Giải bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 5 Bài 8: Đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc
Khởi động (trang 37)
Câu hỏi trang 37 Lịch sử và Địa lí 5: Quan sát hình 1, hãy chia sẻ những điều em biết về Hai Bà Trưng
Hình 1. Trưng Vương trừ giặc Hán (tranh dân gian Đông Hồ)
Lời giải:
– Hai Bà Trưng là tên chung chỉ hai chị em: Trưng Trắc và Trưng Nhị – 2 nữ anh hùng của dân tộc Việt Nam.
– Năm 40, bất bình trước ách cai trị của nhà Hán, Trưng Trắc và Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, hạ thành Cổ Loa, tiến đánh Luy Lâu. Sau khi giành thắng lợi, Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh. Năm 42, nhà Hán đem quân sang đàn áp. Nghĩa quân của Hai Bà Trưng kháng cự kiên cường nhưng cuối cùng bị dập tắt.
Khám phá (trang 37, 38)
Câu hỏi trang 37 Lịch sử và Địa lí: Đọc thông tin, kể tên và vẽ đường thời gian thể hiện một số cuộc đấu tranh tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.
Lời giải:
Câu hỏi trang 38 Lịch sử và Địa lí 5: Đọc thông tin, kể lại một số câu chuyện về nhân vật lãnh đạo đấu tranh thời kì Bắc thuộc. Chia sẻ cảm nghĩ của em về nhân vật trong câu chuyện.
Lời giải:
– Câu chuyện về Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa:
+ Có hai chị em gái tên là Trưng Trắc, Trưng Nhị giỏi võ nghệ, nuôi ý chí giành lại non sông. Bỗng một ngày chồng bà Trưng Trắc bị Thái thú Tô Định giết hại, Trưng Trắc đã cùng em gái phất cờ khởi nghĩa.
+ Nghĩa quân đã tập hợp được nhiều tướng lĩnh là phụ nữ, sau đó giành thắng lợi, Trưng Trắc được tôn lên làm vua.
– Câu chuyện về Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng:
+ Sau khi Dương Đình Nghệ-bố vợ của Ngô Quyền bị sát hại, Ngô Quyền đã đưa quân ra Bắc để trị tội kẻ phản nghịch.
+ Khi nghe tin giặc sắp đến, Ngô Quyền cho người đem cọc lớn vạt nhọn, đầu bịt sắt đóng ngầm tên sông Bạch Đằng, sau đó giả vờ thua và rút chạy để dụ quân giặc vào trận địa.
+ Khi thuỷ triều rút xuống, ông cho quân phản công khiến thuyền của giặc va vào bãi cọc, bị vỡ và đắm thuyền, quân ta đại thắng.
– Qua các câu truyện trên, em đã thấy và học được lòng dũng cảm, mưu trí và tinh thần bất khuất của nhân dân ta, đó là tiền đề cho việc khôi phục nền độc lập, tự chủ của đất nước sau này.
Luyện tập (trang 39)
Luyện tập 1 trang 39 Lịch sử và Địa lí 5: Sắp xếp tên các cuộc đấu tranh sau theo tiến trình thời gian: khởi nghĩa Phùng Hưng, khởi nghĩa Lý Bí, khởi nghĩa Bà Triệu, khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.
Lời giải:
– Các cuộc đấu tranh sau theo tiến trình thời gian:
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40).
+ Khởi nghĩa Bà Triệu (248).
+ Khởi nghĩa Lý Bí (542).
+ Khởi nghĩa Phùng Hưng (766-779).
+ Chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền (938).
Luyện tập 2 trang 39 Lịch sử và Địa lí 5: Hoàn thành bảng dưới đây về một số câu chuyện đấu tranh thời kì Bắc thuộc theo gợi ý.
Lời giải:
Tên câu chuyện |
Tên các nhân vật |
Tên các địa danh |
Hai Bà Trưng khởi nghĩa |
Trưng Trắc, Trưng Nhị |
Đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng (Phúc Thọ, Hà Nội) |
Bà Triệu khởi nghĩa |
Triệu Thị Trinh |
Núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hóa) |
Chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng |
Ngô Quyền |
Sông Bạch Đằng (Hải Phòng, Quảng Ninh) |
Vận dụng (trang 39)
Vận dụng trang 39 Lịch sử và Địa lí 5: Sưu tầm và kể lại câu chuyện về cuộc khởi nghĩa Lý Bí và khởi nghĩa Phùng Hưng.
Lời giải:
– Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí:
+ Năm 542, ách đô hộ tàn bạo của nhà Lương đã khiến nhân dân Giao Châu phẫn uất. Nắm bắt thời cơ, Lý Bí, đã phất cờ khởi nghĩa, kêu gọi người dân đứng lên chống lại ách áp bức.
+ Khởi nghĩa bùng nổ nhanh chóng và thu hút đông đảo người dân tham gia. Lý Bí được làm thủ lĩnh, xưng là Lý Nam Đế.
+ Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân dã đánh chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư
phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.
+ Tháng 4 năm 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân
đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).
+ Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân của Lý Bí chủ
động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.
+ Kết quả: Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, lập được nước Vạn Xuân
– Cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng:
+ Năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng xung quanh nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình.
+ Ít lâu sau, Phùng Hưng kéo quân về bao vây phủ thành Tống Bình. Viên đô lộ là Cao Chính Bình phải rút vào thành cố thủ, rồi sinh bệnh chết. Phùng Hưng chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị.
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 7: Vương quốc Chăm-pa
Bài 8: Đấu tranh giành độc lập thời kì Bắc thuộc
Bài 9: Triều Lý và việc định đô ở Thăng Long
Bài 10: Triều Trần và kháng chiến chống Mông-Nguyên
Bài 11: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê
Bài 12: Triều Nguyễn