Địa lí lớp 10 Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế
Video giải Địa lí 10 Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế – Kết nối tri thức
A. Lý thuyết Địa lí 10 Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế
1. Khái niệm
– Nguồn lực kinh tế của một lãnh thổ là sức mạnh tổng hợp được tích lũy từ vị trí địa lý, lịch sử văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai, bao gồm cả nguồn lực bên ngoài có thể huy động nhằm phục vụ phát triển kinh tế vùng đó.
2. Phân loại
– Có thể phân loại theo nguồn gốc hình thành và theo phạm vi lãnh thổ
– Phân loại theo phạm vi lãnh thổ, gồm:
+ Nguồn lực bên trong lãnh thổ: vị trí địa lí; nguồn lực tự nhiên; nguồn lực phát triển kinh tế
+ Nguồn lực từ bên trong lãnh thổ: vốn đầu tư nước ngoài; nguồn nhân lực nước ngoài; thị trường nước ngoài; khoa học – công nghệ nước ngoài…
3. Vai trò của nguồn lực
– Nguồn lực bên trong có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ
+ Vị trí địa lý tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn cho việc trao đổi, tiếp cận giữa các vùng, giữa các quốc gia.
Vị trí địa lí của Việt Nam trong Đông Nam Á
+ Nguồn lực tự nhiên là yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ giúp phát triển kinh tế. Sự giàu có, đa dạng về tài nguyên thiên nhiên đem lại lợi thế cho sự phát triển.
Dầu khí – Khoáng sản được coi là vàng đen
+ Nguồn lực kinh tế xã hội: Có vai trò trực tiếp và quan trọng cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Lao động đóng vai trò quyết định, chính sách, vốn, khoa học công nghệ tạo môi trường sản xuất hiện đại, linh hoạt, giúp tăng năng suất lao động.
Hình 21.3: Khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế – xã hội
– Nguồn lực bên ngoài lãnh thổ: Tận dụng các nguồn lực bên ngoài sẽ tạo thêm sức mạnh cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt trong thời kì kinh tế tri thức.
– Kết hợp giữa nguồn lực bên trong và bên ngoài hợp lí, giúp phát triển kinh tế, lãnh thổ nhanh và bền vững.
B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế
Câu 1. Yếu tố nào sau đây không nằm trong nhóm nguồn lực kinh tế – xã hội?
A. Chính sách.
B. Vốn.
C. Thị trường.
D. Biển.
Đáp án: D
Giải thích:
– Yếu tố nằm trong nhóm nguồn lực kinh tế – xã hội là: Nguồn lao động, nguồn vốn đầu tư, thị trường, khoa học – công nghệ, thương hiệu quốc gia, lịch sử – văn hoá và đường lối chính sách.
– Yếu tố nằm trong nhóm nguồn lực kinh tế – xã hội là: Khí hậu, nước, sinh vật, đất, địa hình, biển và khoáng sản.
Câu 2. Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ các nguồn vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế – xã hội của một nước, được gọi là
A. nguồn lực tự nhiên.
B. nguồn lực từ bên trong.
C. nguồn lực từ bên ngoài.
D. nguồn lực kinh tế.
Đáp án: C
Giải thích: Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ các nguồn vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế – xã hội của một nước, được gọi là nguồn lực từ bên ngoài.
Câu 3. Tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một lãnh thổ nhất định được gọi là
A. các nhân tố ảnh hưởng.
B. nguồn nhân lực.
C. các điều kiện phát triển.
D. nguồn lực.
Đáp án: D
Giải thích: Nguồn lực là tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một lãnh thổ nhất định.
Câu 4. Dựa vào căn cứ nào để phân chia thành các nguồn lực vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế – xã hội?
A. Tính chất nguồn lực.
B. Phạm vi lãnh thổ.
C. Nguồn gốc.
D. Vai trò của nguồn lực.
Đáp án: C
Giải thích: Cách phân loại phổ biến hiện nay là căn cứ vào phạm vi lãnh thổ và nguồn gốc hình thành. Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại thành các nguồn lực vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế – xã hội. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực nội lực (nguồn lực trong nước) và ngoại lực (nguồn lực ngoài nước).
Câu 5. Nguồn lực nào sau đây có vai trò quyết định trong sự phát triển của nền kinh tế?
A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Vị trí địa lí và khí hậu.
C. Dân cư và nguồn lao động.
D. Khoa học và công nghệ.
Đáp án: C
Giải thích: Nguồn lao động là nguồn lực có vai trò quyết định trong sự phát triển của nền kinh tế. Nguồn lao động đông đảo, có chất lượng cao là nền tảng vững chắc để chuyển dịch nền kinh tế sang kinh tế tri thức, định hướng phát triển bền vững.
Câu 6. Để phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia, loại nguồn lực có vai trò quyết định là
A. nội lực.
B. tài nguyên.
C. vị trí địa lí.
D. ngoại lực.
Đáp án: A
Giải thích: Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Câu 7. Nguồn lực nào sau đây đóng vai trò là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất?
A. Đất, khí hậu, dân số.
B. Khí hậu, thị trường, vốn.
C. Dân số, nước, sinh vật.
D. Sinh vật, đất, khí hậu.
Đáp án: D
Giải thích: Nguồn lực tự nhiên (khí hậu, nước, sinh vật, đất, địa hình, biển và khoáng sản) là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế.
Câu 8. Yếu tố nào dưới đây không nằm trong nhóm nguồn lực tự nhiên?
A. Khí hậu.
B. Đất đai.
C. Vị trí địa lí.
D. Nguồn nước.
Đáp án: C
Giải thích: Nguồn lực tự nhiên (khí hậu, nước, sinh vật, đất, địa hình, biển và khoáng sản) là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất.
Câu 9. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia nguồn lực thành
A. nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vị trí địa lí.
B. nguồn lực kinh tế – xã hội, nguồn lực vị trí địa lí.
C. nguồn lực trong nước, nguồn lực nước ngoài.
D. nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế – xã hội.
Đáp án: C
Giải thích: Cách phân loại phổ biến hiện nay là căn cứ vào phạm vi lãnh thổ và nguồn gốc hình thành. Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại thành các nguồn lực vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế – xã hội. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực nội lực (nguồn lực trong nước) và ngoại lực (nguồn lực ngoài nước).
Câu 10. Nguồn lực phát triển kinh tế của một quốc gia không phải là
A. các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
B. lịch sử phát triển lãnh thổ tự nhiên.
C. toàn bộ hệ thống tài sản quốc gia.
D. nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đáp án: B
Giải thích: Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn, thị trường… ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một quốc gia (hoặc lãnh thổ) nhất định.
Câu 11. Mối quan hệ chủ yếu giữa nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế được xác định là
A. quan hệ độc lập.
B. quan hệ cạnh tranh.
C. quan hệ phụ thuộc.
D. quan hệ hợp tác, hỗ trợ.
Đáp án: D
Giải thích: Mối quan hệ chủ yếu giữa nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế được xác định là quan hệ hợp tác, hỗ trợ. Việc kết hợp giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực từ bên ngoài một cách hợp lí, sẽ giúp phát triển kinh tế của một lãnh thổ diễn ra nhanh và bền vững.
Câu 12. Nguồn lực nào dưới đây vừa là đối tượng sản xuất vừa là đối tượng tiêu dùng các sản phẩm?
A. Lao động.
B. Sinh vật.
C. Thị trường.
D. vốn.
Đáp án: A
Giải thích: Nguồn lao động là nguồn lực có vai trò quyết định trong sự phát triển của nền kinh tế. Nguồn lao động vừa là đối tượng sản xuất (sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa) vừa là đối tượng tiêu dùng các sản phẩm (sử dụng, tiêu thụ các sản phẩm mình tạo ra).
Câu 13. Các nguồn lực nào sau đây có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn?
A. Chính sách, khoa học, biển, vị trí địa lí.
B. Chính sách, khoa học, đất, vị trí địa lí.
C. Lao động, dân cư, công nghệ, đất đai.
D. Lao động, vốn, công nghệ, chính sách.
Đáp án: D
Giải thích: Nguồn lực kinh tế – xã hội, nhất là dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn, khoa học – kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển,… Có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.
Câu 14. Nhận định nào dưới đây không đúng về nguồn lực tự nhiên?
A. Có vai trò quyết định đến trình độ phát triển kinh tế – xã hội mỗi quốc gia.
B. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế.
C. Gồm các yếu tố về đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản.
D. Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất.
Đáp án: A
Giải thích: Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế.
Câu 15. Các nguồn lực bên ngoài (ngoại lực) chủ yếu bao gồm có
A. khí hậu, khoa học, công nghệ, khoáng sản, kinh nghiệm quản lí sản xuất.
B. khoa học và công nghệ, vốn, thị trường, kinh nghiệm quản lí sản xuất.
C. vị trí địa lí, thị trường, kinh nghiệm quản lí sản xuất, nguồn lao động.
D. đường lối chính sách, khoa học công nghệ, nguồn nước, vốn, thị trường.
Đáp án: B
Giải thích:
– Nguồn lực bên trong lãnh thổ: Vị trí địa lí (vị trí tự nhiên, kinh tế, chính trị); nguồn lực tự nhiên (đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản, biển,…); nguồn lực kinh tế – xã hội (vốn, chính sách phát triển, lịch sử – văn hoá, nguồn lao động, thị trường,…).
– Nguồn lực từ bên ngoài lãnh thổ: Vốn đầu tư nước ngoài; nguồn nhân lực nước ngoài; thị trường nước ngoài; khoa học – công nghệ nước ngoài,…
Bài giảng Địa lí 10 Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế – Kết nối tri thức
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản