Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án: Tổng kết chương 9 – Địa lí dịch vụ:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ LỚP 10
TỔNG KẾT CHƯƠNG IX – ĐỊA LÍ DỊCH VỤ
Câu 1: Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch phụ thuộc vào
A. Mức sống, mức thu nhập.
B. Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa.
C. Phân bố dân cư.
D. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.
Lời giải:
Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch phụ thuộc chủ yếu vào sự phân bố tài nguyên du lịch tự nhiên (cảnh quan, biển, núi rừng…) và nhân văn (di tích văn hóa – lịch sử, chùa chiền, lễ hội…). Đây là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Điều nào sau đây là đúng khi cung lớn hơn cầu?
A. Giá cả có xu hướng tăng lên.
B. Hàng hoá khan hiếm.
C. Sản xuất có nguy cơ đình trệ.
D. Kích thích nhà sản xuất mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Lời giải:
Khi cung lớn hơn cầu thì giá cả của hàng hóa sẽ giảm xuống, sản xuất có nguy cơ đình trệ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Đối với việc hình thành các điểm du lịch, yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng là
A. Sự phân bố tài nguyên du lịch
B. Sự phân bố các điểm dân cư.
C. Trình độ phát triển kinh tế.
D. Cơ sở vật chất, hạ tầng
Lời giải:
Đối với việc hình thành các điểm du lịch, yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng là sự phân bố tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là tiền đề để phát triển ngành du lịch, sự phân bố của tài nguyên du lịch có ảnh hưởng lớn đến mạng lưới du lịch.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Thương mại là khâu nối giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua
A. Việc vận chuyển hàng hóa giữa bên bán và bên mua.
B. Việc luân chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
C. Việc luân chuyển các loại hàng hóa dịch vụ giữa các vùng.
D. Việc trao đổi các loại hàng hóa dịch vụ giữa các địa phương với nhau.
Lời giải:
Thương mại là khâu nối giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Ở miền núi , ngành giao thông vận tải kém phát triển chủ yếu do
A. Địa hình hiểm trở.
B. Khí hậu khắc nghiệt.
C. Dân cư thưa thớt.
D. Khoa học kĩ thuật chưa phát triển.
Lời giải:
Khu vực miền núi có địa hình hiểm trở, cắt xẻ mạnh gây cản trở lớn đến hoạt động vận tải đường bộ, đường sắt. Mặt khác chi phí xây dựng thiết kế, thi công các con đường ở miền núi cũng tốn nhiều chi phí và công sức hơn. Do vậy, khu vực miền núi có giao thông vận tải kém phát triển.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn tới phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải thể hiện ở
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Lời giải:
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn tới phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải thể hiện ở việc quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải; Công tác thiết kế và khai thác công trình vận tải cùng với đó là hoạt động của các phương tiện vận tải
=> Nhận định 1, 2, 3 đúng
– Nhận xét điều kiện tự nhiên không ảnh hưởng đến sự có mặt và vai trò của các loại hình giao thông vận tải là không đúng (vận tải đường thủy phụ thuộc rất lớn vào các con sông)
– Việc thiết kế các phương tiện vận tải phụ thuộc một phần vào điều kiện tự nhiên (chỉ đúng với các phương tiện xe công trình, khoan đào, ủi, hay xe chuyên dụng ở những địa hình đặc biệt), còn lại các dòng phương tiện vận tải khác có thiết kế đa dạng phụ thuộc vào sự sáng tạo, phong cách hay tính ứng dụng, thị hiếu nhu cầu khách hàng.
=> Nhận xét điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến thiết kế các phương tiện vận tải là không đúng.
=> Như vậy có 3 nhận định đúng,2 nhận định sai
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Sự phát triển của khoa học kĩ thuật làm cho danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng
A. Mở rộng.
B. Ngày càng cạn kiệt.
C. Ổn định không thay đổi.
D. Thu hẹp.
Lời giải:
Khoa học kĩ thuật phát triển giúp con người phát hiện ra nhiều nguồn tài nguyên mới đồng thời nâng cao giá trị sử dụng các tài nguyên.
Ví dụ:
– Khoa học công nghệ đã tạo ra nhiều vật liệu mới thay thế (sợi dẻo tổng hợp, polyme, vật liệu bán dẫn….).
=> Như vậy, sự phát triển của khoa học kĩ thuật làm cho danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng mở rộng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Vì sao ở Nhật Bản phương tiện vận tải đường biển phát triển nhất?
A. Nhật Bản là một quần đảo, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh.
B. Có địa hình núi và cao nguyên chiếm đa số.
C. Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới về ngành công nghiệp đóng tàu.
D. Có nhiều hải cảng lớn.
Lời giải:
Ở Nhật Bản phương tiện vận tải đường biển phát triển nhất là do Nhật Bản là một quần đảo, bờ biển khúc khuỷu và có nhiều vũng vịnh => tạo điều kiện hình thành các cảng biển lớn với năng suất cao. Giao thông vận tải biển sẽ là một xương sống huyết mạch nối các tỉnh, đảo, quần đảo với nhau, nối Nhật Bản với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành
A. Dịch vụ công.
B. Dịch vụ tiêu dùng.
C. Dịch vụ kinh doanh.
D. Dịch vụ cá nhân.
Lời giải:
Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành dịch vụ kinh doanh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư ảnh hưởng đến
A. Cơ cấu ngành dịch vụ.
B. Sức mua, nhu cầu dịch vụ.
C. Hình thành các điểm du lịch.
D. Mạng lưới ngành dịch vụ.
Lời giải:
Sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư ảnh hưởng đến mạng lưới ngành dịch vụ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là
A. Chất lượng của dịch vụ vận tải.
B. Khối lượng vận chuyển.
C. Khối lượng luân chuyển.
D. Sự chuyển chở người và hàng hóa.
Lời giải:
Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là sự chuyên chở người và hàng hóa.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Ưu điểm nổi bật của ngành vận tải ô tô so với các loại hình vận tải khác là
A. Sự tiện lợi, tính cơ động và thích nghi cao với điều kiện địa hình.
B. Các phương tiện vận tải không ngừng được hiện đại.
C. Chở được hàng hóa nặng, cồng kềnh, đi quãng đường xa.
D. Tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn.
Lời giải:
Ưu điểm nổi bật của ngành vận tải ô tô so với các loại hình vận tải khác là sự tiện lợi, tính cơ động và thích nghi cao với điều kiện địa hình.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Ý nào dưới đây không thuộc vai trò của các ngành dịch vụ?
A. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất.
B. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm.
C. Tạo ra một khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội.
D. Thúc đẩy sự phát triển các vùng miền núi và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng người dân.
Lời giải:
Tạo ra khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội là vai trò của ngành công nghiệp, không phải là vai trò của dịch vụ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Ở xứ lạnh, về mùa đông loại hình vận tải nào sau đây không thể hoạt động được?
A. Đường sắt.
B. Đường ô tô.
C. Đường sông.
D. Đường hàng không.
Lời giải:
Ở xứ lạnh => mùa đông băng tuyết => sông bị đóng băng => Giao thông vận tải đường sông không thể hoạt động được.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Cho bảng số liệu:
Số khách du lịch quốc tế đến và tổng thu từ khách du lịch ở một số khu vực của Châu Á năm 2014.
Để thể hiện số khách du lịch quốc tế dến và tổng thu từ khách du lịch ở một số khu vực của Châu Á năm 2014, biểu đồ thích hợp nhất là
A. Tròn.
B. Kết hợp (cột và đường).
C. Cột ghép.
D. Đường.
Lời giải:
Đề bài yêu cầu thể hiện số khách du lịch quốc tế và doanh thu du lịch với 2 đơn vị khác nhau (nghìn lượt người và triệu USD).
=> Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số khách du lịch quốc tế đến và doanh thu từ du lịch là biểu đồ kết hợp (cột và đường).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Từ Ô-det-xa đến Mum-bai, đi vòng qua Châu Phi mất 11818 hải lí, nếu đi qua kênh Xuy-ê chỉ mất 4198 hải lí, vậy quãng đường được rút ngắn khoảng (%)
A. 64,4.
B. 65,1.
C. 64,5.
D. 65,0.
Lời giải:
Áp dụng công thức: ta có quãng đường rút ngắn được: (11818-4198)* 100 / 11818 = 64,5 %
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Ở Việt Nam tuyến đường ô tô quan trọng nhất có ý nghĩa với cả nước là
A. Các tuyến đường xuyên Á.
B. Đường Hồ Chí Minh.
C. Quốc lộ 1.
D. Các tuyến đường chạy từ tây sang đông.
Lời giải:
Ở Việt Nam tuyến đường ô tô quan trọng nhất có ý nghĩa với cả nước là quốc lộ 1. Đây là quốc lộ chạy xuyên suốt từ Bắc vào Nam qua 6/7 vùng kinh tế của nước ta, quốc lộ 1 cũng chạy qua nhiều trung tâm kinh tế lớn ở nước ta (Hà Nội, Vinh, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh,…).
Đáp án cần chọn là: C
Xem thêm