Hi-rô-si-ma đã trở thành nguồn động viên lớn. Họ quyết định hợp tác để xây dựng một tượng đài cao 9 mét, một biểu tượng tinh thần tưởng nhớ cho những linh hồn của những nạn nhân vô tội bị bom nguyên tử sát hại.
Đỉnh của tượng đài ấy trở thành nơi hiện lên hình ảnh một cô gái với đôi tay giơ lên trời. Trong tay trái của cô ấy, một chú sếu được nâng lên cao, trở thành biểu tượng của hòa bình và hy vọng. Dưới đài, dòng chữ rạch ròi nhưng ý nghĩa, “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình,” được khắc sâu, là tuyên ngôn mạnh mẽ của những con tim tràn đầy tình yêu và niềm tin vào một thế giới không chiến tranh.
Tượng đài trở thành một ký ức sống động, nhắc nhở con người về hậu quả đau đớn của chiến tranh và sự quan trọng của việc bảo vệ hòa bình. Nó không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, mà còn là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết và lời kêu gọi hòa bình từ những người đã trải qua những thăng trầm đau thương của lịch sử.
Đọc: Người được phong ba danh hiệu Anh hùng trang 107, 108
* Nội dung bài Người được phong ba danh hiệu Anh hùng: Câu chuyện kể về người anh hùng Phạm Tuân và những sự kiện lịch sử gắn với cuộc đời ông qua những lần được trao tặng danh hiệu Anh hùng.
Người được phong ba danh hiệu Anh hùng
Cho đến nay, người Việt Nam duy nhất được phong ba danh hiệu Anh hùng là Trung tướng Phạm Tuân. Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, ông được phong năm 1973 về kì tích bắn rơi pháo đài bay B-52 của Mỹ trong trận chiến đấu bảo vệ vùng trời Thủ đô đêm 27-12-1972.
Năm 1979, ông Phạm Tuân được gửi sang Liên Xô học tập. Sau quá trình rèn luyện hết sức gian khổ, ông đã vượt qua nhiều vòng kiểm tra ngặt nghèo để được tuyển chọn vào đội du hành vũ trụ quốc tế. Ngày 23-7-1980, từ sẵn bay vũ trụ Bai-cơ-nua, Liên Xô đã phóng thành công tàu vũ trụ “Liên hợp” với phi hành đoàn gồm hai nhà du hành vũ trụ là Go-rơ-bát-cô và Phạm Tuân.
Sau một ngày bay, hai nhà du hành vũ trụ kết nối được với trạm vũ trụ “Chào mừng” và làm việc ở trạm gần 8 ngày đêm. Từ trạm “Chào mừng”, lần đầu tiên trong đời, nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân nhìn thấy Trái Đất trốn xoay nằm lơ lũng giữa không gian xanh thẫm bao la. Các ngôi sao to hơn và cũng sáng hơn. Dải đất hình chữ S của Tổ quốc thân yêu hiện ra đẹp vô cùng.
Ông Phạm Tuân trở thành người Việt Nam đầu tiên và cũng là người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ. Với thành tích này, ông được phong Anh hùng Lao động của Việt Nam và Anh hùng Liên Xô.
Mỗi lần nhớ lại kỉ niệm về chuyến bay, Trung tướng Phạm Tuân thường tâm sự: Chính quê hương đã chắp cánh cho ông sánh vai cũng bè bạn trên vũ trụ bao la,
QUỐC CƯỜNG
Đọc hiểu
Câu 1 trang 108 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Phi công Phạm Tuân được phong Anh hùng lần đầu tiên vì thành tích gì?
Trả lời
Phi công Phạm Tuân được phong anh hùng lần đầu tiên vì thành tích bắn rơi máy bay B52.
Câu 2 trang 108 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Ông Phạm Tuân đã trở thành phi công vũ trụ như thế nào?.
Trả lời
Ông đã trở thành phi công vũ trụ sau một thời gian được cử sang Liên Xô học và sau quá trình rèn luyện gian khổ vất vả
Câu 3 trang 108 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Từ trạm vũ trụ “Chào mừng”, người Anh hùng đã quan sát được những gì?
Trả lời
Từ trạm “Chào mừng”, lần đầu tiên trong đời, nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân nhìn thấy Trái Đất trốn xoay nằm lơ lũng giữa không gian xanh thẫm bao la. Các ngôi sao to hơn và cũng sáng hơn. Dải đất hình chữ S của Tổ quốc thân yêu hiện ra đẹp vô cùng
Câu 4 trang 108 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Vì sao ông Phạm Tuân được phong thêm hai danh hiệu Anh hùng?
Trả lời
Vì ông là người Việt Nam đầu tiên và cũng là người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ
Câu 5 trang 108 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về tâm sự của Anh hùng Phạm Tuân nêu ở cuối bài đọc.
Trả lời
Câu “Chính quê hương đã chắp cánh cho ông sánh vai cùng bè bạn trên vũ trụ bao la” mang đến một hình ảnh lãng mạn và tận cùng của tình yêu quê hương, đồng thời tôn vinh sự kết nối và tự hào với nơi mình sinh sống. Câu này không chỉ đơn thuần miêu tả sự gắn bó với quê hương mà còn nêu bật ý nghĩa lớn lao, như là sự đồng lòng, hiệp sĩ, và khám phá của con người trên khắp vũ trụ. Cảm nhận về câu này có thể là biểu tượng cho tình yêu quê hương vững chắc, là nguồn động viên và động lực để vươn xa, khám phá những bí ẩn của vũ trụ. Nó còn thể hiện lòng tự hào và niềm tin rằng những giá trị và phẩm chất từ quê hương có thể giúp con người đối mặt với những thách thức và khám phá những điều mới mẻ trên vũ trụ.
Viết: Trả bài viết chương trình hoạt động trang 108
1. Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.
2. Tham gia sửa bài cũng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung của bài viết, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,…
Lưu ý về các lỗi thường gặp khi viết chương trình hoạt động:
a) Lỗi về cấu tạo
– Bài viết không có đủ các mục (mục đích, thời gian và địa điểm, thành phần tham dự, các hoạt động cụ thể, phân công thực hiện).
– Các mục trong chương trình (bài viết) không được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
b) Lỗi về nội dung
– Nội dung chương trình chưa cụ thể.
– Nội dung chương trình không phù hợp với mục đích hoạt động hoặc thời gian hoạt động; sắp xếp thời gian cho các hoạt động chưa hợp lí.
3. Đọc kì lời nhận xét của cô giáo (thầy giáo), tự sửa bài viết của mình.
4. Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.
Nói và nghe: Trao đổi: Chúng mình ra biển lớn trang 109
Chọn 1 trong 2 đề sau
Câu 1 trang 109 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Giới thiệu về một đất nước mà em biết (qua các bài học ở sách giáo khoa tiểu học hoặc qua sách báo nói chung, qua mạng in-tơ-nét).
Trả lời
a)
– Đất nước Nhật Bản, thủ đô Tô-ky-ô
– Nằm ở khu vực Đông Bắc Á, dân số 126.740.000, diện tích 377.972,75 km2
b) Văn hoá gồm: Văn hóa trà đạo, Tinh thần võ sĩ đạo, Văn hóa giao tiếp
Câu 2 trang 109 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Nói về một việc học sinh cần làm để cùng “ra biển lớn”, hội nhập với bè bạn năm châu.
Trả lời
a)
– Em cần phải tích cực học ngoại ngữ để có thể biết thêm nhiều ngôn ngữ trên thế giới.
– Em học ngoại ngữ ở trung tâm và qua các trang mạng.
– Em sẽ tiếp tục học tập ngoại ngữ ở các khu trung tâm và thực hành giao tiếp với người nước ngoài nhiều.
b)
– Em cần rèn luyện sự tự tin để có thể chứng minh bản thân trước đám đông.
– Em sẽ tham gia nhiều vào các buổi thuyết trình và tập thói quen đứng trước đông người.
Đọc: Cô gái mũ nồi xanh trang 109, 110
* Nội dung của bài Cô gái mũ nồi xanh: Bài thơ nói về những chiến sĩ quân y của quân đội dã chiến nước ta tham gia vào nhiệm vụ chung của liên hợp quốc
Cô gái mũ nồi xanh
Đất Trung Phi chưa sạch mùi thuốc pháo
Thấp thoảng người thiếu nữ mũ nỗi xanh .
Nắng như bướm bay dập dồn vai áo
Cùng nô đùa hệt đám trẻ vây quanh.
Cô dạy hát bài dân ca quan họ
Cái trống cơm ai khéo vỗ nên bông
Trẻ da đen nối vòng tay reo múa
Cả lưng đối vui nhộn gió bờ sông.
Lời ca Việt cô dịch sang tiếng Pháp
Sau những ngày hướng dẫn trẻ trồng rau
Chiều cao nguyên ngõ rộng ra bát ngát
Giọng hát xanh như trời thẫm trên đầu.
Dân tị nạn khỏi sống trong lều trại
Bao dây nhà, cũng đồng đội, cô xây
Nhiều mảnh vườn đã trổ vàng hoa cải
Bên tiếng cười của lũ trẻ thơ ngày.
HOÀI KHÁNH
Đọc hiểu
Câu 1 trang 110 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Cô gái mù nồi xanh trong bài thơ là ai?
Trả lời
Cô gái mũ nồi xanh trong bài thơ là các chiến sĩ nữ của bộ phận quân y quân đội ta tham gia vào hoạt động dã chiến của liên hợp quốc
Câu 2 trang 110 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Cô và đồng đội đã làm những việc gì để giúp người dân nước bạn?
Trả lời
Dạy lũ trẻ học hát,trồng rau, xây nhà
Câu 3 trang 110 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Những hình ảnh nào cho thấy cuộc sống thanh bình đã trở lại trên mảnh đất “chưa sạch mùi thuốc pháo”?
Trả lời
Những hoạt động như: Cùng đám trẻ nô đùa, dạy đam trẻ hát dân ca cùng dân làng xây nhà, trồng rau
Câu 4 trang 110 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Em có cảm nghĩ gì khi biết điệu dân ca Việt Nam được hát trên một miền đất xa xôi
Trả lời
Em cảm thấy điều đó giống như văn hoá nước ta được quảng bá với các bạn bè trên thế giới
Luyện từ và câu: Luyện tập liên kết câu bằng từ ngữ nối trang 110, 111
Câu 1 trang 110 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm biện pháp nổi trong hai đoạn văn dưới đây:
a) Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.
PHẠM HỔ
b) Sa Thèn quả là một tay sành chơi ngựa. Con Ô của cậu vọt lên trước Mai Hoa một thân. Nhưng chỉ có thể thôi, không xa hơn được nữa. Ngược lại, về sau, con Mai Hoa lại êm ái lướt tới, vào một cái qua một con Ô.
Theo NGUYỄN PHAN HÁCH
Trả lời
a) Biện pháp nối trong đoạn a gồm có những từ như: một, vì vậy
b) Biện pháp nối trong đoạn b gồm: Nhưng, Ngược lại
Câu 2 trang 111 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Thay mỗi kí hiệu … trong đoạn văn dưới đây bằng một kết từ phù hợp:
Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. … khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẫm nhằm ôn bài. …, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. … bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.
Theo VĂN LONG
rồi |
vì thế |
nhưng |
Trả lời
1- Nhưng
2- Vì thế
3- Rồi
Câu 3 trang 111 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người chiến sĩ Việt Nam trong bài thơ “Cô gái mũ nồi xanh”, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp nối để liên kết câu.
Trả lời
Nhìn thấy hình ảnh những người chiến sĩ Việt Nam đội mũ nồi xanh, tâm hồn em bỗng tràn ngập sự tự hào và lòng biết ơn. Họ không chỉ là những biểu tượng của sự can đảm và trách nhiệm quốc gia mà còn là những đại diện xuất sắc cho tinh thần đoàn kết và hợp tác quốc tế. Công việc của họ không chỉ là nhiệm vụ cá nhân mà còn là sự đóng góp lớn lao cho sự hòa bình và an ninh thế giới. Họ đang xây dựng và gìn giữ hình ảnh của người lính Việt Nam trên đấu trường quốc tế, nơi mà họ được biết đến với tinh thần hữu nghị, tôn trọng, và khả năng hòa giải. Hình ảnh của họ là nguồn động viên mạnh mẽ, gợi lên lòng quê hương và niềm tự hào trong trái tim em. Đồng thời, nó cũng khẳng định rằng người Việt Nam không chỉ chăm chỉ bảo vệ lãnh thổ mình mà còn tích cực góp phần vào sự hòa bình và phát triển toàn cầu. Cảm giác này là nguồn động lực lớn, khích lệ em hướng tới một tương lai nơi mà tình đoàn kết và trách nhiệm quốc tế được đặt lên hàng đầu.
Góc sáng tạo: Trò chơi: Trại hè quốc tế trang 111
Câu 1 trang 111 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Mỗi tổ đóng vai một đội học sinh (của Việt Nam hoặc của một nước mà các em biết), thực hiện các việc sau:
a) Chuẩn bị tranh ảnh, thông tin về nước đó (có thể viết và trang trí trên giấy khổ lớn).
b) Chuẩn bị một câu chuyện (hoặc bài hát, bài thơ) về nước đó.
Trả lời
a) Một số thông tin về nước Lào
– Vị trí: Nằm ở bán đảo Đông Dương khu vực Đông Nam Á
– Diện tích: 236.800km2
– Dân số: 7,4 triệu người
– Đất nước chủ yếu là đồi núi, còn lại là cao nguyên và bình nguyên, sông Mekong chảy dọc biên giới phía tây Lào, dãy Trường Sơn chạy dọc biên giới phía đông. Được thiên nhiên ưu đãi, Lào có nguồn tài nguyên dồi dào và phong phú về lâm, nông nghiệp, khoáng sản, như gỗ, thạch cao, thiếc, khí đốt… và có hệ thống sông ngòi giàu nguồn lợi thủy sản và phù sa.
b)
Bài thơ: Quan hệ Đặc biệt Việt Lào
Mối tình hữu nghị Việt Lào
Bác Hồ vĩ đại đã ngợi ca là:
“Việt Lào hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nước Hồng Hà Cửu Long”
Chủ tịch Xu Pha Nu Vông
Chủ tịch Kay Xỏn chùng lòng ngợi ca
“Mối tình Lào Việt chúng ta
Còn cao hơn núi, còn dài hơn sông”
Việt Lào hạt gạo cắn đôi
Cuộng rau chẻ nửa, típ xôi chia cùng
Bác Hồ căn dặn non sông,
Giúp bạn Lào, ấy là cùng giúp ta
Đội quân tình nguyện lập ra
Việt Lào sát cánh đánh tan quân thù
Hai nước độc lập tự do
Ngày càng đoàn kết ấm no dân làng
Quan hệ đặc biệt vững vàng
Đơm hoa kết trái đàng hoàng bên nhau
Ngày xưa cha lập công đầu
Ngày nay con bước sang Lào theo cha*
Cùng bạn viết tiếp bài ca
Tươi xanh bền vững giao hòa song phương
Xưa chiến trường, nay thị trường
Chung tay toàn diện xây tương lai giầu
Việt Lào – Lào Việt bên nhau
Sánh cùng khu vực toàn cầu vươn xa.
Tp Hồ Chí Minh, tháng 10/2021
Tác giả: Anh hùng LLVTND Lê Văn Đình
Câu 2 trang 111 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Các đội lần lượt giới thiệu về đất nước mà mình đại diện, trả lời câu hỏi của các bạn.
Trả lời
– HS lần lượt giới thiệu về đất nước mà mình đại diện, trả lời câu hỏi của các bạn.
Câu 3 trang 111 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Chơi một số trò chơi phù hợp với điều kiện của lớp (thi hát, thi kể chuyện hoặc đọc thơ, kéo co,…).
Trả lời
– Em và các bạn cùng chơi trò chơi.
Tự đánh giá: Đua tài sáng tạo trang 112, 113
A. Đọc và làm bài tập
Đua tài sáng tạo
Tại cuộc thi rô bốt quốc tế 2013 tổ chức ở Phi-lip-pin, đội học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thành phố Hồ Chí Minh, đã trở thành nhà vô địch mới. Các đội của hai trường tiểu học Vietkids và Đoàn Thị Điểm (Hà Nội). đoạt giải Xuất sắc.
Cuộc thi rô bốt quốc tế năm 2014 cũng đánh dấu thành công của Việt Nam với 7 giải cao, trong đó học sinh Hà Nội đoạt 5 giải. Tại cuộc thi năm 2016, các đội tuyển của Trường Tiểu học Trần Cao Văn và Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) đã giành 2 giải Nhất.
Việt Nam cũng đôi 7 lần đoạt chức Vô địch trong các cuộc thi rô bốt quốc tế ABU dành cho sinh viên đại học từ năm 2002:
Các cuộc thi không chỉ giúp các bạn trẻ phát huy sáng tạo về công nghệ, phát triển kĩ năng tự học, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề mà còn là dịp để giao lưu, tăng cường tình hữu nghị giữa tuổi trẻ các dân tộc.
LÊ HOÀNG tổng hợp
Câu hỏi và bài tập
Câu 1 trang 113 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tại cuộc thi rô bốt quốc tế năm 2013, đội tuyển nào vô địch? Tìm ý đúng:
a) Đội tuyển học sinh tiểu học Phi-lip-pin.
b) Đội tuyển Trường Tiểu học Vietkids.
c) Đội tuyển Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm.
d) Đội tuyển Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Trả lời
Ý đúng: d
Câu 2 trang 113 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Theo bài đọc, tại các cuộc thi rõ bốt quốc tế năm 2014 và 2016, học sinh Việt Nam đoạt tổng cộng mấy giải cao? Tìm ý đúng:
a) 9 giȧi
bị 7 giải
d) 5 giȧi
d) 2 giải
Trả lời
Ý đúng: a
Câu 3 trang 113 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Nước nào 7 lần đoạt chức vô địch trong các cuộc thi rô bốt quốc tế ABU dành cho sinh viên đại học từ năm 2002 đến 2020? Tìm ý đúng.
a) Nhật Bản
b) Thái Lan
c) Trung Quốc
d) Việt Nam
Trả lời
Ý đúng:d
Câu 4 trang 113 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Các cuộc thi rô bốt quốc tế có ý nghĩa gì?
Trả lời
Các cuộc thi không chỉ giúp các bạn trẻ phát huy sáng tạo về công nghệ, phát triển kĩ năng tự học, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề mà còn là dịp để giao lưu, tăng cường tình hữu nghị giữa tuổi trẻ các dân tộc.
Câu 5 trang 113 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về kết quả của các đội tuyển Việt Nam trong một số kì thi rô bốt quốc tế
Trả lời
Các đội tuyển rô bốt của Việt Nam đã gặt hái nhiều thành công ấn tượng trong các kì thi quốc tế với sự sáng tạo và kiến thức vững về công nghệ. Qua những cuộc đua đầy kịch tính, các en học sinh, sinh viên và kỹ sư trẻ Việt Nam đã chứng tỏ tài năng và sức mạnh cạnh tranh của mình trong cộng đồng quốc tế về lĩnh vực rô bốt. Với sự kiên trì và đam mê, các đội tuyển đã đánh bại nhiều đối thủ mạnh mẽ để đạt được vị thế cao trong các cuộc thi quốc tế về rô bốt. Điều này không chỉ là minh chứng cho sự phát triển vững mạnh của giáo dục và nghiên cứu khoa học công nghệ ở Việt Nam mà còn là niềm tự hào của cả đất nước. Những thành công này không chỉ tạo ra cơ hội mới cho các tài năng trẻ nước nhà mà còn nâng cao uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp 4.0. Đồng thời, chúng cũng là nguồn động viên lớn, khích lệ tinh thần sáng tạo và nghiên cứu cho thế hệ trẻ, giúp họ tự tin bước vào thế giới đầy thách thức và cơ hội của công nghệ.
B. Tự nhận xét
Câu 1 trang 113 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Trả lời:
Em tự đánh giá mức độ đạt yêu cầu trong bài làm của mình.
Câu 2 trang 113 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Trả lời
Em tự nhận xét về những điều mình cần cố gắng.
Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 14: Gương kiến quốc
Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2
Bài 16: Cánh chim hoà bình
Bài 17: Vươn tới trời cao
Bài 18: Sánh vai bè bạn
Bài 19: Ôn tập cuối năm học