Giải SBT Địa lí lớp 10 Bài 3: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng
Câu 1 trang 6 SBT Địa Lí 10: Năm ở ngoài cùng của Trái Đất, rắn chắc, độ dày dao động từ 3 km đến 70 km là
A. lớp ba-dan.
B. lớp gra-nit.
C. vỏ cảnh quan.
D. vỏ Trái Đất.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Câu 2 trang 6 SBT Địa Lí 10: Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là
A. các khoáng vật và đá.
B. các vật chất nhẹ, tơi xốp.
C. các vật liệu vụn hở từ các loại đá.
D. đá ba-dan do sự phun trào của núi lửa.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Câu 3 trang 6 SBT Địa Lí 10: Ba loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất bao gồm:
A. ba-dan, gra-nit, mac-ma.
B. trầm tích, đá sét, đá vôi.
C. mac-ma, gra-nit, đá vôi.
D. mac-ma, trầm tích và biến chất.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Câu 4 trang 6 SBT Địa Lí 10: Vỏ lục địa có đặc điểm nào sau đây?
A. Luôn dày gấp hai lần vỏ đại dương.
B. Thưởng dày hơn vỏ đại dương.
C. Mỏng hơn nhiều so với vỏ đại dương.
D. Có độ dày bằng độ dày của vỏ đại dương.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Câu 5 trang 6 SBT Địa Lí 10: Hãy đặt tên các mảng kiến tạo lớn dưới đây vào đúng vị trí được đánh số trên hình 3.1.
A. Mảng Nam Mỹ.
B. Mảng Bắc Mỹ.
C. Mảng Phi.
D. Mảng Âu – Á.
E. Mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a.
G. Mảng Nam Cực.
H. Mảng Thái Bình Dương.
Lời giải:
Điền tên các mảng kiến tạo theo vị trí sau:
1 – Mảng Âu – Á. |
2 – Mảng Phi. |
3 – Mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a. |
4 – Mảng Thái Bình Dương. |
5 – Mảng Nam Cực. |
6 – Mảng Nam Mỹ. |
7 – Mảng Bắc Mỹ. |
Câu 6 trang 7 SBT Địa Lí 10: Quan sát hình sau:
Hãy cho cho biết hai mảng kiến tạo trên đang dịch chuyển theo hướng nào? Kết quả của sự dịch chuyển đó là gì?
Lời giải:
– Hình 3.2A: hai mảng kiến tạo tách rời nhau, tạo thành các khe nứt và hình thành sống núi dưới đại dương
– Hình 3.2B: hai mảng kiến tạo xô vào nhau, tạo thành các dãy núi
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Sử dụng bản đồ
Bài 3: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng
Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất
Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất
Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất