Giải bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 5 Bài 13: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Khởi động (trang 61)
Câu hỏi trang 61 Lịch sử và Địa lí 5: Trong những ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945, hàng nghìn người đã ca vang bài hát Tiến quân ca giữa bầu trời Hà Nội. Bài Tiến quân ca đã trở thành Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hãy chia sẻ những điều em biết về Quốc ca và Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Lời giải:
– Cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra bước ngoặt lớn của dân tộc Việt Nam: kết thúc ách cai trị hơn 80 năm của thực dân Pháp và gần 5 năm của quân phiệt Nhật; chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ. Đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập, tự do, nhân dân lao động năm chính quyền, làm chủ đất nước.
– Quốc ca Việt Nam là bài “Tiến quân ca” do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác, với những giai điệu thiêng liêng, hào hùng.
Khám phá (trang 61, 62, 63, 64, 65)
Câu hỏi trang 61 Lịch sử và Địa lí 5: Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, 3, 4, em hãy:
• Nêu những việc Nguyễn Ái Quốc đã làm ở Cao Bằng và kể lại câu chuyện Bác Hồ về nước.
• Kể lại câu chuyện “Việc này chú Văn có thể làm được không?” và giới thiệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1:
– Những việc Nguyễn Ái Quốc đã làm ở Cao Bằng: Ở Cao Bằng, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực chỉ đạo xây dựng lực lượng, căn cứ địa cách mạng, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.
– Câu chuyện Bác Hồ về nước:
+ Tháng 1-1941, tức ngày mùng 2 Tết Tân Ty, Bác cùng cả đoàn xuất phát từ làng Nậm Quang (Trung Quốc).
+ Sau 8 giờ đi đường, khoảng 12 giờ trưa thì đoàn về đến cột mốc 108 trên biên giới Việt-Trung thuộc xã Trường Hà, châu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
+ Đứng bên cạnh cột mốc biên giới, Bác lặng người đi, mắt hướng về Tổ quốc, ngắm nhìn núi rừng Cao Bằng trùng điệp.
+ Sau 30 năm bôn ba khắp năm châu tìm đường cứu nước, nay Bác đã trở về.
♦ Yêu cầu số 2:
– Câu chuyện “Việc này chú Văn có thể làm được không?”:
+ Trong một cuộc họp năm 1944, Bác phân tích tinh hình: “Lực lượng vũ trang của ta hiện nay đã ít lại phân tán quá. Bây giờ nên tập hợp những cán bộ, chiến sĩ anh dũng nhất, những vũ khí tốt nhất, tổ chức thành một đội vũ trang…
+ Sau khi trao đổi để tìm người chỉ huy, Người ngỏ ý hỏi: “Việc này giao chú Văn (bí danh của Võ Nguyên Giáp) phụ trách. Chú Văn có thể làm được không?
+ Anh Văn trả lời ngay vào câu hỏi bằng ba tiếng: “Có thể được!”
– Một vài nét về Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
+ Võ Nguyên Giáp (1911-2013) quê ở Quảng Bình. Ông từng là sinh viên Luật của Đại học Đông Dương và là giáo viên dạy Lịch sử ở một trường tư tại Hà Nội.
+ Ngày 22-12-1944, Võ Nguyên Giáp chỉ huy Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam).
+ Năm 37 tuổi, Võ Nguyên Giáp được phong Đại tướng và trở thành vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Câu hỏi trang 64 Lịch sử và Địa lí 5: Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6, em hãy kể lại một sự kiện diễn ra trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
Lời giải:
– Sự kiện diễn ra trong Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội:
+ Vào sáng 19/8, người dân và các tỉnh lân cận đổ về quảng trường Nhà hát Lớn dự cuộc mít tinh do mặt trận Việt Minh tổ chức.
+ Quần chúng cách mạng cùng lực lượng tự vệ vũ trang lần lượt chiếm các cơ quan đầu não của địch.
+ Đến tối, cuộc khởi nghĩa giành lại chính quyền thắng lợi
Câu hỏi trang 65 Lịch sử và Địa lí 5:
• Đọc thông tin và quan sát hình 7, em hãy kể lại câu chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh viết và đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”.
• Nêu cảm nhận của em về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi lễ đọc “Tuyên ngôn Độc lập”.
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1: Câu chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh viết và đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”.
+ Trong căn buồng nhỏ thiếu ánh sáng của ngôi nhà nằm giữa phố phường cổ kính của Hà Nội, Bác ngồi làm việc, khi thì viết, khi thì đánh máy.
+ Một buổi sáng, Bác và anh Nhân (bí danh của Trường Chinh) gọi mọi người tới để đọc thông qua tập thể Bản Tuyên ngôn lịch sử đã thảo xong.
+ Như lời Bác nói lại sau này, đó là những giờ phút sảng khoái nhất của Người.
+ Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
♦ Yêu cầu số 2: Cảm nhận của em về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi lễ đọc “Tuyên ngôn Độc lập”:
+ Trong buổi tuyên ngôn độc lập, hình ảnh Bác rất tôn nghiêm, ăn mặc giản dị như một người cha cả đời lam lũ. Hình ảnh ấy gợi lên sự thân thuộc giữa toàn nhân dân và Bác. Tưởng chừng Bác như một người anh,người cha.
+ Bài phát biểu rất giản dị nhưng chứa đầy tình yêu thương của người cha già Việt Nam.
Luyện tập (trang 66)
Luyện tập 1 trang 66 Lịch sử và Địa lí 5: Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo đúng tiến trình lịch sử: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập; Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập; Nguyễn Ái Quốc về nước; Thủ đô Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền.
Lời giải:
– Các sự kiện theo đúng tiến trình lịch sử:
+ Nguyễn Ái Quốc về nước: 28/7/1941.
+ Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập: 22/9/1944.
+ Thủ đô Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền: 19/8/1945.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập: 2/ 9/1945.
Luyện tập 2 trang 66 Lịch sử và Địa lí 5: Kể lại thắng lợi ở một trong số các địa phương: Hà Nội, Huế, Sài Gòn,… trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 dựa vào tư liệu lịch sử (câu chuyện, tranh ảnh, văn bản,…) mà em đã sưu tầm.
Lời giải:
– Thắng lợi vang dội của Cách mạng tháng Tám tại Sài Gòn-Gia Định:
+ Sau khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, tình hình cách mạng ở Việt Nam diễn ra sôi nổi.
+ Tại Sài Gòn-Gia Định, Ủy ban Khởi nghĩa Nam Bộ đã khẩn trương chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
+ Ngày 18/8, Ủy ban Khởi nghĩa Nam Bộ ra lệnh tổng khởi nghĩa.
+ Ngày 19/8, các đội tự vệ, du kích vũ trang phối hợp với quần chúng nhân dân bao vây, tiến công các cơ quan đầu não của chính quyền bù nhìn Nhật-Mãn ở Sài Gòn-Gia Định.
+ Chiều 19/8: Toàn bộ các cơ quan đầu não của chính quyền bù nhìn Nhật-Mãn bị ta chiếm lĩnh.
+ Ngày 23/8: Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Nam Bộ được thành lập.
Vận dụng (trang 66)
Vận dụng trang 66 Lịch sử và Địa lí 5: Viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật hoặc câu chuyện có trong bài học.
Lời giải:
Qua bài trên, người để lại cho em ấn tượng nhất có lẽ là anh Kim Đồng. Anh tham gia cách mạng từ sớm, làm nhiệm vụ giao liên, chuyển thư và đưa đón cán bộ cách mạng. Nhưng trong một lần làm nhiệm vụ anh đã sẵn sàng hi sinh thân mình để đánh lạc hướng địch. Anh chính là người Đội trưởng đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Có thể thấy Kim Đồng tuy tuổi còn nhỏ nhưng ý chí vô cùng lớn. Anh dũng cảm, mưu trí, có tấm lòng cao cả hướng về cách mạng, không tiếc hi sinh bản thân mình cho sự nghiệp vĩ đại của dân tộc.
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 12: Triều Nguyễn
Bài 13: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Bài 14: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
Bài 15: Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975
Bài 16: Đất nước Đổi mới
Bài 17: Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa