Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 14: Gương kiến quốc
Chia sẻ và đọc: Vua Lý Thái Tông trang 50, 51, 52
Chia sẻ
Câu hỏi 1 trang 50 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Giải ô chữ
Dựa vào gợi ý, tìm chữ cái phù hợp với mỗi ô trống để hoàn thành các từ theo từng dòng.
* Dòng 1: ngày lễ chính thức lớn nhất của một nước, thường là kỉ niệm ngày thành lập nước.
* Dòng 3: kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì mục đích chung.
* Dòng 4: yên ổn về trật tự xã hội.
* Dòng 5: bài hát chính thức của một nước, dùng khi có nghi lễ trọng thể.
* Dòng 6: lá cờ tượng trưng cho một nước.
* Dòng 8: từ đồng nghĩa với nước, nhà nước.
Trả lời
1. Quốc Khánh
3. Đoàn Kết
4. An Toàn
5. Quốc Ca
6. Quốc Kì
8. Quốc Gia
Câu hỏi 2 trang 50 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc màu xanh. Giải thích ý nghĩa của từ đó.
Trả lời
Từ trong cột màu xanh là : KIẾN QUỐC
Nghĩa của Kiến Quốc có nghĩa là xây dựng tổ quốc
Bài đọc 1: Vua Lý Thái Tông
* Nội dung bài Cậu bé và con heo đất: Bài đọc kể về cuộc đời và cách vua Lý Thái Tông vận hành cai quản đất nước với các luật lệ chính sách ông đưa ra.
Vua Lý Thái Tông
Lý Thái Tông là vị hoàng đế văn võ song toàn và nổi tiếng nhân từ. Là người rất chăm lo mở mang kinh tế, Lý Thái Tông đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp. Nhà vua còn nhiều lần tự mình làm ruộng để khích lệ thần dân. Tháng Hai năm 1038, vua cho lập đàn tế Thần Nông ở của Bố Hải. Tế xong, vua tự cầm cây xuống ruộng. Có người can rằng: “Đó là việc của nông phu, Bệ hạ cần gì làm thế?”. Vua đáp: “Trẫm không tự cấy thì lấy gì làm xôi cúng tổ tiên, lấy gì cho thiên hạ noi theo?”.
Thấy dân chúng sinh dùng hàng nước ngoài, Lý Thái Tông nghĩ ra cách xử lí rất khéo léo. Năm 1040, vua dạy cung nữ dệt gấm vóc, rồi đem hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ban cho các quan. Nhà vua làm vậy để tỏ ý là vua sẽ không dùng gấm vóc của nước Tống nữa, chỉ dùng gấm vóc sản xuất trong nước, qua đó khuyến khích nghề canh cửi.
Năm 1042, Lý Thái Tông cho soạn bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiền của nước nhà. Với việc ban hành bộ Hinh thư, nhà vua đã bãi bỏ lối xử án tuỳ tiện, nhiều khi quá hà khắc của quan lại.
Vào năm 1044, cả nước được mùa lớn, vua Thái Tông bảo: “Nếu trăm họ đã no đủ, trẫm lo gì không no đủ”. Vua liền ban lệnh giảm một nửa tiền thuế cho dân cả nước.
Một trăm năm cầm quyền của vua Lý Thái Tông và con, cháu ông là Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông được coi là thời kì hưng thịnh nhất của triều Lý. Đó cũng là thời kì các danh tướng như Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt lập những chiến công lấy lừng.
Theo NGUYỄN KHẮC THUẬN
Đọc hiểu
Câu 1 trang 52 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Vua Lý Thái Tông quan tâm phát triển nông nghiệp như thế nào?
Trả lời
Ông đã ban hành những chính sách khuyến khích nông nghiệp, và nhiều lần tự mình làm ruộng để khuyến khích nông dân
Câu 2 trang 52 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Nhà vua đã làm gì để khuyến khích người dân dùng hàng hoá trong nước?
Trả lời
Để khuyến khích người dân dùng hàng hoá trong nước nhà Vua đã dạy cung nữ dệt gấm vóc, rồi đem hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ban cho các quan để tỏ ý là vua sẽ không dùng gấm vóc của nước Tống nữa, chỉ dùng gấm vóc sản xuất trong nước, qua đó khuyến khích nghề canh cửi
Câu 3 trang 52 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm những sự việc cho thấy nhà vua luôn chăm lo đến đời sống của người dân.
Trả lời
Vào năm 1044 khi cả nước có một vụ mùa lớn, ông đã ban lệnh giảm một nửa tiền thuế cho nhân dân cả nước
Câu 4 trang 52 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Lòng yêu nước, thương dân của vua Lý Thái Tông đã đem lại kết quả thế nào?
Trả lời
Lòng yêu nước thương dân của vua Lý Thái Tông đã giúp nhà vua có được sự tin tưởng và tình cảm của người dân, những việc làm của vua đã đưa nhà Lý lên một thời kì hưng thịnh
Câu 5 trang 52 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Em thích nhất chi tiết nào trong bài đọc? Vì sao?
Trả lời
Trong bài đọc em thích nhất là chi tiết Vua đích thân xuống ruộng cày cấy. Việc làm này của vua cho em thấy rằng đối với ông vua cũng chỉ là một người bình thường cũng như bao người dân khác cũng biết cày cấy, việc làm đó giúp người dân không cảm thấy có khoảng cách với vai vế của họ và nhà vua
Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về những tấm gương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trang 52
Câu 1 trang 22 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm đọc thêm ở nhà:
– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về những tấm gương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
– 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.
Trả lời
* Câu chuyện về những tấm gương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước:
– Câu chuyện chị Võ Thị Sáu
– Thơ: Lượm
* 1 bài văn miêu tả cung cấp thông tin
Mẫu 1:
Võ Thị Sáu – một người con gái sinh ra ở vùng Đất Đỏ thuộc vùng Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu của nước Việt Nam ta ngày nay. Chị sinh năm 1933, là người con gái vô cùng thông minh, mưu trí, có tinh thần yêu nước và dũng cảm. Dù tuổi đời còn rất nhỏ nhưng chị đã tham gia làm liên lạc viên cho đoàn quân cách mạng của chúng ta và lập được rất nhiều chiến công hiển hách đáng khen thưởng.
Năm 1948, chị được cấp trên giao cho nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó chính là phải đánh phá một buổi lễ mít tinh nhằm kỷ niệm ngày chào mừng Quốc khánh của thực dân Pháp để gây nhiễu loạn và phá hoại âm mưu của kẻ thù. Tại buổi lễ mít tinh đó chị Võ Thị Sáu đã tung lựu đạn vào khán đài có tỉnh trưởng Lê Thành Trường – một lãnh đạo cấp cao của bè lũ tay sai cho thực dân Pháp để giải tán đám đông. Chính chiến công này đã giúp cho chị Võ Thị Sáu của chúng ta lập thêm nhiều chiến công khác oanh liệt hơn.
Sau đó, chị Võ Thị Sáu được cơ quan trung ương Đảng giao cho nhiệm vụ tiêu diệt kẻ gian tế, nên tháng 2 năm 1950 trong khi đi làm nhiệm vụ chị đã bị kẻ thù bắt giữ. Bọn giặc ngoại xâm đã tra tấn chị Võ Thị Sáu của chúng ta vô cùng dã man, bắt chị khai ra những đồng đội của mình. Nhưng chị anh dũng kiên quyết không khai chúng dùng nhiều thủ đoạn tra tấn tàn bạo như dùng dùi điện cho điện giật vào người chị, hay dùng dùi nung lửa nóng khoan lên người chị…Nhưng mọi hình thức tra tấn dã man thời trung cổ đó càng làm chị thêm căm hận kẻ thù chị kiên quyết không hé răng nửa lời.
Cuối cùng không làm được gì chị Võ Thị Sáu chúng buộc lòng đày chị ra Côn Đảo là nơi chuyên giam giữ và đày đọa những người tù chính trị của nước ta, là nấm mồ chôn thân của rất nhiều người anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam ta.
Tới ngày 23/1/1952, chị Võ Thị Sáu anh hùng của chúng ta bị mang ra pháp trường xử tử khi tuổi đời chỉ tròn mười chín tuổi. Cho tới sau này khi đất nước chúng ta hoàn toàn sạch bóng kẻ thù năm 1993 chị Võ Thị Sáu được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, là một trong những chiến sĩ vô cùng trẻ tuổi của ta được vinh danh thiên cổ.
Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.
Mẫu 2:
Đã là học sinh thì phải biết đến đến bài thơ Lượm do Tố Hữu – một nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác.
Bài thơ nói về Lượm, một cậu bé liên lạc thông minh, dũng cảm, nhanh nhẹn. Cậu đi thoăn thoắt, cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hẳn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Ở những câu thơ cuối, vẫn là Lượm vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như một người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ. Dù “đạn bay vèo vèo”, cái chết luôn rình rập nhưng cậu không hề sợ hãi. Trước nhiệm vụ phải truyền tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt qua tất cả, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. “Bỗng lòe chớp đỏ”, Lượm đã hi sinh trên đất mẹ quê hương và hóa thân vào dáng hình xử sở.
Tinh thần dũng cảm, sự thông minh và lòng yêu nước của Lượm sẽ là tấm gương để thế hệ trẻ Việt học hỏi.
Câu 2 trang 52 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Viết vào phiếu đọc sách:
Tên bài đọc, tác giả, tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài).
Trả lời
+ Tên bài đọc: Lượm
+ Tên tác giả: Tố Hữu
+ Hình ảnh: Ca Nô đội lệch, mồm suýt sáo vang
+ Cảm nhận của em: Qua bài thơ em thấy khâm phục và biết ơn sự hy sinh anh dũng của chú bé Lượm, mặc dù còn đang tuổi trỏ vui vẻ và hồn nhiên, nhưng chú lại làm một công việc rất nguy hiểm đó là đưa tin liên lạc trên chiến khu, giữa mưa bom bão đạn chú vẫn dũng cảm vượt qua để đưa những thông tin khẩn từ chiến khu đến chiến trường.
Câu 3 trang 52 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp
Trả lời:
Em chuẩn bị nội dung để giới thiệu với bạn bè.
Viết: Kể chuyện sáng tạo (Phát triển câu chuyện) trang 52, 53
I. Nhận xét
Đề bài trang 52 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Nghĩ mãi, Hải chợt giật mình nhớ lại hôm mua con heo đất. Hôm đó, em chọn đi chọn lại, cuối cùng, thích con heo trên mặt quầy tạp hoá hơn mấy con trong quầy nên lấy nó. Lở con heo đó là của con cô chủ tiệm vô ý để trên mặt quầy thì sao? Hải vội đi tìm ba và kể lại chuyển số tiền trong con heo đất dư ra gần ba trăm nghìn. Ba hỏi: “Vậy, con tính sao?”. Hải níu tay ba: “Chủ nhật này, ba chở con lên thị xã nha Con phải trả lại tiền cho cô chủ tiệm tạp hoá.”.
Cậu bé và con heo đất (trang 36 – 37)
a) Trong đoạn văn có những chi tiết nào khác với đoạn văn trong bài đọc
b) Người viết sáng tạo thêm những chi tiết ấy nhằm mục đích gì
c) Vì sao có thể nói những chi tiết ấy không làm thay đổi nội dung chính của câu chuyện?
Trả lời
a) Trong đoạn văn có thêm chi tiết lời của người ba hỏi bạn Hải sẽ xử lý sao với số tiền đó, chi tiết này trong đoạn văn trước không có
b) Người viết sáng tạo thêm những chi tiết ấy để làm sinh động thêm cho đoạn văn
c) Những chi tiết ấy không làm thay đổi nội dung vì mục đích cuối cùng của cả 2 đoạn văn đều là bạn Hải muốn mang số tiền đó gửi lại cô bán tạp hoá
II. Bài học
Để kể sáng tạo một câu chuyện đã nghe, đã đọc, em có thể tưởng tượng và phát triển câu chuyện bằng cách bổ sung một số chi tiết mới, làm cho nội dung sinh động, phong phú hơn mà không thay đổi nội dung chính của câu chuyện.
III. Luyện tập
Đề bài trang 53 SGK Tiéng Việt 5 tập 1: Chọn 1 trong 2 đề sau:
1. Kể sáng tạo một đoạn câu chuyện Hoa trạng nguyên (trang 42 – 43) bằng cách bổ sung một số câu tả cảnh hoặc nêu cảm nghĩ của nhân vật.
2. Kể sáng tạo một đoạn câu chuyện Những chấm nhỏ mà không nhỏ (trang 33 – 34) bằng cách bổ sung một số câu tả tấm bản đồ hoặc nêu cảm nghĩ của nhân vật.
Trả lời
1.
Sáng hôm sau anh em chúng tôi đã cùng ông nội ra Văn Chỉ từ sớm, ở đó đã có ông chủ thư và một vài thanh niên trong làng đứng đợi. Khi đã đông đủ mọi người đều bắt tay vào làm việc, mỗi người một việc cây cỏ bên đường được dọn sạch rất nhanh. Những bông hoa cũng đã được trồng xuống, điều làm tôi thấy thích thú nhất đó là hai cây hoa trạng nguyên màu đỏ nở rộ đó tôi thầm nghĩ “Hai cây hoa trạng nguyên này là tấm lòng và sự kính trọng của chúng cháu đối với các cụ, các vị tiến sĩ đã có công đối với quê nhà” Lòng tôi vui sướng và cảm thấy rất đỗi tự hào. Em Thư nhanh nhảu đã vội chạy đi lấy nước để tưới cho hai cây hoa, ắt hẳn mọi người sẽ đều cảm thấy vui vẻ biết ơn khi nhìn thấy hai cây hoa trạng nguyên này
2.
Sau khi bổ xung thêm những chấm nhỏ mà bố đã gợi ý, em nhận ra bản đồ Việt Nam mình trọn vẹn hơn rất nhiều. Không chỉ có những đường biên giới đứt đoạn, mà còn có cả những vùng núi nhấp nhô, vùng biển rộng mênh mông và những hòn đảo lớn nhỏ xung quanh. Em cảm thấy rất tự hào khi tái hiện được tấm bản đồ đất nước mình trọn vẹn và đầy đủ đến thế.
Nói và nghe: Trao đổi: Theo dòng lịch sử trang 53, 54
Chọn 1 trong 2 đề sau
Đề 1 trang 53 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Phát biểu cảm nghĩ của em về Lý Thái Tông qua bài đọc Vua Lý Thái Tông
Trả lời
a) Nhân vật là vua Lý Thái Tông
b) Những việc làm mà vua đã làm để lo cho đất nước như: Đưa ra nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp, Tự mình xuống ruộng cày cấy để khích lệ nông dân, vua dạy cung nữ dệt gấm vóc, rồi đem hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ban cho các quan với dụ ý không sử dụng vải của nhà Tống nữa. ban hành bộ Hình thư. Giảm nửa thuế cho nhân dân cả nước
c) Vua Lý Nhân Tông đã góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp và nền kinh tế nước ta, ban bố ra các điều luật để cai trị đất nước, biết lắng nghe và đưa ra nhiều quyền lợi cho dân
Đề 2 trang 53 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Nói về một di tích lịch sử của nước ta mà em biết.
Trả lời
a) Di tích bãi cọc ở sông Bạch Đằng
b) Di tích ấy gắn liền với nhân vật Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán xâm lược năm 938
c) Khi đến thăm di tích ấy em cảm thấy rất tự hào về sự oai hùng dũng cảm, mưu trí của cha ông ta khi biết lợi dụng thuỷ triều lên xuống của con sông mà đánh giặc
Đọc: Tuần lễ Vàng trang 54, 55
* Nội dung bài Tuần lễ vàng: Nội dung bài đọc nói về những khó khăn của nước ta sau khi Bác Hồ đọc Tuyên Ngôn độc lập, và lời kêu gọi của chính phủ thực hiện sự kiện tuần lễ Vàng kêu gọi và nhận được sự ủng hộ đồng lòng của nhân dân trên cả nước đóng góp vào ngân khố của nhà Nước
Tuần lễ Vàng
Tháng 8 năm 1945, nhân dân ta vùng dậy, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Giữa lúc đồng bào cả nước hân hoan mừng nước nhà độc lập thì một khô khăn lớn xuất hiện. Tiền mặt ở ngân khố cạn kiệt, lại thêm món nợ khổng lồ của chính quyền cũ để lại. Trước tình hình đó, Chính phủ đã kêu gọi người dân góp tiền góp của xây dựng Quỹ Độc lập. Một “Tuần lễ Vàng” được tổ chức từ ngày 17-9 đến ngày 24-9-1945 để thu nhận sự đóng góp của nhân dân.
– Tuần lễ Vàng lan rộng ra cả nước. Người dân, không phân biệt giàu nghèo, đều tự nguyện góp vào Quỹ Độc lập những tài sản quý giá nhất. Rất nhiều người có uy tín đã đi đầu trong phong trào này. Thủ lĩnh người Mông ở Hà Giang Vương Chi Sinh ủng hộ 9 cân vàng và 2,2 triệu đồng bạc trắng. Bà Thêm – hậu duệ của vua Chăm – ủng hộ nhiều vật quý bằng vàng. Gia đình các ông bố Trịnh Văn Bồ, Đô Đình Thiện tiếp tục ủng hộ Cách mạng hàng trăm lạng vàng và hàng trăm nghìn đồng.
Chỉ sau một tuần lễ, nhân dân cả nước đã góp được 370 ki-lô-gam vàng và 20 triệu đồng (tương đương 50 000 lạng vàng).
Theo TẠ QUANG ĐẠO
Đọc hiểu
Câu 1 trang 55 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Ngày 2-9-1945 diễn ra sự kiện gì?
Trả lời
2-9-1945 đã diễn ra sự kiện Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Câu 2 trang 55 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Khó khăn lớn mà chính quyền non trẻ phải đối mặt khi mới giành được độc lập là gì?
Trả lời
Khó khăn mà chính quyền ta phải đối mặt đó là ngân khố thì cạn kiệt và còn phải gánh món nợ do chính quyền cũ để lại
Câu 3 trang 55 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Người dân cả nước đã ủng hộ chính quyền cách mạng như thế nào?
Trả lời
Người dân cả nước đã ủng hộ chính quyền cách mạng bằng cách ủng hộ của cải vật chất vào ngân khố của nhà nước trong Tuần lễ Vàng
Câu 4 trang 55 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Qua bài đọc, em có suy nghĩ gì về sức mạnh của lòng yêu nước?
Trả lời
Qua bài đọc em thấy rằng lòng yêu nước của mỗi người dân là vô cùng to lớn, không những thế khi họ hợp sức cùng đoàn kết lại thì sức mạnh đó trở dẫn đến thành công nhanh hơn và không gì có thể ngăn cản được
Luyện từ và câu: Điệp từ, điệp ngữ trang 55, 56
I. Nhận xét
Câu 1 trang 55 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm những từ ngữ được lập lại trong bài thơ dưới đây
Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm.
Em yêu tiếng chim
Đầu hồi lảnh lót
Mái vàng thơm phức
Rạ đầy sân phơi.
Em yêu ngôi nhà
Gỗ, tre mộc mạc
Như yêu đất nước
Bốn mùa chim ca.
TÔ HÀ
Trả lời
Trong đoạn thơ các từ được lặp lại là từ: Em yêu
Câu 2 trang 55 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Việc lặp lại các từ ngữ như trên có tác dụng gì?
Trả lời
Việc lặp lại các từ ngữ đó có tác dụng làm nổi bật lên tình cảm của em bé đối với thiên nhiên xung quanh
II. Bài học
Biện pháp điệp từ, điệp ngữ là cách người nói hoặc người viết lặp lại một hoặc một số từ ngữ nhằm làm nổi bật một nội dung trong bài nói hoặc bài viết. Từ ngữ lặp lại được gọi là điệp từ, điệp ngữ.
III. Luyện tập
Câu 1 trang 56 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm và nêu tác dụng của điệp từ trong khổ thơ sau:
Chợt một tiếng chim kêu:
– Chíp chiu chiu! Xuân đến
Tức thì trăm ngọn suối
Nối róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy.
VÕ QUẢNG
Trả lời
Từ được lặp lại trong đoạn thơ là từ: Tức thì
Việc lặp này giúp người đọc cảm nhận được sự khẩn trương và nhanh chóng của các sự vật được nhắc đến
Câu 2 trang 56 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Thay kí hiệu … bằng từ ngữ thích hợp để tạo thành điệp từ, điệp ngữ.
a) Buổi sáng, em thức giấc, bước ra vườn. Khu vườn nhỏ tràn ngập nắng… nhảy nhót trên tán lá xanh. … dệt những sợi tơ mỏng mạnh trên thảm cỏ. …đọng vàng óng trên những bông cúc đại đoá kiêu sa.
Theo ĐĂNG KHOA
b) Mâm cỗ trông trăng đang lặng là toả hương. Hương thơm dịu mát của trái bưởi vàng rám nắng. … ngọt ngào của trái thị vàng ươm. …nồng nàn của những trái ổi ruột đỏ hồng đào,… Tất cả hoà quyện với nhau tạo nên hương vị mùa thu.
Theo KHÁNH CHI
Trả lời
a, Từ cần điền vào chỗ trống là từ: Sương
b, Từ cần điền vào chỗ trống là từ: Hương
Viết: Trả bài văn tả phong cảnh trang 57
Lưu ý các lỗi thường gặp khi viết bài văn tả phong cảnh
a) Lỗi về cấu tạo
– Bài văn không đủ các phần (mở bài hoặc thân bài, kết bài).
– Sắp xếp các đoạn văn trong bài không hợp lí.
– Sắp xếp các ý trong đoạn văn không hợp lí.
b) Lỗi về nội dung
– Miêu tả dàn trải, không tập trung vào những sự vật, đặc điểm nổi bật của phong cảnh.
– Trình tự miêu tả không hợp lí.
– Không thể hiện được tình cảm, cảm xúc của người viết với phong cảnh được tả.
Đọc: Thăm nhà Bác trang 57, 58
* Nội dung bài Thăm nhà Bác: Bài thơ miêu tả về khoang cảnh đơn sơ mộc mạc và thiên nhiên xung quanh nhà của Bác Hồ, và tình yêu thương của bác đối với thiếu nhi
Thăm nhà Bác
Anh dắt em vào cõi Bắc xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng sôi tằm có
Có buổi cam thơm, mặt bóng dừa.
Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mũi sơn
Giường máy chiếu cõi, đơn chăn gối
Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn.
Ô vẫn còn đây, của các em
Chồng thư mới mở, Bác đang xem
Chắc Người thương lắm lòng con trẻ
Nên để băng khuông gió động rèm…
Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương có hoa
Chi biết quên mình, cho hết thảy
Như dòng sông chảy, nặng phù sa.
TỐ HỮU
Đọc hiểu
Câu 1 trang 58 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Cảnh vườn nhà Bác Hồ được miêu tả đẹp và thanh bình như thế nào?
Trả lời
Cảnh vườn nhà Bác Hồ được miêu tả đẹp và thanh bình:
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng sôi tằm có
Có buổi cam thơm, mặt bóng dừa.
Câu 2 trang 58 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm trong bài thơ những chi tiết thể hiện nếp sống giản dị của Bác Hồ.
Trả lời
Những chi tiết thể hiện nếp sống giản dị của Bác Hồ:
Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mũi sơn
Giường máy chiếu cõi, đơn chăn gối
Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn.
Câu 3 trang 58 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Hình ảnh nào trong bài thơ cho thấy Bác Hồ rất yêu thương trẻ em?
Trả lời
Hình ảnh trong bài thơ cho thấy Bác Hồ rất yêu thương trẻ em:
Ô vẫn còn đây, của các em
Chồng thư mới mở, Bác đang xem
Câu 4 trang 58 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tình thương của Bác Hồ được nhà thơ so sánh với hình ảnh gì? Vì sao?
Trả lời
Tình thương của Bác Hồ được nhà thơ so sánh với hình ảnh Như dòng sông chảy, nặng phù sa.
Vì cũng giống như những dòng sông luôn chảy quanh năm và phù sa hàng năm đều được bồi bắp, tình thương của Bác Hồ cũng như vạy, luôn xuyên suốt và chỉ lớn dần hơn
Câu 5 trang 58 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Bài thơ nói lên những đức tính cao đẹp nào của Bác Hồ?
Trả lời
Bài thơ nói lên những đức tính cao đẹp của bác như tính giản dụ, tiết kiệm, cần cù, chăm chỉ, và tình yêu thương đối với thiếu nhi
Viết: Kể chuyện sáng tạo (Thay đổi cách mở đầu và kết thúc câu chuyện) trang 58, 59
I. Nhận xét
Đề bài trang 58 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Đọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Sáng Chủ nhật, tiệm tạp hoá của cô Thị vừa mở của đã có khách. Đó là hai cha con một cậu bé từ xa đến. Thấy cô chủ tiệm mở của, cậu bé đi vào, lễ phép chào rồi lấy ra một cái phong bì. Cậu bé đưa cái phong bị cho cô chủ tiệm, ấp úng: “Cô ơi! Tiền này không phải của con”. Cô chủ ngạc nhiên nhìn hai cha con. Người cha giải thích một hồi, cô mới hiểu đầu đuôi câu chuyện. Thì ra, chuyện là thế nào…
(2) Thế rồi một buổi sáng, tiệm tạp hoá có hai vị khách ghé thăm. Đó là Hải được ba đưa đến tận nơi để trả lại số tiền không phải của em. Cô chủ tiệm rất cảm động vì chuyện xảy ra đã rất lâu mà cậu bé vẫn còn nhớ. Cô càng cảm động hơn nữa khi được biết Hải sẽ đem toàn bộ số tiền tiết kiệm ủng hộ các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt. Cô đưa thêm mấy trăm nghìn, nhờ Hải giúp cô gửi đến đồng bào bị thiên tai. Hai cha con cảm ơn có, rồi ra về để còn kịp đóng góp thêm với cô bác trong xóm.
a) Hãy so sánh đoạn văn (l) với đoạn mở đầu của bài đọc Cậu bé và con heo đất. Cách mở đầu mới này có gì khác với cách mở đầu trong bài đọc?
b) Hãy so sánh đoạn văn (2) với đoạn kết thúc của bài đọc Cậu bé và con heo đất. Cách kết thúc mới này có gì khác so với cách kết thúc trong bài đọc?
c) Vì sao có thể nói việc thay đổi cách mở đầu hoặc kết thúc câu chuyện không làm thay đổi nội dung chính của câu chuyện?
Trả lời
a) Ở đoạn văn 1 có sự sáng tạo thêm về chi tiết lời nói của nhân vật bạn Hải, còn ở đoạn mở đầu bài Cậu bé và con heo đất chỉ có lời kể của người dẫn chuyện
b) Cách kết thúc của đoạn văn 2 có bổ sung thêm chi tiết ở đầu đoạn
c) Vì việc mở đầu và kết thúc của 2 đoạn văn trên chỉ sáng tạp thêm những chi tiết hoặc lời thoại của nhân vật để làm tăng thêm sự sáng tạo cho đoạn văn
II. Bài học
Để viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe một cách sáng tạo, em có thể thay đổi cách mở đầu hoặc cách kết thúc câu chuyện bằng việc thay đổi trình tự kể hoặc bổ sung chi tiết mới.
III. Luyện tập
Đề bài trang 59 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Chọn 1 trong 2 đề sau:
1. Thay đổi cách mở đầu câu chuyện trong bài đọc Những chấm mà không nhỏ (trang 33 – 34).
2. Chọn một bài đọc mà em đã học ở lớp 5 và thay đổi cách kết thúc câu chuyện trong bài đọc đó.
Trả lời
1. Từ khi còn nhỏ, ắt hẳn mỗi chúng ta ai cũng đã từng được xem qua hình ảnh bản đồ đất nước Việt Nam nhỉ. Đât nước Việt Nam trên bản dồ là một hình chữ S uốn cong trải dài giống như một con rồng đang bay lên vậy. Cả bản đồ được nối liền với nhau bởi những nét đứt đánh dấu ranh giới lãnh thổ của nước ta và các nước khác. Hình chữ S chạy dài đó bao bọc toàn bộ Bắc Trung Nam như sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam ta.
2. Sau khi nghe lời bố tô điểm lại những gì còn thiếu trong tấm bản đồ mà mình đã vẽ, em nhận ra,bản đồ Việt Nam ta hoàn chỉnh và đầy đủ nhất khi có cả những chấm nhỏ này, những chấm nhỏ thể hiện cho hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ như quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc và còn rất nhiều các hòn đảo nhỏ khác bao quanh và trải dài khắp đất nước ta.
Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo trang 59, 60
Câu 1 trang 59 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về những tấm gương trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước
Trả lời
Giới thiệu tác phẩm: Chuyện về chị Võ Thị Sáu
Chị Võ Thị Sáu là một người anh hùng dân tộc đáng kính. Chị sinh ra ở huyện Đất Đỏ thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chị là người con gái vô cùng thông minh, mưu trí và dũng cảm. Khi tuổi đời còn rất nhỏ, chị đã làm liên lạc viên cho đoàn quân cách mạng. Chị đã lập được nhiều chiến công oanh liệt. Sau này, chị bị giặc bắt giam, tra tấn giã man. Nhưng ý chí, tinh thần của chị vẫn không thay đổi. Cuối cùng, thực dân Pháp đã đày chị ra Côn Đảo và tuyên án tử hình khi còn chưa đủ hai mươi tuổi. Sau này, chị được phong làm Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân. Tấm gương của chị Võ Thị Sáu khiến em thêm cảm phục, tự hào.
Câu 2 trang 60 SGK Tiếng Việt 5 tập 1: Trao đổi về nội dung tác phẩm được giới thiệu
a) Em thích nhân vật ( hoặc chi tiết, hình ảnh, câu văn, câu thơ,..) nào trong tác phẩm đó? Vì sao?
b) Tác phẩm đó có ý nghĩa gì?
Trả lời
a) Em thích hình ảnh kiên cường bất khuất của chị Võ Thị Sáu khi bị địch bắt và tra tấn dã man nhưng chị vẫn nhất quyết không khai ra bí mật của ta
b) Tác phẩm giúp người đọc hiểu rõ hơn về tinh thần bất khuất dũng cảm kiên cường, một lòng hy sinh anh dũng vì Tổ quốc của chị Võ Thị Sáu
Đọc: Vượt qua thách thức trang 60, 61
* Nội dung của bài Vượt qua thách thức: Bài đọc kể về một thảm hoạ thiên tai diễn ra tại Nhật Bản và những cách ứng xử đẹp của người Nhật Bản trong việc không để xảy ra những tình trạng xấu và luôn xếp hàng một cách trật tự nhận hỗ trợ
Vượt qua thách thức
Ngày 11-3-2011, một trận động đất mạnh 9 độ rich-te tấn công vùng Tô-hô-ki Nhật Bản, gây ra một trận sống thần cao hơn 9 mét, ngập đến 5 tầng nhà. Đây là trận động đất lớn nhất được ghi lại trong lịch sử Nhật Bản và lớn thứ tư thế giới kể từ năm 1900. Động đất và sống thần khiến hơn 15 000 người tử vong và hơn 2 500 người mất tích; hơn 400.000 người phải đi sơ tán. Nhà máy điện hạt nhân Fu-ku-si-ma Đại-l-chi bị huỷ hoại nặng nề.
Thảm hoạ ở Tô-hồ-ku gây chấn động thế giới, nhưng thế giới cũng vô cùng ấn tượng trước cách ứng xử của người Nhật. Hoàn toàn không xảy ra cướp bốc ở vùng thiên tại. Các nạn nhân rất bình tĩnh, hợp tác và có ý thức kỉ luật cao. 100%
Họ luôn xếp hàng trật tự để nhận đồ cứu trợ, phân chia công bằng và sẵn sàng nhường cho người khó khăn hơn. Tại nhà máy điện hạt nhân, nhiều lãnh đạo và nhân viên ở lại nhà máy làm việc không kể ngày đêm để ngăn chặn sự cố, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng.
Mười năm sau, Tô-hô-kư đã hồi sinh và được chọn là một trong những địa điểm tổ chức Đại hội Ô-lim-pích.
MA-CHI-DA TA-KE-SI
Đọc hiểu
Câu 1 trang 61 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Những thông tin nào cho thấy trận động đất – sống thần xảy ra ở Tô-hô-ki năm 2011 là thiên tại đặc biệt nghiêm trọng?
Trả lời
Những thông tin cho thấy trận động đất sóng thần rất nghiêm trọng: trận động đất mạnh 9 độ rich-te, gây ra một trận sống thần cao hơn 9 mét, ngập đến 5 tầng nhà, Động đất và sống thần khiến hơn 15 000 người tử vong và hơn 2 500 người mất tích; hơn 400.000 người phải đi sơ tán. Nhà máy điện hạt nhân Fu-ku-si-ma Đại-l-chi bị huỷ hoại nặng nề.
Câu 2 trang 61 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Điều gì khiến cả thế giới khâm phục cách người Nhật Bản vượt qua thiên tại?
Trả lời
Thế giới cũng vô cùng ấn tượng trước cách ứng xử của người Nhật. Hoàn toàn không xảy ra cướp bốc ở vùng thiên tại. Các nạn nhân rất bình tĩnh, hợp tác và có ý thức kỉ luật cao. 100%
Họ luôn xếp hàng trật tự để nhận đồ cứu trợ, phân chia công bằng và sẵn sàng nhường cho người khó khăn hơn
Câu 3 trang 61 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Nỗ lực khắc phục thiên tai của người dân Nhật Bản đã đem lại kết quả tốt đẹp như thế nào?
Trả lời
Mười năm sau, Tô-hô-kư đã hồi sinh và được chọn là một trong những địa điểm tổ chức Đại hội Ô-lim-pích
Câu 4 trang 61 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Em học được điều gì từ bài đọc này?
Trả lời
Qua bài học này em học được từ người Nhật những tính cách như: Phải bình tĩnh đối mặt và tìm cách ứng phó với khó khăn, phải biết đùmhojc giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, không chen lấn xô đẩy hay gây ra những tình trạng xấu
Luyện từ và câu: Luyện tập về điệp từ, điệp ngữ trang 61
Câu 1 trang 61 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Trong bài thơ Thăm nhà Bắc (trang 57 – 58), tác giả Tố Hữu đã sử dụng những điệp từ, điệp ngữ nào? Các điệp từ, điệp ngữ ấy có tác dụng gì?
Trả lời
Trong bài thơ tác giả Tố Hữu đã sử dụng điệp từ: Có
Điệp từ ấy sử dụng để nhấn mạnh về sự xuất hiện của những sự vật được nhắc đến
Câu 2 trang 61 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm điệp từ, điệp ngữ trong câu dưới đây. Việc sử dụng các điệp từ, điệp ngữ ấy nhằm nhấn mạnh mong muốn, tình cảm gì của tác giả đối với Tổ quốc và nhân dân?
Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
HỒ CHÍ MINH
Trả lời
Điệp từ trong đoạn văn trên có: Ham muốn, được, hoàn toàn, cũng
Những điệp từ điệp ngữ ấy nhằm nhấn mạnh mong muốn tình cảm của tác giả rằng Tổ Quốc sẽ nhanh chóng được độc lập thống nhất, nhân dân được tự do cuộc sống yên ấm no đủ được tới trường học tập
Câu 3 trang 61 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Viết một đoạn văn ngắn thể hiện tĩnh cảm, cảm xúc của em về một khổ thơ trong bài thơ Thăm nhà Bác, trong đoạn văn có sử dụng điệp từ, điệp ngữ.
Trả lời
Sau khi đọc bài thơ Thăm nhà Bác đã để lại cho em nhiều cảm xúc, qua bài thơ đó, em thấy được khung cảnh thiên nhiên ở quanh khu nhà bác rất nên thơ, ngay từ đường vào đã có thể thấy rất nhiều loại cây trái khác nhau nào là bưởi, nào là cam…lại còn có cả hương xoài đu đưa em có thể cảm nhận được mùi thơm phảng phất và dễ chịu của những loại quả này bay trong không khí trong lành.
Góc sáng tạo: Em yêu Tổ quốc trang 62
Câu 1 trang 62 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về một sự việc hoặc một nhân vật trong các bài đọc thuộc chủ điểm Gương kiến quốc.
b) Viết đoạn văn tưởng tượng về cuộc sống ở quê hương em trong tương lai. Trang trí hoặc về minh hoạ cho bài viết.
Trả lời
a) Trong chủ điểm Gương kiến quốc đã học, có rất nhiều bài đọc hay mang lại cho em nhiều cảm xúc khác nhau, nhưng trong số đó có một bài đọc để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng em đó là bài đọc vượt qua thách thức. Bài đọc là một câu chuyện có thật xảy ra tại đất nước Nhật Bản, trong bài đọc này giúp em học được thêm nhiều điều về những đức tính của người dân Nhật Bản. Câu chuyện kể về một thảm hoạ kép tại Nhật Bản khi vừa phải hứng chịu động đất và có cả sóng thần, cùng một lúc 2 thiên tai kéo đến đã làm cho Nhật Bản bị tàn phá nặng nề. Bên cạnh đó còn có cả thiệt hại về người và tài sản, quả là một trận thiên tai đáng sợ. Nhưng trước sự tàn phá khủng khiếp đó người dân Nhật Bản lại có những cách hành xử rất đáng ngưỡng mộ khi không để xảy ra tình trạng trộm cướp hay chen lấn nhau khi nhận đồ tiếp tế,họ vẫn tuân thủ mọi quy định cứu nạn cứu hộ được đặt ra. Cũng vì như vậy chỉ 10 năm sau khu vực xảy ra thiên tai nặng nề đó đã ổn định, khôi phục lại được như ban đầu và còn được chọn đăng cai Ô- lim-pích. Qua bài đọc đó, em cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ những đức tính, tính cách của người dân Nhật Bản, đó sẽ là một hình mẫu tốt để em học tập và noi theo.
b)
Tương lai, quê hương của em sẽ là thành phố, nơi đầy ắp những kỷ niệm đẹp và những trải nghiệm mới mẻ. Em tưởng tượng được một cảnh đẹp của thành phố với những tòa nhà cao tầng lấp lánh ánh đèn, những con đường rộng lớn được trang trí hoa lá màu sắc, những công viên xanh tươi và sân vận động hiện đại. Những tòa nhà cao tầng được xây dựng bằng công nghệ tiên tiến nhất, chúng được thiết kế hiện đại và độc đáo từng chi tiết. Ánh đèn lung linh phản chiếu trên những tòa nhà, tạo nên một khung cảnh rực rỡ và lãng mạn. Điều đặc biệt của thành phố này là những con đường rộng lớn với những dải phân cách xanh tươi, những khu vườn hoa thơm ngát, tạo nên một không gian sống trong lành và thư giãn. Những công viên lớn và sân vận động hiện đại là nơi tổ chức các sự kiện và các hoạt động vui chơi giải trí cho người dân. Thành phố tương lai của quê hương em thật đẹp và ấn tượng. Cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc hiện đại kết hợp tạo nên một không gian sống đầy sức sống và phồn hoa. Em hi vọng một ngày không xa, quê hương của em sẽ trở thành một thành phố đáng sống và đáng yêu như thế.
Câu 2 trang 47 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Bình chọn bài viết hay, trình bảy đẹp.
Trả lời
Em và các bạn trong lớp cùng nhau bình chọn bài viết hay và đẹp.
Tự đánh giá: Hạ thuỷ con tàu trang 62, 63, 64
A. Đọc và làm bài tập
Hạ thuỷ con tàu
Bên bờ sông thoai thoải, một con tàu hai tầng trang bị 50 khẩu đại bác sừng sững trên giá. Mặt Trời đã mọc sau những quả đồi xanh là mẹ ngả màu vàng non, những ngọn tháp cổ kính của thành phố. Bầu trời màu lam tuổi, không gợn một bóng mây. Pi-ốt đệ Nhất từ phía chiếc tàu bước nhanh tới phía bục quan khách. Nhà vua mặc quần chẽn bằng nhung ngắn tôi đầu gối, áo sơ mi vải thô, ống tay xắn lên, mũ hất ra đằng sau. Ngài dùng lại trước viên đô đốc Gô-lô-vin to béo, đầu đội bộ tóc giả to xù:
– Thưa ngài đô đốc, tàu đã sẵn sàng hạ thuỷ. Ngài cho phép rút đòn kể. Mấy quan khách nước ngoài kinh ngạc nhìn Nga hoàng: Không khác gì một người thợ mộc bình thường, nhà vua hấp tấp rời đi, chân giẫm lên đống vỏ bão.
– Chuẩn bị! – Nhà vua thét to ra lệnh cho đám thợ nhốn nháo hai bên sườn tàu – Đứng sát vào đồn kế… Chú ý! Tất cả cũng đập nào, đập!
Người ta nghe thấy tiếng búa nện trên các rằm chống phía trước thân tàu đồ sộ. Tiếng kèn vang lên hồi lâu. Dưới lớp áo sơ mi, xương bả vai của Nga hoàng nhô lên thụt xuống mỗi lần nhà vua nện búa. Các cột buồm lắc lư, thân tàu nhẹ nhàng hạ xuống các để trượt, ngập ngừng một lát rồi trôi tuột trên các đồn kế đặt nghiêng trái đây mỡ. Mọi người kêu lên: “Xuống rồi, xuống rồi…
Tàu trượt mỗi lúc một nhanh hơn về phía sông. Mỡ bốc khỏi dưới các đế trượt. Mũi tàu chạm nước. Con tàu nhào xuống sông, rẽ nước, tung lên hai lần sống. Cờ được kéo lên dọc các cột buồm, bay phấp phới. Súng đại bác nổ ầm ầm.
THEO A-LẾCH -XÂY TÔN- XTÔI
Câu hỏi và bài tập
Câu 1 trang 64 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Bài đọc kể chuyện gì? Tìm ý đúng:
a) Chuyện vua Pi-ốt đệ Nhất đến dự lễ hạ thuỷ con tàu.
b) Chuyện vua Pi-ốt đệ Nhất điều khiển con tàu.
d) Chuyện vua Pi-ốt đệ Nhất tham gia đóng con tàu.
d) Chuyện vua Plốt đệ Nhất tham gia hạ thuỷ con tàu.
Trả lời
Ý đúng: d
Câu 2 trang 64 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Vì sao quan khách nước ngoài kinh ngạc? Tìm ý đúng:
a) Vì họ thấy Nga hoàng không khác gì một người thợ mộc bình thường.
b) Vì họ thấy Nga hoàng dùng lại trước viên đô đốc Go-lô-vin to béo,
c) Vi họ thấy viên đô đốc Gô-lô-vin to béo đội một bộ tóc giả to xã.
d) Vì họ thấy Nga hoàng thét to, ra lệnh cho đám thợ nhốn nháo.
Trả lời
Ý đúng: a
Câu 3 trang 64 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tính cách độc đáo của vua Phốt đệ Nhất được thể hiện qua những chi tiết nào? Tìm các ý đúng:
a) Nhà vua từ phía chiếc tàu bước tới phía quan khách.
b) Nhà vua mặc trang phục như một người thợ bình thường.
c) Nhà vua nói với viên đô đốc như cấp dưới nói với chỉ huy.
d) Nhà vua trực tiếp tham gia vào quá trình hạ thuỷ con tàu.
Trả lời
Ý đúng:b, c, d
Câu 4 trang 64 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Những chi tiết miêu tả nhà vua điều khiển và làm việc cũng đám thợ cho chúng ta biết điều gì?
Trả lời
Những chi tiết đó cho ta thấy rằng nhà vua không đề cao thân phận cao quý của mình và coi thường thân phận thấp hơn của những thợ đóng tàu
Câu 5 trang 64 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Viết một đoạn văn nói lên ấn tượng của em về nhân vật vua Pi-ốt đệ Nhất hoặc quang cảnh hạ thuỷ con tàu đầu tiên của nước Nga trong bài đọc.
Trả lời
Trong bài đọc về nhân vật vua Pi-ốt đệ Nhất và quang cảnh hạ thuỷ con tàu đầu tiên của nước Nga, em không thể không ngưỡng mộ tinh thần kiên trì và tầm nhìn vĩ đại của vị vua này. Với sự lãnh đạo mạnh mẽ, ông đã đưa đất nước Nga bước vào một thời kỳ phồn thịnh và phát triển. Điều đặc biệt là việc hạ thuỷ con tàu đầu tiên của Nga, biểu tượng cho sự tiến bộ và khả năng vươn ra biển cả của quốc gia, đã làm cho em cảm thấy tự hào và kính phục. Quang cảnh hạ thuỷ đó như một bức tranh sống động, nơi những người dân chứng kiến được sức mạnh của tàu và hy vọng của mình được nâng cao. Không chỉ là một sự kiện lịch sử, mà còn là biểu tượng cho sự khởi đầu mới, hứa hẹn một tương lai rộng lớn và hào hoa. Cảm giác hân hoan và phấn khích chắc chắn sẽ điểm thức em mỗi khi nhớ về những trang sách quý báu về vị vua Pi-ốt đệ Nhất và hạ thuỷ con tàu ấy
B. Tự nhận xét
Câu 1 trang 64 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Trả lời:
Em tự đánh giá mức độ đạt yêu cầu trong bài làm của mình.
Câu 2 trang 64 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Trả lời
Em tự nhận xét về những điều mình cần cố gắng.
Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 13: Chủ nhân tương lai
Bài 14: Gương kiến quốc
Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2
Bài 16: Cánh chim hoà bình
Bài 17: Vươn tới trời cao
Bài 18: Sánh vai bè bạn