Giải SBT Địa lí lớp 10 Bài 4: Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng
Bài tập 1 trang 14 SBT Địa lí 10: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
Câu 1: Tầng đá trầm tích không có đặc điểm nào sau đây?
A. Do các vật liệu vụn, nhỏ tạo thành.
B. Phân bố thành một lớp liên tục.
C. Có nơi mỏng, nơi dày.
D. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 2: Nội dung nào sau đây không đúng với thuyết kiến tạo mảng?
A. Thạch quyền được cấu tạo bởi 7 mảng lớn và một số mảng nhỏ.
B. Tất cả các mảng kiến tạo đều có vỏ lục địa và vỏ đại dương.
C. Vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn định của vỏ Trái Đất.
D. Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên của lớp man-ti.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 3: Các mảng kiến tạo Có thể di chuyển là do
A. các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo trong lớp man-ti trên.
B. lực hút mạnh mẽ từ các thiên thể mà chủ yếu là Mặt Trời.
C. Trái Đất luôn tự quay quanh trục của chính nó.
D. Trái Đất bị nghiêng và quay quanh Mặt Trời.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 4: Những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất thường nằm ở
A. trung tâm các lục địa.
B. ngoài khơi đại dương.
C. trên các dãy núi cao ở vùng nhiệt đới.
D. nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 5: Sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương được hình thành do sự tiếp xúc giữa những mảng kiến tạo nào sau đây?
A. Mảng Phi và mảng Nam Cực.
B. Mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ.
C. Mảng Âu – Á và mảng Bắc Mỹ.
D. Mảng Âu – Á và mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Bài tập 2 trang 15 SBT Địa lí 10: Dựa vào mục I, bài 4 trong SGK, em hãy hoàn thành bảng sau:
Nguồn gốc hình thành Trái Đất |
|
Vật chất |
………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… |
Vận động |
………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… |
Hình thành |
………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… |
Trả lời:
Nguồn gốc hình thành Trái Đất |
|
Vật chất |
Hình thành từ một đám mây bụi và khí lạnh hình đĩa với các vành xoắn ốc quay tương đối chậm |
Vận động |
Trong quá trình chuyển động, các hạt bụi va chạm lẫn nhau. Những vành xoắn ốc ở phía ngoài cũng dần dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái đất. |
Hình thành |
Khi Trái đất đã có khối lượng gần lớn như hiện nay thì trong lòng Trái đất đã bắt đầu diễn ra quá trình tăng nhiệt. Lúc đầu là nhiệt của sự di chuyển vật chất do trọng lực, sau đó là nhiệt của quá trình phóng xạ vật chất. Sự tăng nhiệt đó làm nóng chảy vật chất ở bên trong và sắp xếp thành các lớp: nhân, manti và vỏ Trái đất như hiện nay. |
Bài tập 3 trang 15 SBT Địa lí 10: Em hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ trống (……) trong các câu sau:
Vỏ Trái Đất là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày dao động từ ……… km dưới đáy …………………………………….. đến ………….. km ở ………………………………… Trên cùng của Vỏ Trái Đất thường là tầng ………………… Ở giữa là tầng ………………… Dưới cùng là ……………………………..
Trả lời:
Vỏ Trái Đất là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày dao động từ 5 km dưới đáy đại dương đến 70 km ở lục địa. Trên cùng của Vỏ Trái Đất thường là tầng trầm tích Ở giữa là tầng đá granit. Dưới cùng là tầng badan.
Bài tập 4 trang 15 SBT Địa lí 10: Dựa vào hình Câu 4:4 trong SGK, em hãy liệt kê các mảng kiến tạo lớn của vỏ Trái Đất.
Trả lời:
Các mảng kiến tạo lớn của vỏ Trái Đất:
1. Mảng Thái Bình Dương
2. Mảng Bắc Mỹ
3. Mảng Nam Mỹ
4. Mảng Nam Cực
5. Mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a
6. Mảng Phi
7. Mảng Âu – Á
Bài tập 5 trang 16 SBT Địa lí 10: Em hãy nêu nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng.
Trả lời:
Nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng:
– Vỏ Trái đất trong quá trình hình thành đã bị gãy vỡ, tách ra thành những mảng cứng gọi là mảng kiến tạo.
– Toàn bộ bề mặt Trái đất (gồm vỏ Trái đất và phần trên của lớp manti) được chia thành 7 mảng lớn và một số mảng nhỏ. Mỗi mảng kiến tạo vừa có vỏ lục địa, vừa có vỏ đại dương, riêng mảng Thái Bình Dương chỉ có vỏ đại dương. Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp manti và dịch chuyển trên lớp này do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong lớp manti trên. Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau hoặc xô vào nhau.
Bài tập 6 trang 16 SBT Địa lí 10: Em hãy nối các ý ở cột A phù hợp với các ý ở cột B về cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
Trả lời:
Nối
1 – b |
2 – d |
3 – a |
4 – c |
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống
Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
Bài 6: Thạch quyển, nội lực
Bài 7: Ngoại lực