Giải Khoa học lớp 5 Bài 9: Mạch điện đơn giản. Vật dẫn điện và vật cách điện
Câu hỏi mở đầu trang 34 SGK Khoa học lớp 5: Bên trong đèn pin có những bộ phận nào? Vì sao bóng đèn pin phát sáng?
Trả lời:
– Bên trong đèn pin có những bộ phận là: bóng đèn, công tắc, pin, dây dẫn điện.
– Bóng đèn pin phát sáng vì khi bật đèn (bật công tắc), pin cung cấp năng lượng làm cho bóng đèn pin phát sáng.
1. Mạch điện thắp sáng đơn giản
Giải Khoa học lớp 5 trang 35
Hoạt động khám phá trang 35 SGK Khoa học lớp 5: Từ các dụng cụ ở hình 2, mắc được mạch điện thắp sáng đơn giản như hình 3. Hãy:
– Chỉ ra điểm khác nhau của hai mạch điện hình 3a và 3b.
– Chỉ trên hình 3a và 3b, mô tả cấu tạo, hoạt động của mạch điện thắp sáng.
Trả lời:
– Điểm khác nhau của hai mạch điện hình 3a và 3b là: Hình 3a, khoá K (công tắc) đóng nên bóng đèn sáng, hình 3b khoá K (công tắc) mở nên bóng đèn không sáng.
– Cấu tạo, hoạt động của mạch điện thắp sáng:
+ Cấu tạo của mạch điện thắp sáng gồm pin (nguồn điện), bóng đèn, khoá K (công tắc) được nối với nhau bằng các dây dẫn điện tạo 1 mạch điện kín.
+ Hoạt động của mạch điện thắp sáng là: Khi khoá K (bật công tắc), có dòng điện sẽ chạy trên dây dẫn điện, pin cung cấp năng lượng (dòng điện) làm cho bóng đèn phát sáng.
Hoạt động luyện tập, vận dụng 1 trang 35 SGK Khoa học lớp 5: Vì sao đèn sáng ở mạch điện hình 3a, đèn không sáng ở mạch điện hình 3b? Làm thế nào để đèn sáng?
Trả lời:
Hình 3a, công tắc đóng, có dòng điện chạy nên đèn sáng, hình 3b công tắc mở nên đèn không sáng.
Hoạt động luyện tập, vận dụng 2 trang 35 SGK Khoa học lớp 5: Vì sao bóng đèn ở hình 4 không sáng?
Trả lời:
Bóng đèn ở hình 4 không sáng vì mạch điện hở (1 đầu dây dẫn điện kết nối ở bóng đèn chưa được cắm).
2. Vật dẫn điện và vật cách điện
Giải Khoa học lớp 5 trang 36
Hoạt động khám phá 1 trang 36 SGK Khoa học lớp 5: Lắp vào mạch điện hình 3b hai cái kẹp dây điện như hình 5. Dùng hai kẹp dây điện kẹp vào hai đầu miếng bìa (hình 6) và đóng khoá K thì đèn sáng hay không sáng? Miếng bìa là vật dẫn điện hay vật cách điện?
Trả lời:
Đèn không sáng. Miếng bìa là vật cách điện.
Hoạt động khám phá 2 trang 36 SGK Khoa học lớp 5: Thí nghiệm tìm hiểu vật dẫn điện và vật cách điện.
Làm thế nào để biết trong các vật làm từ đồng, nhựa, sắt, da, thiếc, cao su, thuỷ tinh,…. vật nào dẫn điện và vật nào cách điện?
– Đề xuất cách làm thí nghiệm.
– Thực hiện thí nghiệm.
– Từ kết quả thí nghiệm rút ra kết luận: vật nào dẫn điện và vật nào cách điện.
Trả lời:
– Đề xuất cách làm thí nghiệm: Lắp vào mạch điện hình 3b hai cái kẹp dây điện như hình 5.
Dùng hai kẹp dây điện kẹp vào hai đầu của vật (bằng đồng, nhựa, sắt, da, thiếc, cao su, thuỷ tinh …) như tương tự như thí nghiệm kẹp miếng bìa (hình 6) và đóng khoá K thì đèn sáng hay không sáng? Từ đó sẽ biết được vật thử là vật dẫn điện hay vật cách điện?
– Vật dẫn điện là đồng, sắt, thiếc (đèn sáng) và vật cách điện là nhựa, da, cao su, thuỷ tinh,… (đèn không sáng).
Hoạt động khám phá 3 trang 36 SGK Khoa học lớp 5: Tìm hiểu mạch điện hình 3 (trang 35), chỉ ra những bộ phận làm bằng vật dẫn điện, vật cách điện.
Trả lời:
Trong mạch điện hình 3 (trang 35), những bộ phận làm bằng vật dẫn điện là điện cực kim loại, lõi dây dẫn điện, pin, dây tóc bóng đèn,…; vật cách điện là đế gỗ, vỏ bọc dây dẫn điện, vỏ bóng đèn.
Hoạt động luyện tập, vận dụng trang 36 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát hình 7.
– Chỉ ra những bộ phận làm bằng vật dẫn điện, vật cách điện ở mỗi đồ dùng.
– Vì sao lại sử dụng vật dẫn điện hoặc vật cách điện ở mỗi bộ phận đó?
Trả lời:
– Quạt điện: đầu phích cắm, lõi dây dẫn, động cơ đầu máy là vật dẫn điện; toàn bộ vỏ bọc nhựa bên ngoài từ cánh quạt, khung, công tắc, đế quạt là vật cách điện.
– Máy sấy tóc: đầu phích cắm, lõi dây dẫn, động cơ máy là vật dẫn điện; toàn bộ vỏ bọc nhựa bên ngoài, công tắc là vật cách điện.
– Bàn là: đầu phích cắm, lõi dây dẫn, động cơ bên trong, mặt bàn là là vật dẫn điện; toàn bộ vỏ bọc nhựa, nút xoay điều khiển là vật cách điện.
Sử dụng vật dẫn điện hoặc vật cách điện ở mỗi bộ phận đó để phù hợp với chức năng cần dẫn điện hay không và tránh các trường hợp nguy hiểm khi có điện hở.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 8: Sử dụng năng lượng điện
Bài 9: Mạch điện đơn giản. Vật dẫn điện và vật cách điện
Bài 10: Năng lượng chất đốt
Bài 11: Sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước chảy
Bài 12: Ôn tập chủ đề Năng lượng
Bài 13: Sinh sản của thực vật có hoa