Giải bài tập Địa lí 6 Bài 5: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và kích thước của Trái Đất
Câu hỏi giữa bài
Câu hỏi trang 120 Địa Lí lớp 6: Quan sát hình 5.1, hãy xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
Lời giải:
– Vị trí của Trái Đất:
+ Trong hệ Mặt Trời có 8 hành tinh ( sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thiên Vương, sao Hải Vương)
+ Trái Đất ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
Câu hỏi trang 121 Địa Lí lớp 6: Quan sát hình 5.3A, hãy giải thích tại sao nhìn con tàu ngoài xa qua kính viễn vọng, ta thấy boong tàu gần như bị chìm trong nước biển, trong khi sự thật thì không phải thế.
Lời giải:
Do Trái Đất có hình cầu trong khi đường trên đài quan sát lại là một đường thẳng.
Luyện tập & Vận dụng
Luyện tập và Vận dụng 1 trang 121 Địa Lí lớp 6: Hãy mô tả hệ Mặt Trời theo gợi ý sau:
– Mặt Trời.
– Các hành tinh:
+ Tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
+ Hành tinh lớn nhất và hành tinh nhỏ nhất.
+ Hành tinh ở vị trí gần Mặt Trời nhất và hành tinh ở vị trí xa Mặt Trời nhất.
Lời giải:
Mô tả hệ Mặt Trời
– Mặt Trời là một ngôi sao lớn, tự phát ra ánh sáng nằm ở trung tâm của hệ Mặt Trời.
– Các hành tinh:
+ Trong hệ Mặt Trời có 8 hành tinh, lần lượt theo thứ tự xa dần Mặt Trời đó là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải vương tinh.
+ Sao Mộc là hành tinh lớn nhất, Sao Thổ là hành tinh nhỏ nhất.
+ Hành tinh có vị trí ở gần Mặt Trời nhất là Thủy tinh và hành tinh có vị trí xa Mặt Trời nhất là Hải vương tinh.
Luyện tập và Vận dụng 2 trang 121 Địa Lí lớp 6: Quan sát hình 5.2, hãy giải thích tại sao để quan sát được xa hơn tàu thuyền ngoài khơi, ta cần lên các đài quan sát cao hơn.
Lời giải:
Để quan sát được các tàu thuyền ngoài xa ta thường phải lên các đài quan sát cao hơn là do Trái Đất có dạng hình cầu, nếu ta chỉ ở ngang bằng với mặt biển thì chỉ nhìn được đến khoảng cách ngắn nhất định; còn khi lên đài quan sát cao hơn, tầm nhìn của ta sẽ xa và rộng hơn.