Giải bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 5 Bài 12: Triều Nguyễn
Khởi động (trang 54)
Câu hỏi trang 54 Lịch sử và Địa lí 5: Quan sát hình 1 và cho biết công trình trong hình liên quan đến triều đại nào trong lịch sử Việt Nam.
Hãy chia sẻ những điều em biết về triều đại này.
Hình 1. Ngọ Môn trong Đại Nội (Thừa Thiên Huế)
Lời giải:
– Công trình trong ảnh là Đại Nội kinh thành Huế. Đây đã từng là kinh đô của triều đại nhà Nguyễn.
– Triều đại nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Khám phá (trang 54, 55, 56, 57)
Câu hỏi trang 54 Lịch sử và Địa lí 5: Đọc thông tin và trình bày sự thành lập Triều Nguyễn.
Lời giải:
– Sự thành lập Triều Nguyễn:
+ Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, lập ra Triều Nguyễn, định đô ở Phú Xuân (Huế).
+ Triều Nguyễn quản lí một quốc gia thống nhất từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
Câu hỏi trang 55 Lịch sử và Địa lí 5: Đọc thông tin và nêu những việc vua Minh Mạng đã làm đề củng cố và phát triển vương triều.
Lời giải:
– Những việc vua Minh Mạng đã làm đề củng cố và phát triển vương triều:
+ Thực hiện nhiều chính sách quan trọng nhằm củng cố và phát triển đất nước như: cải cách hành chính đến cấp xã, đẩy mạnh khai hoang, cải cách hệ thống thi cử,…
+ Quan tâm đến việc xác lập và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ;
+ Khuyến khích học hỏi, tiếp thu những tiến bộ về khoa học-kĩ thuật của phương Tây, trong đó có kĩ thuật đóng thuyền.
Câu hỏi trang 55 Lịch sử và Địa lí 5: Đọc thông tin và trình bày những đóng góp của Nguyễn Công Trứ trong việc khẩn hoang dưới Triều Nguyễn.
Lời giải:
– Những đóng góp của Nguyễn Công Trứ trong việc khẩn hoang dưới Triều Nguyễn:
+ Nhận thấy vùng Duyên hải Bắc Bộ còn nhiều đất có thể khẩn hoang. Nguyễn Công Trứ đã dâng sớ xin triều đình cấp tiền công, tiền gạo để tập hợp dân nghèo khai khẩn.
+ Năm 1828, vua Minh Mạng cử Nguyễn Công Trứ làm Doanh điển sứ, chuyên coi việc khai khẩn ruộng đất.
+ Nguyễn Công Trứ đã chiêu mộ dân phiêu tán khai phá được một vùng đất đai rộng lớn miền ven biển, lập nên huyện Tiền Hải (Thái Bình) và huyện Kim Sơn (Ninh Bình) ngày nay.
Câu hỏi trang 56 Lịch sử và Địa lí 5: Đọc thông tin, nêu mục đích và nội dung của những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ.
Lời giải:
– Mục đích của những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ là mong muốn cải cách, làm cho đất nước giàu mạnh.
– Nội dung của những đề nghị cải cách: Chấn chỉnh bộ máy quan lại, mở rộng quan hệ ngoại giao, phát triển kinh tế, cải cách giáo dục,…
Câu hỏi trang 57 Lịch sử và Địa lí 5: Đọc thông tin, em hãy:
• Nêu mục đích của phong trào Cần vương.
• Kể lại câu chuyện về Phan Đình Phùng và khởi nghĩa Hương Khê.
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1:
– Mục đích của phong trào Cần Vương là giúp vua cứu nước, đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục quốc gia phong kiến độc lập.
♦ Yêu cầu số 2:
– Câu chuyện về Phan Đình Phùng và cuộc khởi nghĩa Hương Khê
+ Cuối thế kỉ XIX, Phan Đình Phùng đã đứng ra chiêu tập lực lượng chống Pháp dưới lời kêu gọi cứu nước của vua Hàm Nghi.
+ Khởi nghĩa đã xây dựng căn cứ tại Hương Khê, các anh hùng, hào kiệt đã tự nguyện liên kết lực lượng dưới quyền chỉ huy của ông.
+ Cuộc khởi nghĩa đã kéo dài hơn 10 năm, gây thiệt hại cho quân Pháp.
+ Cuối năm 1895, Phan Đình Phùng hi sinh trong một trận chiến đấu, cuộc khởi nghĩa suy yếu dần rồi tan rã.
Luyện tập (trang 58)
Luyện tập 1 trang 58 Lịch sử và Địa lí 5: Sắp xếp tên nhân vật dưới đây tương ứng với nội dung sự kiện vào vở ghi.
– Tên nhân vật: vua Gia Long, vua Minh Mạng, vua Hàm Nghi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Phan Đình Phùng.
– Nội dung sự kiện: phát dụ Cần vương, khởi nghĩa Hương Khê; đề nghị cải cách đất nước; cải cách hành chính; lập ra Triều Nguyễn; lập ra huyện Tiền Hải và huyện Kim Sơn.
Lời giải:
Tên nhân vật |
Nội dung sự kiện |
Vua Gia Long |
lập ra Triều Nguyễn. |
Vua Minh Mạng |
cải cách hành chính. |
Vua Hàm Nghi |
phát dụ Cần vương. |
Nguyễn Công Trứ |
lập ra huyện Tiền Hải và huyện Kim Sơn. |
Nguyễn Trường Tộ |
đề nghị cải cách đất nước. |
Phan Đình Phùng |
khởi nghĩa Hương Khê. |
Luyện tập 2 trang 58 Lịch sử và Địa lí 5: Chọn một nhân vật lịch sử của Triều Nguyễn và thiết kế thẻ nhân vật theo gợi ý: tiểu sử; tài năng; đóng góp của nhân vật đối với lịch sử; điều em yêu thích/ học được ở nhân vật,….
Lời giải:
– Thẻ nhân vật: Nguyễn Trường Tộ
– Tiểu sử:
+ Sinh: 1827, mất: 1871
+ Quê quán: Hà Tĩnh
+ Hoạt động: Nhà nho yêu nước, nhà trí thức, nhà cải cách
– Tài năng:
+ Am hiểu sâu rộng nhiều lĩnh vực: khoa học tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, chính trị,…
+ Có tư duy nhạy bén, tầm nhìn xa trông rộng.
+ Có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí cải cách mạnh mẽ.
– Đóng góp của Nguyễn Trường Tộ:
+ Đề xuất nhiều cải cách tiến bộ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục,…
+ Kêu gọi canh tân đất nước, mở cửa giao lưu với phương Tây.
+ Góp phần thức tỉnh tinh thần dân tộc, cổ vũ phong trào yêu nước chống Pháp.
– Điều em yêu thích/học được ở nhân vật:
+ Tinh thần yêu nước, ý chí cải cách mãnh liệt.
+ Tầm nhìn xa trông rộng, tư duy nhạy bén.
+ Sự hiếu học, ham học hỏi.
+ Lòng dũng cảm, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách.
Vận dụng (trang 58)
Vận dụng trang 58 Lịch sử và Địa lí 5: Lựa chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ dưới đây:
1. Nếu em được viết thư gửi đến một nhân vật dưới Triều Nguyễn trong thế kỉ XIX, em sẽ gửi cho ai và nội dung chính viết về điều gì?
2. Sưu tầm và giới thiệu một tư liệu lịch sử (câu chuyện, văn bản, tranh ảnh,…) về Triều Nguyễn.
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1:
– Nếu được viết thư gửi đến một nhân vật lịch sử dưới Triều Nguyễn trong thế kỉ XIX, em sẽ chọn viết thư cho Nguyễn Trường Tộ.
– Nội dung chính của bức thư xoay quanh những vấn đề sau:
+ Bày tỏ lòng biết ơn và sự ngưỡng mộ đối với những cống hiến của Nguyễn Trường Tộ.
+ Chia sẻ với ông về những suy nghĩ của mình về tình hình đất nước hiện nay.
+ Đề xuất một số giải pháp cho những khó khăn, thử thách mà đất nước đang đối mặt.
+ Thể hiện mong ước giới trẻ ngày nay sẽ luôn cố gắng để giữ gìn và phát huy hơn nữa những thành tựu của cha ông để lại.
♦ Yêu cầu số 2: Câu chuyện về vua Hàm Nghi:
+ Vua Hàm Nghi là vị vua thứ 8 của triều đại nhà Nguyễn.
+ Nhà vua phát động phong trào Cần Vương, tạo nên một làn sóng chống Pháp mạnh mẽ thời bấy giờ.
+ Tuy nhiên, chính quyền thực dân Pháp đã bắt được vua Hàm Nghi khi ông chỉ mới 17 tuổi. Mặc dù Pháp đã tìm mọi cách để chiêu dụ, mua chuộc nhà vua hợp tác, song ông đã thẳng thừng từ chối. Vì thế, ông đã bị bắt và lưu đày ông sang 1 quốc gia ở Bắc Phi ngày nay.
+ Hàm Nghi là một vị vua có tài và yêu nước, dám quyết liệt chống lại thực dân Pháp xâm lược. Dù biến động thời cuộc và phải sống ở xứ người đến khi qua đời, nhưng những gì nhà vua làm được trong thời gian trị vì sẽ là niềm tự hào trong lịch sử dân tộc.
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 11: Khởi nghĩa Lam Sơn và Triều Hậu Lê
Bài 12: Triều Nguyễn
Bài 13: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
Bài 15: Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975
Bài 16: Đất nước Đổi mới