Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 2: Bạn nam, bạn nữ
Chia sẻ và đọc: Lớp trưởng lớp tôi trang 19
Chia sẻ
Câu hỏi 1 trang 19 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em hiểu như thế nào về nội dung của các thành ngữ, tục ngữ sau?
a, Trai tài gái đảm
b, Trai mà chi, gái mà chi
Sinh con có nghĩa có nghì là hơn
Trả lời:
a, Tài là tài năng, đảm là đảm đang => Trai gái đều giỏi giang cả
b, Khi sinh con thì cả trai và gái đều quan trọng và mỗi người đều có giá trị riêng.
Câu hỏi 2 trang 19 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Theo em, cả nam và nữ cần có những phẩm chất gì?
Trả lời:
Theo em, cả nam và nữ cần có những phẩm chất: trung thực, trách nghiệm, chăm chỉ, yêu nước, nhân ái
Câu hỏi 3 trang 19 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em thích phẩm chất nào nhất:
– Ở một bạn nam?
– Ở một bạn nữ?
Trả lời:
Em thích phẩm chất:
– Ở một bạn nam là trách nhiệm
– Ở một bạn nữ là chăm chỉ
Bài đọc 1
Vân được bầu làm lớp trưởng
Cuối giờ học, tụi con trai chúng tôi kéo nhau ra một góc, bình luận sôi nổi. Lâm “Voi” nói tướng lên:
– Lớp trưởng gì mà vừa gầy vừa thấp bé, chẳng có dáng tí nào!
Quốc “Lém” lên tiếng:
– Lớp trưởng phải nhanh nhảu. Cái Vân thì cạy răng chẳng nói nửa lời.
Riêng tôi, tôi quan niệm lớp trưởng phải học giỏi. Vân chỉ được cái chăm chỉ, chứ học chẳng hơn tôi.
Giờ trả bài hôm qua, Vân được 10 điểm, tôi chỉ được 5, lí do là khi điền bản đồ, tôi đã “sơ tán” Hoà Bình lên tận biên giới.
Vân làm lớp trưởng hôm trước thì hôm sau đã có nhiều chuyện đáng nhớ. Trống xếp hàng được một lúc, Quốc mới hốt hải chạy đến, lắp bắp:
– Chết tớ rồi! Hôm nay đến phiên trực nhật, tớ lại ngủ quên.
Cả bọn hoảng quá. Nhưng vào lớp, chúng tôi rất ngạc nhiên: Lớp sạch như lau, bàn ghế ngay ngắn. Trên bảng là dòng chữ nắn nót của Vân: “Thứ… ngày… tháng… năm…”. Lâm trố mắt nhìn, còn Quốc thì thở phào.
Buổi chiều, chúng tôi đi lao động. Đứa nào đứa nấy mồ hôi đẫm lưng. Bỗng Lâm kêu toáng lên:
– Kem! Kem! Các cậu ơi!
Chúng tôi ùa tới. Vân mồ hôi nhễ nhại, đang nhanh nhẹn chia kem cho mọi người.
Quốc vừa ăn vừa tấm tắc:
– Lớp trưởng “tâm lí quá! À, bạn lấy thùng kem ở đâu ra thế?
– Bà hàng kem cho mượn đấy. Còn tiền là của chi đội làm lao động hè….
Bây giờ, có ai hỏi về lớp trưởng lớp tôi, tôi sẽ tự hào nói: “Vân không chỉ học chăm mà còn học rất giỏi.”. Hỏi Lâm, chắc nó sẽ oang oang: “Vân nhỏ người thật nhưng xốc vác lắm đấy”. Còn Quốc chẳng phải hỏi, cũng sẽ khoe ngay: “Vân hiền lành, ít nói mà giỏi đảo để, ai cũng phải nể phục.”
Theo Lương Tố Nga
Câu hỏi 1 trang 21 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nhân vật “tôi” và các bạn Lâm, Quốc mong muốn có một lớp trưởng như thế nào?
Trả lời:
Nhân vật “tôi” và các bạn Lâm, Quốc mong muốn có một lớp trưởng cao ráo, nhanh nhảu, học giỏi.
Câu hỏi 2 trang 21 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao khi Vân mới được bầu làm lớp trưởng, một số bạn cảm thấy không tin tưởng?
Trả lời:
Khi Vân mới được bầu làm lớp trưởng, một số bạn cảm thấy không tin tưởng vì Vân vừa gầy vừa thấp bé, ít nói và chăm chỉ chứ không không học giỏi.
Câu hỏi 3 trang 21 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Các bạn đã thay đổi cách nghĩ về lớp trưởng Vân như thế nào?
Trả lời:
Các bạn đã thay đổi cách nghĩ về lớp trưởng Vân rằng Vân là người vừa giỏi vừa chăm chỉ, xốc vác và hiền lành.
Câu hỏi 4 trang 21 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Điều gì đã khiến các bạn thay đổi suy nghĩ về Vân?
Trả lời:
Các bạn thay đổi suy nghĩ về Vân vì những hành động và thực lực của Vân.
Câu hỏi 5 trang 21 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nếu là một thành viên trong lớp, em sẽ nói gì về lớp trưởng Vân?
Trả lời:
Nếu là một thành viên trong lớp, em sẽ nói rằng Vân là một người tháo vát, biết quan tâm đến mọi người.
Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về bình đẳng giới trang 21
Câu hỏi 1 trang 21 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm đọc thêm ở nhà:
– Hai câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về bình đẳng giới (những phẩm chất tốt của bạn nam, bạn nữ; cách cư xử tôn trọng, bình đẳng với bạn khác giới;…)
– 1 bài văn tả người (hoặc 1 bài báo về bình đẳng giới).
Trả lời:
Bài thơ: Khen 11 cháu dân quân gái thành phố Huế
Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường
Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường
Bác khen các cháu dân quân gái
Đánh giặc Hoa Kỳ phai nát xương
Tháng 3 năm 1968
Câu hỏi 2 trang 21 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết vào phiếu đọc sách:
Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc).
Trả lời:
– Bài thơ: Khen 11 cháu dân quân gái thành phố Huế
– Tác giả: Hồ Chí Minh
– Em đọc bài thơ cảm thấy rất xúc động với hình ảnh các chị dân quân vững tay súng chống lại giặc Mỹ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Viết: Tả người (Cấu tạo của bài văn) trang 22, 23
Nhận xét 1 trang 22 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Bài văn dưới đây có mấy đoạn? Nêu tóm tắt nội dung từng đoạn.
Hạng A Cháng
Nhìn thân hình cân đối của Hạng A Cháng, tất cả các cụ giả trong làng đều tấm tắc:
– A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khoẻ quá! Đẹp quá!
A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh
Anh đến chuồng trâu dắt con trâu béo nhất, khỏe nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cây của người Mông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
Tới nương, A Cháng mắc cây xong, quát một tiếng “Mổng!” và bây giờ chỉ còn chăm chắm vào công việc… Hai tay A Cháng nắm đốc cây, mắt nhìn thế ruộng, nhìn đường cây, thân hình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tạt phải theo đường cày uốn vòng trên hình ruộng bậc thang như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp…
Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Mông đang định cư ở chân núi Tơ Bo.
Theo Ma Văn Kháng
Trả lời:
Bài văn có 3 đoạn
Đoạn 1 từ đầu đến “Đẹp quá!”: giới thiệu người định tả là Hạng A Cháng.
Đoạn 2 từ “A Cháng đẹp…gấp gấp…”: miêu tả ngoại hình và hoạt động của Hạng A Cháng
Đoạn 3 là còn lại: ca ngợi sức lực tràn trề cúa A Cháng.
Nhận xét 2 trang 22 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Xếp các đoạn văn trên vào mỗi phần phủ hợp: mở bài, thân bài, kết bài.
Trả lời:
Đoạn 1 là mở bài
Đoạn 2 là thân bài
Đoạn 3 là kết bài
Luyện tập trang 23 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Bài văn sau đây có những điểm nào giống và khác bài văn Hạng A Cháng
a, Về cấu tạo?
b, Về trình tự miêu tả?
Trả lời:
a, Về cấu tạo: bài văn chị Hà có cấu tạo đủ 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài
b, Về trình tự miêu tả: hai bài văn giống nhau về trình tự miêu tả đều bắt đầu từ giới thiệu người được tả, tả ngoại hình, tả tính cách và nêu cảm nghĩ về người được tả
Nói và nghe: Trao đổi: Bạn nam, bạn nữ trang 24
Câu hỏi trang 24 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chọn 1 trong 2 đề sau:
1, Phát biểu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong truyện Lớp trưởng lớp tôi (trang 20-21)
2, Phát biểu cảm nghĩ của em về câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi
Trả lời:
Gợi ý. Lựa chọn đề 1
Một trong những câu chuyện để lại cho em ấn tượng nhất là câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi. Trong chuyện có rất nhiều nhân vật nhưng em thích nhất là nhân vật lớp trưởng Vân. Vân có dáng người gầy, thấp bé nhưng luôn xốc vác trong công việc. Bên cạnh đó Vân là một cô gái ít nói nhưng Vân luôn tâm lý với các bạn trong lớp. Thông qua Vân em học được nhiều tính tốt như luôn quan tâm đến bạn bè, biết sẻ chia…
Đọc: Muôn sắc hoa tươi trang 25
Muôn sắc hoa tươi
Thời gian có đêm và ngày
Thời tiết lúc mưa lúc nắng
Trái Đất này sẽ buồn lắm
Nếu thiếu bạn hay vắng tôi.
Chẳng ai đặc biệt hơn người
Chỉ vì là trai hay gái
Bạn nữ đẹp xinh, tài giỏi
Bạn nam khỏe mạnh, thông minh.
Yêu sao lớp của chúng mình
Gái trai chan hòa đoàn kết
Đua nhau chăm học, chăm làm
Lúc nào cũng vui như Tết
Sẽ chẳng ai là phái yếu
Hãy luôn tự tin, bạn ơi!
Chúng ta đều là phái mạnh
Khi chung sức giúp mọi người.
Ai cũng quan trọng trên đời
Mỗi người một ngôi sao nhỏ
Trường ta muôn sắc hoa tươi
Bởi bạn và tôi ở đó
Đặng Tuệ Lâm
Câu hỏi 1 trang 25 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hai khổ thơ đầu?
Trả lời:
Qua hai khổ thơ đầu, tác giả muốn nói rằng con trai hay con gái đều bình đẳng như nhau như thời gian thì có ngày có đêm, thời tiết lúc nắng lúc mưa và thiếu một trong hai người đều không được.
Câu hỏi 2 trang 25 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao “lớp của chúng mình” rất đáng yêu?
Trả lời:
Lớp của chúng mình đáng yêu vì các bạn trai, bạn gái đoàn kết với nhau, chăm học, chăm làm, có không khí vui tươi.
Câu hỏi 3 trang 25 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Khổ thơ 4 khẳng định điều gì?
Trả lời:
Khổ thơ 4 khẳng định con trai và con gái là bình đẳng. Mỗi người đều có giá trị của riêng mình và khi chúng ta giúp đỡ mọi người ta đều là phái mạnh.
Câu hỏi 4 trang 25 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm trong khổ thơ cuối một hình ảnh đẹp thể hiện ý nghĩa của bài thơ.
Trả lời:
Hình ảnh đẹp thể hiện ý nghĩa của bài thơ là một ngôi sao nhỏ. Tác giả ví mỗi người là một ngôi sao nhỏ luôn tự tỏa sáng và chung sức tỏa sáng cả bầu trời đêm.
Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang trang 26, 27
Nhận xét trang 26 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nhận xét về vị trí và tác dụng của mỗi dấu gạch ngang trong mẩu truyện dưới đây:
Quà tặng bố
Một bữa, Pa-xcan đi đầu về khuya, thấy bố mình – một viên chức tài chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. Anh rón rén lại gần. Ông bố vẫn mải mê với những con số: Ông đang phải kiểm tra sổ sách.
“Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao!” Pa-xcan nghĩ thầm. Trong óc chàng sinh viên trẻ tuổi chợt loé lên một tia sáng. Anh lặng lẽ rút về phòng mình và vạch một sơ đồ gì đó lên giấy.
Mươi hôm sau, ông bố rất ngạc nhiên thấy con ôm một vật gì kì lạ đặt lên bàn của ông.
– Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bót nhức đầu vì những con tính. – Pa-xcan nói.
Thì ra, đó là một chiếc máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.
Theo Lê Nguyên Long – Phạm Ngọc Toàn
Trả lời:
– Vị trí của dấu gạch ngang: ở đầu câu và ở giữa câu
– Tác dụng của dấu gạch ngang: đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và đánh dấu bộ phận chú thích hoặc giải thích
Luyện tập 1 trang 27 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn truyện dưới đây:
Một hôm, Hưng chạy chơi đâu về, thấy một vết mực loang trên bức tranh chiếc tàu thủy – bức tranh mà Hưng vừa mới vẽ, tô màu cẩn thận. Hưng nghĩ ngay là anh Hà đánh đổ mực vào bức tranh. Hưng òa lên khóc.
– Làm sao thế con? – Mẹ hỏi.
– Anh Hà… – Hưng vừa nói vừa khóc nức nở. – Anh Hà đánh đổ mực ra tranh của con!
– Không phải đâu. – Mẹ nói. – Tại con mèo đấy. Lúc nãy, nó làm đổ mực tung tóe, anh Hà đã lau bàn và lọ mực, nhưng tranh của con thì không lau được.
Đêm hôm ấy, nằm cạnh anh Hà, Hưng rất khó ngủ và hình như anh Hà cũng thế. Hưng cố gắng lấy can đảm làm lành trước…
Theo Xuân Quỳnh
Trả lời:
Dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong truyện là những dấu gạch ngang đỏ im đậm
Một hôm, Hưng chạy chơi đâu về, thấy một vết mực loang trên bức tranh chiếc tàu thủy – bức tranh mà Hưng vừa mới vẽ, tô màu cẩn thận. Hưng nghĩ ngay là anh Hà đánh đổ mực vào bức tranh. Hưng òa lên khóc.
– Làm sao thế con? – Mẹ hỏi.
– Anh Hà… – Hưng vừa nói vừa khóc nức nở. – Anh Hà đánh đổ mực ra tranh của con!
– Không phải đâu. – Mẹ nói. – Tại con mèo đấy. Lúc nãy, nó làm đổ mực tung tóe, anh Hà đã lau bàn và lọ mực, nhưng tranh của con thì không lau được.
Đêm hôm ấy, nằm cạnh anh Hà, Hưng rất khó ngủ và hình như anh Hà cũng thế. Hưng cố gắng lấy can đảm làm lành trước…
Luyện tập 2 trang 27 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Cần thêm dấu gạch ngang vào vị trí nào trong đoạn truyện sau để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích?
“Sáng Chủ nhật, chúng ta có buổi tham quan nông trại. Các em nhớ mang bút và sổ tay để ghi chép, chuẩn bị ý cho bài viết sắp tới nhé!” đó là thông báo của cô giáo chủ nhiệm từ buổi chiều thứ Nam. Lan háo hức lắm. Cô bé thấy thời gian trôi thật chậm, mãi mà không tới Chủ nhật.
Theo Nhật An
Trả lời:
“Sáng Chủ nhật, chúng ta có buổi tham quan nông trại. Các em nhớ mang bút và sổ tay để ghi chép, chuẩn bị ý cho bài viết sắp tới nhé!” – đó là thông báo của cô giáo chủ nhiệm từ buổi chiều thứ Nam. Lan háo hức lắm. Cô bé thấy thời gian trôi thật chậm, mãi mà không tới Chủ nhật.
Viết: Luyện tập tả người (Quan sát) trang 27, 28
Câu hỏi 1 trang 27 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc lại và tóm tắt bài Hạng A Cháng (trang 22) hoặc bài Chị Hà (trang 23) theo gợi ý sau:
a, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về ngoại hình của nhân vật?
b, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về hoạt động, tính cách của nhân vật?
c, Để miêu tả các đặc điểm trên, tác giả đã quan sát bằng những cách nào?
Trả lời:
a, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật về ngoại hình của nhân vật: dáng người thon mảnh, nước da trắng, tóc mai dài, má có tàn nhang
b, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật về hoạt động, tính cách của nhân vật: sôi nổi, nói nhiều, năng nổ
c, Để miêu tả các đặc điểm trên, tác giả đã quan sát bằng các giác quan
Câu hỏi 2 trang 28 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Quan sát một người bạn đang học tập (hoặc lao động, vui chơi), ghi lại kết quả quan sát theo gợi ý sau:
Trả lời:
Bạn của em là Tùng
– Đặc điểm nổi bật về ngoại hình
+ Dáng người cao ráo, khỏe mạnh, hơi gầy
+ Nước da ngăm
+ Tóc đầu đinh
+ Mắt đen
– Những đặc điểm nổi bật về hoạt động, tính cách
+ Có sức bền và tốc độ chạy nhanh
+ Có một nguồn năng lượng tích cực, một trái tim tràn đầy nhiệt huyết
+ Học tập chăm chỉ
Đọc: Dây thun xanh, dây thun đỏ trang 28, 29
Câu hỏi 1 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Thấy Dũng cả tuần không mua xôi, Ly nghĩ gì?
Trả lời:
Thấy Dũng cả tuần không mua xôi, Ly nghĩ anh dành tiền để chơi điện tử
Câu hỏi 2 trang 29 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao suốt một tuần, Dũng không mua gói xôi nào?
Trả lời:
Suốt một tuần, Dũng không mua gói xôi nào vì để dành tiền mua quà sinh nhật cho Ly
Câu hỏi 3 trang 30 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em có suy nghĩ gì về việc làm của Dũng?
Trả lời:
Em thấy việc làm của Dũng thể hiện tình thương yêu và quan tâm đối với em gái Ly.
Câu hỏi 4 trang 30 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em hiểu vì sao mẹ cũng vui với niềm vui bất ngờ của Ly?
Trả lời:
Mẹ cũng vui với niềm vui bất ngờ của Ly vì mẹ thấy hai anh em thương yêu nhau, anh Dũng đã lớn khôn.
Câu hỏi 5 trang 30 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nếu là Ly, em sẽ nói gì với anh Dũng, nói gì với mẹ?
Trả lời:
– Nếu là Ly, em sẽ nói cảm ơn anh Dũng vì món quà sinh nhật mà em luôn mong ước và đã luôn yêu thương em
– Nếu là Ly, em sẽ nói cảm ơn mẹ vì bữa tiệc sinh nhật và cho con một người anh tuyệt vời.
Viết: Trả bài viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học trang 29, 30
1. Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.
2. Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,…
3. Đọc kĩ lời nhận xét của cô giáo, tự sửa đoạn văn của mình.
4. Đổi bài cho bạn để kiểm tra sửa lỗi.
Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo trang 30
Câu hỏi 1 trang 30 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về sự bình đẳng giữa nam và nữ hoặc về một bạn thiếu nhi được nhiều người quý mến.
Trả lời:
Chuyện: “Chuyện thần kỳ ở vương quốc giày”
Câu hỏi 2 trang 30 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trao đổi về nội dung tác phẩm được giới thiệu.
a, Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong tác phẩm? Nêu tình cảm, cảm xúc của em về nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) đó.
b, Tác phẩm đó nói lên điều gì?
Trả lời:
a, Em thích nhân vật công chúa Hoa Thủy Tiên. Em thấy công chúa rất dũng cảm, dám nghĩ dám làm đêt thực hiện ước mơ trở thành một nghệ nhân đóng giày tài ba nhất vương quốc
b, Tác phẩm đó nói lên thông điệp mỗi người đều xứng đáng được đi đôi giày phù hợp trên con đường đam mê do chính họ lựa chọn. Bất kể giới tính nào, mọi áp đặt mà xã hội đè nặng lên bạn đều không phải là lý do để bạn từ bỏ.
Đọc: Cuộc họp bí mật trang 30, 31, 32
Câu hỏi 1 trang 32 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em hiểu thầy giáo muốn nhắn nhủ điều gì với các học sinh nam khi yêu cầu Đi-tô và Giu-ri-cô giúp đỡ Ê-lê-na?
Trả lời:
Thầy giáo muốn nhắn nhủ với các bạn nam rằng cần quan tâm và ân cần với các bạn nữ.
Câu hỏi 2 trang 32 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao Ê-lê-na vẫn khóc mặc dù đã được Đi-tô và Diu-ri-cô đến giúp, nhưng cô bé lại nín khóc ngay khi được Xa-sa giúp đỡ?
Trả lời:
Ê-lê-na vẫn khóc mặc dù đã được Đi-tô và Diu-ri-cô đến giúp, nhưng cô bé lại nín khóc ngay khi được Xa-sa giúp đỡ vì Ê-lê-na được Xa-sa an ủi, giúp đỡ một cách nhẹ nhàng, ân cần.
Câu hỏi 3 trang 32 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Thầy giáo quyết định tổ chức cuộc họp với các học sinh nam để làm gì? Theo em, vì sao thầy giáo tổ chức cuộc họp đó một cách bí mật?
Trả lời:
Thầy giáo quyết định tổ chức cuộc họp với các học sinh nam để giúp các bạn học sinh nam biết cách quan tâm, giúp đỡ bạn nữ
Theo em, thầy giáo tổ chức cuộc họp đó một cách bí mật vì các bạn nam cần không gian riêng tư để họp và tạo bất ngờ cho các bạn nữ
Câu hỏi 4 trang 32 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Ngoài những điều thầy giáo nói, theo em, các bạn nam, bạn nữ cần có thêm đức tính gì?
Trả lời:
Ngoài những điều thầy giáo nói, theo em, các bạn nam, bạn nữ cần có thêm đức tính nhẫn nại, chăm chỉ, trung thực, yêu nước, nhân ái…
Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu gạch ngang trang 32, 33
Câu hỏi 1 trang 32 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn truyện dưới đây:
Tôi đến nhà Xtác-đi – ở ngay trước trường – và trông thấy cái tủ sách của cậu ấy, tôi thấy thèm quá.
Xtác-đi không mua được nhiều sách – nhà cậu ấy không giàu – nhưng cậu ấy bảo quản sách rất cẩn thận và dành tất cả số tiền mình có vào việc mua sách. Bằng cách ấy, Xtác-đi đã có một tủ sách nhỏ.
Theo A-mi-xi
Trả lời:
Dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn truyện được in đậm và tô đỏ
Tôi đến nhà Xtác-đi – ở ngay trước trường – và trông thấy cái tủ sách của cậu ấy, tôi thấy thèm quá.
Xtác-đi không mua được nhiều sách – nhà cậu ấy không giàu – nhưng cậu ấy bảo quản sách rất cẩn thận và dành tất cả số tiền mình có vào việc mua sách. Bằng cách ấy, Xtác-đi đã có một tủ sách nhỏ.
Câu hỏi 2 trang 32 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm 4 vị trí có thể thêm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn truyện sau:
Sáng Chủ nhật, mẹ đi vắng, chỉ có hai anh em Sơn ở nhà.
– Sơn ơi! Chợt có tiếng mẹ gọi. Mẹ về rồi đây!
Sơn chạy vội ra đón mẹ rồi nhanh nhẹn rót nước, mời mẹ:
– Mẹ uống nước đi ạ. Giọng Sơn đang hăm hở bỗng trở nên lúng túng. Mẹ ơi, từ lúc mẹ đi chợ, em vẫn chơi ngoan nhưng con mới chỉ kịp quét nhà, đun nước thôi ạ…
Mẹ cười:
– Thế là con làm được nhiều việc giúp mẹ rồi. Này nhé: Con chơi với em, quét nhà sạch sẽ, lại còn đun nước. Vậy là được ba việc rồi. Con trai của mẹ ngoan quá!
Theo Vũ Anh
Trả lời:
Sáng Chủ nhật, mẹ đi vắng, chỉ có hai anh em Sơn ở nhà.
– Sơn ơi! – Chợt có tiếng mẹ gọi. – Mẹ về rồi đây!
Sơn chạy vội ra đón mẹ rồi nhanh nhẹn rót nước, mời mẹ:
– Mẹ uống nước đi ạ. – Giọng Sơn đang hăm hở bỗng trở nên lúng túng. – Mẹ ơi, từ lúc mẹ đi chợ, em vẫn chơi ngoan nhưng con mới chỉ kịp quét nhà, đun nước thôi ạ…
Mẹ cười:
– Thế là con làm được nhiều việc giúp mẹ rồi. Này nhé: Con chơi với em, quét nhà sạch sẽ, lại còn đun nước. Vậy là được ba việc rồi. Con trai của mẹ ngoan quá!
Câu hỏi 3 trang 33 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết lại đoạn văn dưới đây, sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
Ai cũng khen bạn Vân (lớp trưởng lớp tôi) là một cán bộ lớp gương mẫu. Thực ra, lúc đầu, chúng tôi (mấy anh chàng hay coi thường con gái) không tin Vân làm được lớp trưởng. Nhưng bây giờ thì khác rồi, cả lớp đều bị Vân thuyết phục…
Theo Kim Ngân
Trả lời:
Ai cũng khen bạn Vân – lớp trưởng lớp tôi – là một cán bộ lớp gương mẫu. Thực ra, lúc đầu, chúng tôi – mấy anh chàng hay coi thường con gái – không tin Vân làm được lớp trưởng. Nhưng bây giờ thì khác rồi, cả lớp đều bị Vân thuyết phục…
Góc sáng tạo: Chúng mình thật đáng yêu trang 33
Câu hỏi 1 trang 33 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chọn 1 trong 2 đề sau:
a, Viết đoạn văn nêu những phẩm chất cần có của một thiếu nhi và những việc em sẽ thực hiện để mọi người thêm yêu quý em. Trang trí hoặc vẽ minh họa cho bài viết.
b, Viết đoạn văn giới thiệu một bạn trong lớp mà em quý mến (giấu tên), sao cho bạn khác đọc (hoặc nghe) đoạn văn có thể biết em viết về ai. Trang trí hoặc vẽ minh họa cho bài viết.
Trả lời:
Gợi ý: Lựa chọn đề 2
Ở lớp, em có một người bạn rất thân. Bạn là một cậu trai cao ráo, khỏe mạnh. Cậu ấy cao 1m55, hơi gầy và có nước da ngăm. Nhìn bên ngoài trông bạn có vẻ mảnh khảnh nhưng thực ra cậu ấy có dáng người rắn rỏi và khỏe khoắn lắm. Cả đội bóng ở trường, không ai có sức bền và tốc độ chạy nhanh như của bạn. Lúc nào bạn cũng cắt kiểu tóc đầu đinh, khiến cái đầu trông tròn như trái bóng. Cậu ấy có vầng trán rộng, đôi mắt đen sáng ngời mà nụ cười luôn rạng rỡ trên môi. Ở bạn, em luôn cảm nhận được một nguồn năng lượng tích cực, một trái tim tràn đầy nhiệt huyết và đam mê với bóng đá. Tuy say mê đá bóng, nhưng không bao giờ bạn chểnh mảng việc học. Cậu ấy luôn hoàn thành các bài tập mà thầy cô giao, hăng hái phát biểu trong giờ học. Vì vậy mà tuy không phải là học sinh giỏi, bạn vẫn được thầy cô yêu quý.
Câu hỏi 2 trang 33 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1:
Học sinh tự thực hiện
Tự đánh giá: Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái trang 34, 35
A. Đọc và làm bài tập
Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái
Chiến dịch toàn cầu “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” được UNESCO phát động nhằm bảo vệ những tiến bộ đạt được trong giáo dục trẻ em gái, đảm bảo cho việc học tập của các em được liên tục và an toàn.
Tại Việt Nam, từ tháng 8 đến giữa tháng 9 năm 2021, chiến dịch nhận được 50 câu chuyện truyền cảm hứng về các bạn nhỏ trên khắp mọi miền đất nước. Đó là chuyện một cô gái Tày từng đi bộ 40 ki-lô-mét đến trường, nay trở thành nữ doanh nhân thành đạt. Một cô gái Xtiêng đã bỏ qua lời ngăn cản để đạt được ước mơ trở thành nhiếp ảnh gia. Một nữ giảng viên người Thái vượt qua bao gian khó tuổi thơ, trở thành người đi đầu trong các hoạt động trao quyền cho phụ nữ,… Họ có được điều đó là nhờ không từ bỏ con đường học tập của mình. Những câu chuyện đời thực ấy góp phần truyền cảm hứng cho trẻ em gái tiếp tục hành trình học tập hướng tới tương lai.
Như một làn gió lành, “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” nhen lên khát khao, giúp trẻ em gái hoàn thành ước mơ của mình.
Theo Thu Hà
Câu hỏi 1 trang 35 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chiến dịch “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” được phát động nhằm mục đích gì? Tìm các ý đúng:
a) Nhằm bảo vệ những tiến bộ đạt được trong giáo dục trẻ em gái.
b) Nhằm đảm bảo cho việc học tập của trẻ em gái được liên tục.
c) Nhằm đảm bảo cho việc học tập của trẻ em gái được an toàn.
d) Nhằm thu thập những câu chuyện về việc học của trẻ em gái.
Trả lời:
a) Nhằm bảo vệ những tiến bộ đạt được trong giáo dục trẻ em gái.
b) Nhằm đảm bảo cho việc học tập của trẻ em gái được liên tục.
c) Nhằm đảm bảo cho việc học tập của trẻ em gái được an toàn.
Câu hỏi 2 trang 35 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nhờ đâu mà nhân vật trong những câu chuyện được gửi tới chiến dịch có thể hoàn thành ước mơ của mình? Tìm ý đúng:
a) Nhờ được nghe nhiều câu chuyện truyền cảm hứng từ những người thành đạt.
b) Nhờ được tham gia chiến dịch “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái”.
c) Nhờ đi nhiều nơi và tham gia các hoạt động trao quyền cho phụ nữ.
d) Nhờ quyết tâm vượt khó, không từ bỏ con đường học tập.
Trả lời:
d) Nhờ quyết tâm vượt khó, không từ bỏ con đường học tập.
Câu hỏi 3 trang 35 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Những câu chuyện mà chiến dịch nhận được có tác dụng gì? Tìm các ý đúng:
a) Giới thiệu một chiến dịch hoạt động vì quyền lợi của trẻ em gái.
b) Tạo động lực cho trẻ em gái nỗ lực học tập, biến ước mơ thành hiện thực.
c) Kể về điều kiện học tập còn nhiều khó khăn của trẻ em gái dân tộc thiểu số.
d) Truyền cảm hứng để trẻ em gái có những khát khao về một tương lai tốt đẹp.
Trả lời:
a) Giới thiệu một chiến dịch hoạt động vì quyền lợi của trẻ em gái.
b) Tạo động lực cho trẻ em gái nỗ lực học tập, biến ước mơ thành hiện thực.
d) Truyền cảm hứng để trẻ em gái có những khát khao về một tương lai tốt đẹp.
Câu hỏi 4 trang 35 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết lại câu dưới đây, dùng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích trong câu.
Mục đích của chiến dịch “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” (một chiến dịch toàn cầu được UNESCO phát động) là bảo vệ những tiến bộ đạt được trong giáo dục trẻ em gái, đảm bảo cho việc học tập của các em được liên tục và an toàn.
Trả lời:
Mục đích của chiến dịch “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” – một chiến dịch toàn cầu được UNESCO phát động – là bảo vệ những tiến bộ đạt được trong giáo dục trẻ em gái, đảm bảo cho việc học tập của các em được liên tục và an toàn.
Câu hỏi 5 trang 35 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chọn 1 trong 2 để sau:
a) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một sự việc hoặc một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc đã nghe) trong Bài 2.
b) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong tác phẩm mà em đã đọc (hoặc đã nghe) về bình đẳng giới.
Trả lời:
Gợi ý: Lựa chọn đề a
Sau khi đọc “Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái” em rất khâm phục nghị lực của các nhân vật trong câu chuyện. Vì trong mọi cuộc đấu tranh người phụ nữ vẫn luôn chịu phần thiệt thòi thất bại nhiều hơn, việc mất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn thể hiện trong nhiều mặt ở cuộc sống xã hội Việt Nam chúng ta. Mỗi người khi ra đời đều xứng đáng với quyền tự do, quyền theo đuổi những ước mơ riêng tư của mình. Tuy nhiên, từ những thời kỳ xa xưa đến ngày nay, những quan điểm định sẵn về giới tính đã trở thành rào cản đáng kể, ngăn cản chúng ta thực hiện điều đó. Do đó, việc đấu tranh cho bình đẳng giới trở nên vô cùng cần thiết trong xã hội hiện đại.
B, Tự nhận xét
Học sinh tự thực hiện
Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Trẻ em như búp trên cành
Bài 2: Bạn nam, bạn nữ
Bài 3: Có học mới hay
Bài 4: Có chí thì nên
Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1
Bài 6: Nghề nào cũng quý