Giải bài tập GDCD 9 Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế
Mở đầu trang 58 Bài 10 GDCD 9: Em hãy cho biết các hình ảnh dưới đây đề cập đến những hoạt động kinh tế nào? Khi tham gia vào các hoạt động kinh tế đó, mọi người có quyền và nghĩa vụ gì?
Trả lời:
– Ảnh 1:
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, các chủ thể cần nghiêm túc tuân thủ các quy định của pháp luật
– Ảnh 2:
+ Hoạt động tiêu dùng
+ Người tiêu dùng phải thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng (VAT)
Khám phá trang 59 GDCD 9: Từ thông tin trên, em hãy cho biết theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi tham gia kinh doanh mọi người có quyền và nghĩa vụ như thế nào.
Trả lời:
– Pháp luật nước ta quy định, quyền tự do kinh doanh của mọi người bao gồm:
+ Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; Đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì việc kinh doanh được thực hiện sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện của ngành, nghề đó.
+ Lựa chọn hình thức, quy mô kinh doanh; có quyền quyết định quy mô kinh doanh phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.
+ Tự chủ kinh doanh, được tự mình lựa chọn và quyết định hình thức, cách thức huy động vốn; tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng trong kinh doanh.
– Nghĩa vụ của mọi người bao gồm:
+ Tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh;
+ Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp và người tiêu dùng;
+ Tuân thủ các quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường, an sinh xã hội.
Khám phá trang 59 GDCD 9: Em hãy nhận xét hành vi của mỗi chủ thể trong các tình huống trên và cho biết những hành vi đó vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền tự do kinh doanh.
Trả lời:
– Tình huống 1. anh T đã có hành vi vi phạm là: buôn bán sản phẩm không có trong giấy phép kinh doanh. Cụ thể: giấy phép kinh doanh của cửa hàng anh T là: thực phẩm sạch. Tuy nhiên, anh T đã bán thêm một số mặt hàng khác như rượu, bia, thuốc lá.
– Tình huống 2. bà D đã có hành vi vi phạm là: kinh doanh sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ (Với mục đích tăng thêm lợi nhuận của cửa hàng, bên cạnh các loại thuốc chữa bệnh được nhập từ các công ty có uy tín, bà D đã nhập thêm các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ).
Khám phá trang 61 GDCD 9: Em hãy nhận xét hành vi của mỗi chủ thể trong các tình huống trên và cho biết những hành vi đó vi phạm quy định nào của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế. Vì sao?
Tình huống 1. Chị N có thu nhập rất cao từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, trong nhiều năm liền, chị N lại không thực hiện việc kê khai và quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Tình huống 2. Công ty A và công ty B kí kết các hợp đồng mua bán hàng hóá với nhau trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm. Để giảm mức thuế phải đóng, ông H là giám đốc của công ty A đã cùng ông M là giám đốc của công ty B trốn thuế bằng cách ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá. |
Trả lời:
– Tình huống 1. chị N đã có hành vi vi phạm pháp luật là: Không thực hiện kê khai và quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
– Tình huống 2. ông H (giám đốc công ty A) và ông M (giám đốc công ty B) đã có hành vi vi phạm pháp luật về nộp thuế. Cụ thể: Để giảm mức thuế phải đóng, ông H đã cùng ông M trốn thuế bằng cách ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá.
Luyện tập 1 trang 62 GDCD 9: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
A. Mọi người có quyền được kinh doanh tất cả các mặt hàng.
B. Mọi người có quyền lựa chọn hình thức kinh doanh và không được thay đổi.
C. Khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện, mọi người cần đảm bảo các yêu cầu theo quy định của pháp luật.
D. Hành vi trốn thuế chỉ phải nộp đủ số tiền thiếu cho cơ quan có thẩm quyền.
E. Mọi người khi có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
G. Kinh doanh trực tuyến không cần phải đăng kí kinh doanh.
Trả lời:
– Ý kiến a. Không đồng tình, vì: mọi người chỉ được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; Đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì việc kinh doanh được thực hiện sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện của ngành, nghề đó.
– Ý kiến b. Không đồng tình, vì: mọi người có quyền lựa chọn hình thức kinh doanh và có thể thay đổi sao cho phù hợp với điều kiện, khả năng của mình và đúng quy định của pháp luật.
– Ý kiến c. Đồng tình. Đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì việc kinh doanh được thực hiện sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện của ngành, nghề đó.
– Ý kiến d. Không đồng tình, vì: tùy vào mức độ nghiêm trọng và số tiền trốn thuế, hành vi trốn thuế có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Ý kiến e. Không đồng tình, vì: người lao động không phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu thu nhập chưa đạt ngưỡng quy định hoặc số thuế phải nộp sau quyết toán ≤ 50.000 đồng.
– Ý kiến g. Không đồng tình, vì: việc kinh doanh trực tuyến sẽ bắt buộc phải đăng ký kinh doanh trong trường hợp hoạt động bán hàng online qua việc thiết lập website nhằm cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử. Còn đối với việc bán hàng online trên các nên tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook,… thì sẽ không phải thực hiện đăng ký kinh doanh.
Luyện tập 2 trang 62 GDCD 9: Em hãy nhận xét việc làm của các chủ thể dưới đây.
a. Khi kiểm tra cửa hàng vật liệu xây dựng của chị M, đội quản lí thị trường đã phát hiện cửa hàng đã sử dụng giấy phép kinh doanh của người khác để hoạt động.
b. Bà H là chủ một doanh nghiệp đã xin cơ quan có thẩm quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh 6 tháng. Tuy nhiên, sau khi đã có quyết định đồng ý của cơ quan chức năng về việc tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp của bà H lại tiếp tục hoạt động bình thường.
c. Mặc dù cửa hàng đã được cấp phép kinh doanh và đi vào hoạt động nhưng bà S vẫn chưa nộp đầy đủ các khoản thuế theo thông báo. Anh V là cán bộ của Chi cục Thuế A đã đến nhắc nhở nhưng bà S vẫn không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Do đó, anh V đã báo cáo lên cơ quan cấp trên để xem xét và xử lí cửa hàng của bà S theo quy định của pháp luật.
Trả lời:
– Tình huống a. Chị M đã có hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh. Cụ thể: Chị M đã sử dụng giấy phép kinh doanh của người khác để hoạt động.
– Tình huống b. Bà H đã có hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh. Cụ thể: Doanh nghiệp của bà H vẫn tiếp tục hoạt động mặc dù đã có quyết định tạm ngừng kinh doanh của cơ quan chức năng.
– Tình huống c.
+ Bà S đã có hành vi vi phạm pháp luật về nộp thuế. Cụ thể: bà S không nộp đủ các khoản thuế; thậm chí, khi đã được anh A – cán bộ chi cục thuế A nhắc nhở, nhưng bà S vẫn không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
+ Anh A – cán bộ chi cục thuế A đã thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình, đúng theo quy định của pháp luật.
Luyện tập 3 trang 63 GDCD 9: Gia đình ông Q có nghề làm bánh kẹo truyền thống và đã đăng kí loại hình kinh doanh hộ gia đình. Khi thấy công việc làm ăn thuận lợi hơn, ông Q muốn chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp tư nhân để phát triển sản xuất.
Theo em, ông Q có thể thực hiện việc chuyển đổi loại hình kinh doanh không? Vì sao?
Trả lời:
– Ông Q có thể thực hiện việc chuyển đổi loại hình kinh doanh, vì theo quy định tại Khoản 2, Điều 7, Luật Doanh nghiệp năm 2020: các chủ thể sản xuất kinh doanh có quyền chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
Luyện tập 4 trang 63 GDCD 9: Để nhân dân trong thôn tăng cường hiểu biết các quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế, ông D là trưởng thôn đã tổ chức một buổi toạ đàm và mời cán bộ thuế của Chi cục thuế đến chia sẻ. Tuy nhiên, bố mẹ của K lại không muốn tham gia với lí do gia đình không kinh doanh nên không cần phải tìm hiểu về nghĩa vụ nộp thuế.
a) Em hãy nhận xét việc làm của ông D. Theo em, việc làm đó có ý nghĩa gì?
b) Nếu là K, em sẽ giải thích như thế nào để bố mẹ hiểu và tham gia buổi toạ đàm.
Trả lời:
a)
– Việc làm của ông D là việc làm tích cực, rất đáng hoan nghênh, học hỏi.
– Việc tổ chức buổi toạ đàm về “nghĩa vụ nộp thuế của công dân” có ý nghĩa quan trọng trong việc:
+ Giúp nhân dân trong địa bàn thôn được nâng cao hiểu biết và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế.
+ Góp phần giáo dục, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của nhân dân.
b)
Nếu là K, em sẽ giải thích để bố mẹ hiểu: nộp thuế là nghĩa vụ của mọi công dân; mặt khác, tham gia buổi tọa đàm, mọi người sẽ có cơ hội được tìm hiểu thêm nhiều kiến thức pháp luật bổ ích về quyền và nghĩa vụ nộp thuế. Do đó, dù gia đình mình không kinh doanh, nhưng vẫn nên tham gia vào buổi tọa đàm.
Vận dụng 1 trang 63 GDCD 9: Em hãy cùng bạn thiết kế áp phích tuyên truyền về nghĩa vụ nộp thuế của mọi người.
Trả lời:
(*) Sản phẩm tham khảo 1
(*) Sản phẩm tham khảo 2
Vận dụng 2 trang 63 GDCD 9: Em hãy viết một bài tuyên truyền về trách nhiệm của công dân trong thực hiện quyền tự do kinh doanh.
Trả lời:
(*) Bài viết tham khảo:
Các bạn thân mến!
Chúng ta đang sống trong một thời đại của tiến bộ và sự phát triển kinh tế, nơi mà quyền tự do kinh doanh được coi là một trong những nền tảng quan trọng nhất của sự thịnh vượng và tự do cá nhân. Tuy nhiên, sự tự do này đến cùng với trách nhiệm, và chúng ta, như những công dân tôn trọng và yêu quý quyền tự do này, cần nhận thức và thực hiện trách nhiệm của mình đối với sự phát triển bền vững của xã hội và nền kinh tế. Theo tôi, trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh được thể hiện qua một số phương diện sau:
Thứ nhất, tuân thủ pháp luật: Quyền tự do kinh doanh không có nghĩa là tự do làm bất cứ điều gì mà không bị ràng buộc bởi pháp luật. Chúng ta phải tuân thủ các quy định, quy tắc và luật pháp liên quan đến kinh doanh, từ luật thuế đến quy định về an toàn thực phẩm và môi trường.
Thứ hai, tôn trọng cộng đồng: Kinh doanh không chỉ là vấn đề của cá nhân mà còn là vấn đề của cả cộng đồng. Chúng ta cần phải đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh của mình không gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, cộng đồng và xã hội xung quanh. Tôn trọng và hỗ trợ cộng đồng là một phần không thể thiếu của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.
Thứ ba, khuyến khích sự tự do và cạnh tranh công bằng: Quyền tự do kinh doanh cũng là quyền được sáng tạo và cạnh tranh. Tuy nhiên, sáng tạo và cạnh tranh chỉ là tích cực khi nó được thực hiện một cách công bằng và minh bạch. Công dân cần tôn trọng quy định cạnh tranh và hành động theo đúng tinh thần của chúng.
Thứ tư, phát triển bền vững: Trong khi tìm kiếm lợi ích cá nhân, chúng ta không nên quên về sự phát triển bền vững của nền kinh tế và xã hội. Kinh doanh cần được thực hiện một cách bền vững, tôn trọng tài nguyên và hỗ trợ sự phát triển bền vững trong tương lai.
Thứ năm, đóng góp vào sự phát triển quốc gia: Cuối cùng, như những thành viên của một cộng đồng lớn hơn, chúng ta có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển của quốc gia. Đây là sự phát triển không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội và văn hóa.
Hãy nhớ rằng quyền tự do kinh doanh không phải là một đặc quyền mà là một trách nhiệm. Chúng ta, như những công dân tự do và trí tuệ, phải thực hiện trách nhiệm của mình một cách tự giác và có trách nhiệm. Chỉ khi đó, quyền tự do kinh doanh mới thực sự trở nên ý nghĩa và đáng trân trọng.
Cảm ơn bạn đã lắng nghe và thực hiện trách nhiệm của mình trong quá trình xây dựng một xã hội và nền kinh tế phát triển và bền vững.
Trân trọng!
Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục công dân 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 5: Bảo vệ hoà bình
Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
Bài 7: Thích ứng với thay đổi
Bài 8: Tiêu dùng thông minh
Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế