Giải bài tập GDCD 9 Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
Mở đầu trang 35 Bài 6 GDCD 9: Em hãy chia sẻ suy nghĩ của bản thân về nhận định: “Thời gian là vàng bạc”.
Trả lời:
(*) Tham khảo: “Thời gian là vàng bạc” – câu nói này nhấn mạnh đến sự quan trọng của thời gian đối với cuộc sống con người, khuyến khích chúng ta không nên lãng phí thời gian. Thời gian đã trôi qua sẽ không thể lấy lại, nếu chúng ta lãng phí thì sẽ bỏ lỡ những cơ hội quý giá và để lại hối tiếc cho bản thân trong tương lai. Khi chúng ta biết tiết kiệm và sử dụng thời gian một cách hợp lý, chúng ta có thể thực hiện nhiều công việc hữu ích cho bản thân và xã hội.
Khám phá trang 35 GDCD 9: Em hãy nhận xét cách xác định công việc và mục tiêu của mỗi công việc của bạn T và bạn S.
Trường hợp 1. T rất thích bóng đá, ngoài giờ học chính khoá ở trường, bạn dành phần lớn thời gian cho việc chơi bóng đá. Thậm chí, buổi trưa và buổi chiều, bạn đều tranh thủ ở lại trường để xem hoặc chơi bóng tới muộn mới về. Tối nào về nhà, T đều bị rơi vào trạng thái mệt mỏi và không thể tập trung học. Bạn thường xuyên không hoàn thành hết bài tập trước khi tới lớp. Trường hợp 2. Trong tuần tới, P và bạn S phải hoàn thành sản phẩm tuyên truyền và thuyết trình trước lớp. Buổi họp nhóm nào P cũng hỏi S: “Bạn đã làm xong phần thiết kế sản phẩm của bạn chưa? Để tớ còn hoàn thiện nốt phần thuyết trình”. Bạn S thường xuyên trả lời: “Từ từ đã, đã đến hạn đâu mà phải vội, thiết kế sản phẩm thì cần phải có cảm hứng mới làm được”. |
Trả lời:
– Cả hai bạn T và S đều có sai sót trong việc xác định công việc và mục tiêu. Cụ thể:
+ Bạn T sắp xếp thời gian không cân đối giữa việc học tập và việc giải trí.
+ Bạn S thường xuyên tìm lí do để trì hoãn thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Khám phá trang 35 GDCD 9: Em hãy dự đoán kết quả cách quản lí thời gian của T và S.
Trường hợp 1. T rất thích bóng đá, ngoài giờ học chính khoá ở trường, bạn dành phần lớn thời gian cho việc chơi bóng đá. Thậm chí, buổi trưa và buổi chiều, bạn đều tranh thủ ở lại trường để xem hoặc chơi bóng tới muộn mới về. Tối nào về nhà, T đều bị rơi vào trạng thái mệt mỏi và không thể tập trung học. Bạn thường xuyên không hoàn thành hết bài tập trước khi tới lớp. Trường hợp 2. Trong tuần tới, P và bạn S phải hoàn thành sản phẩm tuyên truyền và thuyết trình trước lớp. Buổi họp nhóm nào P cũng hỏi S: “Bạn đã làm xong phần thiết kế sản phẩm của bạn chưa? Để tớ còn hoàn thiện nốt phần thuyết trình”. Bạn S thường xuyên trả lời: “Từ từ đã, đã đến hạn đâu mà phải vội, thiết kế sản phẩm thì cần phải có cảm hứng mới làm được”. |
Trả lời:
+ Nếu tiếp tục duy trì cách quản lí thời gian như hiện tại, kết quả học tập của bạn T sẽ bị ảnh hưởng; sức khỏe của T cũng giảm sút.
+ Nếu tiếp tục duy trì cách quản lí thời gian như hiện tại, bạn S sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ thiết kế sản phẩm thuyết trình, điều này gây ảnh hưởng xấu đến kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập chung của cả nhóm.
Khám phá trang 35 GDCD 9: Theo em, thế nào là quản lí thời gian hiệu quả, tại sao phải quản lÍ thời gian hiệu quả?
Trường hợp 1. T rất thích bóng đá, ngoài giờ học chính khoá ở trường, bạn dành phần lớn thời gian cho việc chơi bóng đá. Thậm chí, buổi trưa và buổi chiều, bạn đều tranh thủ ở lại trường để xem hoặc chơi bóng tới muộn mới về. Tối nào về nhà, T đều bị rơi vào trạng thái mệt mỏi và không thể tập trung học. Bạn thường xuyên không hoàn thành hết bài tập trước khi tới lớp. Trường hợp 2. Trong tuần tới, P và bạn S phải hoàn thành sản phẩm tuyên truyền và thuyết trình trước lớp. Buổi họp nhóm nào P cũng hỏi S: “Bạn đã làm xong phần thiết kế sản phẩm của bạn chưa? Để tớ còn hoàn thiện nốt phần thuyết trình”. Bạn S thường xuyên trả lời: “Từ từ đã, đã đến hạn đâu mà phải vội, thiết kế sản phẩm thì cần phải có cảm hứng mới làm được”. |
Trả lời:
– Quản lí thời gian hiệu quả là cách sắp xếp, sử dụng thời gian hợp lí, tránh lãng phí thời gian để hoàn thành tốt các công việc theo mục tiêu đã đặt ra.
– Phải quản lÍ thời gian hiệu quả, vì: quản lí thời gian hiệu quả giúp chúng ta chủ động trong cuộc sống; nâng cao năng suất, hiệu quả công việc; giảm áp lực, tạo động lực; từng bước hoàn thiện bản thân.
Khám phá trang 36 GDCD 9: Để quản lí thời gian hiệu quả, em cần rèn luyện những kĩ năng nào? Vì sao?
Trả lời:
– Để quản lí thời gian hiệu quả, em cần rèn luyện những kĩ năng như:
+ Xác định mục tiêu và mức độ ưu tiên của các công việc.
+ Lập kế hoạch.
+ Đảm bảo tính kỉ luật khi thực hiện kế hoạch đã lập ra.
– Vì:
+ Khi xác định được mục tiêu và thứ tự ưu tiên của các công việc, chúng ta có thể cân đối, sắp xếp xem công việc nào cần hoàn thành trước? công việc nào cần hoàn thành sau?,… từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch và thực hiện các công việc.
+ Việc xây dựng kế hoạch thực hiện cũng rất quan trọng. Chúng ta cần: lựa chọn cách thức hoàn thành công việc phù hợp với đặc điểm bản thân; đồng thời, trong quá trình thực hiện, chúng ta cũng cần điều chỉnh kế hoạch (nếu thấy không hợp lí).
+ Để đảm bảo thực hiện hiệu quả kế hoạch quản lí thời gian, chúng ta cần nghiêm túc và đề cao tính kỉ luật.
Khám phá trang 36 GDCD 9: Dựa vào kĩ năng đó, em hãy tư vấn cho bạn T và S ở hoạt động 1 cách để quản lí thời gian hiệu quả hơn.
Trả lời:
Tư vấn cách quản lí thời gian:
– Đối với trường hợp của bạn T: Bạn T cần phân bố thời gian hợp lí hơn giữa việc học tập, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí. Trong đó, ưu tiên hơn cho việc học tập.
+ Sau giờ học chính khóa trên lớp, T nên về nhà ăn uống, nghỉ ngơi.
+ Buổi chiều T nên dành nhiều thời gian để hoàn thành hết các bài tập. Sau khi hoàn thành bài tập, T có thể chơi bóng (khoảng 30 phút – 1 tiếng).
+ Buổi tối, T nên dành thêm thời gian để ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài học mới.
– Đối với trường hợp của bạn S:
+ Bạn P và S nên họp bàn và thống nhất với nhau về một thời hạn cụ thể để hoàn thành sản phẩm thiết kế.
+ Sau khi có thời gian ấn định, bạn S nên tập trung trí lực và thời gian để hoàn thành sớm sản phẩm thiết kế (nên hoàn thành trước hơn 1 ngày). Đối với sản phẩm sau khi thiết kế, hai bạn P và S cần xem xét lại kĩ lưỡng, và dành 1 ngày để điều chỉnh/ bổ sung (nếu có).
Khám phá trang 36 GDCD 9: Em hãy xác định thời gian biểu theo gợi ý dưới đây và thuyết trình các bước em đã thực hiện để xây dựng thời gian biểu đó.
Trả lời:
– Xây dựng thời gian biểu (tham khảo)
THỜI GIAN BIỂU Ngày: Chủ nhật, 28/2/2024 |
|||||
STT |
Công việc |
Mức độ ưu tiên |
Thời hạn |
Thời gian cụ thể |
Cách thực hiện, Người phối hợp |
1 |
– Hoàn thành các công việc nhà (dọn dẹp, nấu cơm,…) |
Ưu tiên số 1 |
1 giờ 30 phút |
– Dành 30 phút để dọn dẹp nhà cửa, sân, vườn,… – Nấu cơm trưa: từ 11 giờ đến 11 giờ 30 phút – Nấu cơm tối: từ 18 giờ đến 18 giờ 30 phút |
– Phân công công việc cụ thể với em trai trong quá trình dọn dẹp nhà của. – Tự mình nấu ăn để chuẩn bị cơm trưa và tối cho gia đình. |
2 |
– Hoàn thành bài tập về nhà và chuẩn bị bài học mới cho ngày hôm sau. |
Ưu tiên số 2 |
2 giờ |
Từ 14 giờ đến 16 giờ |
Tự mình hoàn thiện các bài tập được giao |
3 |
– Chuẩn bị bài thuyết trình của môn Ngữ văn (hoạt động nhóm, diễn ra vào thứ 4 – ngày 21/2) |
Ưu tiên số 3 |
1 giờ |
Từ 16 giờ đến 17 giờ |
– Thực hiện các công việc đã được trưởng nhóm phân công |
4 |
– Chơi bóng đá cùng các bạn trong xóm |
Ưu tiên số 4 |
30 phút |
Từ 17 giờ 15 phút đến 17 giờ 45 phút |
– Giải trí cùng các bạn |
* Các bước em thực hiện để xây dựng thời gian biểu:
– Bước 1: Lập danh sách các công việc cần làm
– Bước 2: Xác định thứ tự ưu tiên của các công việc theo mức độ quan trọng.
– Bước 3: Xác định thời hạn hoàn thành của từng công việc
– Bước 4: Lập kế hoạch cụ thể để hoàn thành các công việc
Luyện tập 1 trang 38 GDCD 9: Em hãy nhận xét cách quản lí thời gian của từng bạn học sinh dưới đây:
Trả lời:
– Ảnh 1: Bạn học sinh trong ảnh đã nhờ bố giữ giúp máy tính và điện thoại để tập trung ôn tập kiến thức. Hành động này cho thấy bạn ấy đã:
+ Xác định được công việc cần ưu tiên hàng đầu trong thời gian này là ôn tập kiến thức để làm bài thi.
+ Đồng thời, bạn ấy cũng có ý thức và hành động loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng việc học tập
– Ảnh 2:
+ Bạn học sinh trong ảnh đã xác định được công việc cần ưu tiên hàng đầu trong thời gian này là hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao. Tuy nhiên, bạn ấy sắp xếp chưa cân đối giữa thời gian học tập và vui chơi giải trí.
+ Lời khuyên đưa ra: bạn nên sắp xếp lại thời gian, làm sao để đảm bảo mỗi ngày có thể dành từ 30 – 45 phút để vui chơi, luyện tập thể dục thể thao. Việc giải trí và luyện tập thể thao sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần và nâng cao sức khỏe.
Luyện tập 2 trang 38 GDCD 9: Em hãy bày tỏ quan điểm của mình về các ý kiến dưới đây và giải thích lí do.
a. Quản lí thời gian hiệu quả là làm được càng nhiều việc trong một khoảng thời gian nhất định càng tốt.
b. Quản lí thời gian hiệu quả là sắp xếp lịch trình cố định và tuân thủ nó một cách nghiêm ngặt, không thay đổi vì bất cứ lí do gì.
c. Quản lí thời gian hiệu quả phải đảm bảo được hoàn thành có kết quả tốt các công việc được giao, cần phải thực hiện và có sự cân bằng để đảm bảo sức khoẻ.
Trả lời:
– Ý kiến a. Không đồng tình, vì: Quản lí thời gian hiệu quả là cách sắp xếp, sử dụng thời gian hợp lí, tránh lãng phí thời gian để hoàn thành tốt các công việc theo mục tiêu đã đặt ra.
– Ý kiến b. Không đồng tình, vì: trong quá trình thực hiện kế hoạch, nếu thấy không hợp lí, chúng ta cần điều chỉnh để đạt được hiệu quả hơn.
– Ý kiến c. Đồng tình. Quản lí thời gian hiệu quả phải đảm bảo được hoàn thành có kết quả tốt các công việc được giao, cần phải thực hiện và có sự cân bằng để đảm bảo sức khoẻ.
Luyện tập 3 trang 39 GDCD 9: Em hãy nêu quan điểm về ý kiến dưới đây và xây dựng bài thuyết trình về quản lí thời gian hiệu quả.
“Chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm mọi việc mình muốn, nhưng chúng ta luôn có đủ thời gian để làm những việc quan trọng nhất”. (Brain Tracy)
Trả lời:
(*) Bài viết tham khảo
Có phải lúc nào bạn cũng thấy thiếu thời gian để hoàn tất mọi công việc trong ngày? Có bao giờ bạn cảm thấy một ngày 24h là quá ngắn? Khi đi học, học sinh phải học cùng lúc rất nhiều môn, mỗi môn đều có bài tập nhóm, bài thuyết trình, bài tập về nhà, bài kiểm tra,… nếu không biết sắp xếp thời gian và mức độ ưu tiên hợp lí cho từng môn học thì sẽ rất dễ bị quá tải, học trước quên sau. Chính vì thế, kỹ năng quản lý thời gian là kỹ năng vô cùng quan trọng trong học tập và công việc, đặc biệt đối với những cô cậu học sinh cuối cấp như chúng mình.
1-Kĩ năng quản lí thời gian là gì?
Kĩ năng quản lí thời gian là kĩ năng lập thời gian biểu hợp lí và khoa học để hoàn thành tốt các công việc cần làm, nhằm sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của bản thân.
2-Tại sao quản lí thời gian lại quan trọng đối với học sinh?
Kĩ năng quản lí thời gian tốt giúp học sinh sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc để có thể hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Học sinh có thể lập kế hoạch trước, dành thời gian cần thiết cho các dự án và bài tập, đồng thời tận dụng thời gian đó tốt hơn. Quản lí thời gian tốt cho phép học sinh trở nên ngăn nắp, tự tin và học tập hiệu quả hơn. Nó giúp học sinh tránh được vấn đề đáng sợ về sự trì hoãn, vốn có thể là một con dốc trơn trượt dẫn đến căng thẳng, thất vọng và bị điểm kém.
3-Làm thế nào để rèn luyện kĩ năng quản lí thời gian?
Sau đây là một vài “bí kíp” có thể giúp chúng ta quản lí thời gian và sắp xếp cuộc sống hợp lí hơn:
Bước 1-Xác định mục tiêu công việc
+ Lập danh sách các công việc, cần làm: liệt kê tất cả những công việc phải làm theo ngày, tuần, tháng, …
+ Xác định mức độ ưu tiên công việc theo: mức độ quan trọng/không quan trọng, gấp gáp/không gấp gáp và sắp xếp theo thứ tự. Ví dụ: công việc A số 1, công việc B số 2, …
+ Xác định thời hạn hoàn thành công việc: ghi rõ ngày, giờ cụ thể phải hoàn thành của từng công việc. Ví dụ: 30 phút/ công việc A, 60 phút/công việc B, …
Bước 2-Lập kế hoạch
+ Lựa chọn cách thức hoàn thành công việc phù hợp với đặc điểm bản thân: lưu ý đến thời điểm, thói quen làm việc hiệu quả nhất của bản thân để lựa chọn cách thức hiệu quả nhất.
+ Phân bổ thời gian cụ thể cho từng công việc. Ví dụ: việc A từ 15 – 15 giờ 30; việc B từ 19 – 20 giờ ;…
+ Điều chỉnh kế hoạch: trong quá trình thực hiện nếu thấy không hợp lí có thể điều chỉnh để đạt được hiệu quả hơn.
Bước 3-Thực hiện kế hoạch: tuân thủ kế hoạch đã lập và đảm bảo tính kỉ luật
+ Không trì hoãn: thực hiện ngay công việc, quyết tâm hết sức thực hiện kế hoạch.
+ Không ôm đồm: không nên làm quá nhiều việc cùng lúc, …
+ Sử dụng các công cụ, kĩ thuật hỗ trợ để quản lí thời gian: giấy nhắc việc, đồng hồ bấm giờ, các ứng dụng trên điện thoại thông minh, …
+ Loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng: không gian làm việc cần yên tĩnh, gọn gàng; tắt các thiết bị hoặc các ứng dụng không phục vụ cho công việc đang làm, …
Kết luận: Nắm giữ thời gian trong tầm tay giúp bạn thành công trong việc chinh phục kiến thức. Bạn hãy dành thời gian để lập ra một kế hoạch học tập tốt nhất và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó của mình, điều chỉnh một cách phù hợp. Chúc bạn đạt kết quả cao nhất trong học tập và thực hiện được ước mơ của mình!
Luyện tập 4 trang 39 GDCD 9: Em hãy vận dụng cách quản lí thời gian hiệu quả để xây dựng thời gian biểu của bản thân trong một tuần và nêu ý tưởng cách thực hiện kế hoạch đó.
Trả lời:
(*) Tham khảo: Thời gian biểu
Thời gian |
Công việc |
|
Sáng |
6 giờ – 7 giờ |
Vệ sinh cá nhân, tập thể dục, ăn sáng |
7 giờ 30 – 11 giờ 30 |
Thứ 2 – thứ 7: học ở trường Chủ nhật: tham gia Câu lạc bộ Bóng đá |
|
Trưa |
11 giờ 30 – 12 giờ |
Ăn trưa |
12 giờ – 12 giờ 30 |
Giúp bố mẹ dọn dẹp |
|
12 giờ 30 – 13 giờ 30 |
Nghỉ trưa |
|
Chiều |
14 giờ – 16 giờ 30 |
Làm bài tập về nhà hoặc các nhiệm vụ học tập được giao (ví dụ: bài thuyết trình/ sản phẩm thực hành,…) |
16 giờ 30 – 17 giờ 30 |
Thứ 2 – thứ 6: chơi đá bóng Thứ 7, Chủ nhật: vẽ tranh |
|
17 giờ 30 – 18 giờ 30 |
Giúp bố mẹ dọn dẹp, chuẩn bị bữa tối |
|
Tối |
18 giờ 30 – 20 giờ |
Tắm, ăn tối, giúp bố mẹ việc nhà, chơi với em |
20 giờ – 21 giờ |
Chuẩn bị bài học cho ngày hôm sau |
|
21 giờ – 21 giờ 30 |
Đọc báo/ đọc sách, vệ sinh cá nhân |
|
21 giờ 30 |
Đi ngủ |
Luyện tập 5 trang 39 GDCD 9: Em hãy kể tên những việc làm, hành động gây xao nhãng, làm lãng phí thời gian mà các bạn học sinh thường mắc phải và xây dựng những nguyên tắc kỉ luật bản thân để tránh những việc làm này.
Trả lời:
– Những việc làm, hành động gây xao nhãng, làm lãng phí thời gian mà các bạn học sinh thường mắc phải:
+ Không gian học tập/ làm việc ồn ào, không gọn gàng.
+ Sử dụng các thiết bị hoặc các ứng dụng không nhằm phục vụ cho mục đích học tập/ làm việc (ví dụ: trò chơi điện tử; truy cập các mạng xã hội như: facebook, Tik Tok,…)
– Nguyên tắc kỉ luật bản thân:
+ Dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để dọn dẹp không gian học tập/ làm việc
+ Khi không nhất thiết phải dùng các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính,…), hãy cất gọn hoặc để các thiết bị đó xa tầm mắt/ tầm với, xa không gian làm việc/ học tập. Trong trường hợp cần phải để các thiết bị đó ở gần, hãy tắt tất cả những chế độ thông báo của các ứng dụng không cần thiết trên điện thoại/ máy tính…
+ Quy định cụ thể: trong một ngày chỉ dành một khoảng thời gian nhất định (vào một khung giờ nhất định) để giải trí bằng các thiết bị điện tử.
+ Tăng cường các hoạt động thể chất, thể dục thể thao, như: đá bóng, bóng rổ,…
Luyện tập 6 trang 39 GDCD 9: Em hãy xác định thời gian biểu theo gợi ý dưới đây và thuyết trình các bước em đã thực hiện để xây dựng thời gian biểu đó.
Trả lời:
STT | Công việc | Mức độ ưu tiên | Thời hạn | Thời gian cụ thể | Cách thực hiện, người phối hợp |
1 | Làm bài tập về nhà | 1 | Từ thứ 2 đến thứ 6 | Cả tuần | Bạn bè, gia đình |
2 | Thể dục – thể thao | 2 | Các ngày trong tuần | Cả tuần | Bạn bè |
3 | Giải trí, nghỉ ngơi | 3 | Chủ yếu cuối tuần | Cả tuần | Tự thực hiện |
Vận dụng 1 trang 39 GDCD 9: Em hãy thực hiện kế hoạch quản lí thời gian đã xây dựng ở bài luyện tập 4 và cho biết:
– Những việc em đã làm được.
– Những việc em chưa làm được.
– Nguyên nhân và cách khắc phục.
Chia sẻ với các bạn trong lớp.
Trả lời:
(*) Tham khảo:
– Những việc em đã làm được:
+ Đảm bảo thực hiện đúng thời gian biểu các hoạt động liên quan đến việc: học, ôn tập kiến thức và chuẩn bị bài mới.
+ Giúp bố mẹ các công việc nhà, như: dọn dẹp nhà cửa, sân vườn, nấu cơm, rửa bát,…
– Những việc em chưa làm được:
+ Chưa nghiêm túc trong việc thực hiện hoạt động tập thể dục buổi sáng.
+ Chưa nghiêm túc thực hiện việc đi ngủ đúng giờ, nhiều hôm vẫn thức khuya để đọc truyện tranh/ giải trí qua điện thoại,…
– Nguyên nhân và cách khắc phục:
– Nguyên nhân:
+ Ngủ dậy muộn; lười biếng nên không tập thể dục buổi sáng.
+ Chưa cân đối được thời gian học tập, sinh hoạt với vui chơi giải trí; sử dụng nhiều thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính,…)
– Cách khắc phục:
+ Thiết lập các nguyên tắc kỉ luật bản thân và nghiêm túc thực hiện những nguyên tắc đó.
+ Nhờ sự hỗ trợ, giám sát của bố mẹ/ người thân trong quá trình thực hiện thời gian biểu.
Vận dụng 2 trang 39 GDCD 9: Em hãy sưu tầm và chia sẻ với các bạn trong lớp các công cụ, ứng dụng, phần mềm giúp quản lí thời gian hiệu quả.
Trả lời:
– Một số phần mềm, ứng dụng giúp quản lí thời gian hiệu quả: Trello, Toggl; Workflow; Shift; RescueTime; Timely; My life Orrganized,…
Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục công dân 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 5: Bảo vệ hoà bình
Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
Bài 7: Thích ứng với thay đổi
Bài 8: Tiêu dùng thông minh
Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế