Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
TIẾT 44 + 45 + 46 + 47. CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÍ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Thời lượng: 4 tiết)
– Trình bày được vai trò, đặc điểm của ngành giao thông vận tải và các chỉ tiêu đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải.
– Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế – xã hội đến sự phân bố và phát triển của ngành cũng như sự hoạt động của các phương tiện vận tải.
– Nắm được các ưu điểm, hạn chế, đặc điểm phát triển và phân bố của ngành vận tải đường sắt, đường ô tô, đường ống, đường sông – hồ, đường biển và đường hàng không.
– Hiểu được vị trí chiến lược của hai kênh đào Xuy – ê và Panama.
– Thấy được những lợi ích về kinh tế của hai kênh đào.
– Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.
– Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.
– Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định:
Tiết |
Ngày dạy |
Lớp |
Sĩ số |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3.3. Hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh về các loại hình GTVT, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: GTVT thuộc nhóm ngành dịch vụ nào?
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vai trò và đặc điểm ngành giao thông vận tải
I. Vai trò và đặc điểm của ngành GTVT 1. Vai trò: – Giúp cho các quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường. – Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. – Góp phần thực hiện các mối liên hệ kinh tế – xã hội giữa các địa phương, “củng cố tính thống nhất của nền kinh tế; tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước. – Thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ở nhũng vùng xa xôi. – Tăng cường sức mạnh quốc phòng. 2. Đặc điểm: – Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hoá. – Chỉ tiêu đánh giá: + Khối lượng vận chuyển (số hành khách, số tấn hàng hoá). + Khối lượng luân chuyển (người.km; tấn.km). + Cự li vận chuyển trung bình (km). |
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
+ Câu hỏi 1: Ngành giao thông vận tải có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống?
+ Câu hỏi 2: Chứng minh giao thông vận tải là ngành sản xuất độc đáo?
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành GTVT
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành GTVT 1. Điều kiện tự nhiên: – Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải. – Ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải. – ĐKTN (khí hậu và thời tiết) ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện vận tải. 2. Điều kiện kinh tế – xã hội. – Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải. – Phân bố dân cư đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô. |
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:
+ Nhóm 1 + 3: Nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
+ Nhóm 2 + 4: Nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện KT – XH tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về GTVT đường sắt, đường ô tô, đường ống
III. Tìm hiểu về các ngành GTVT
Loại hình GTVT |
Đường sắt |
Đường ô tô |
Đường ống |
Ưu điểm |
VC hàng hóa nặng trên những tuyến đường với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ |
– Tiện lợi, cơ động, có khả năng thích nghi cao với mọi ĐH. – Đặc biệt có hiệu quả với các cự li ngắn, trung bình |
Hiệu quả cao khi VC dầu, khí đốt, giá rẻ, không tốn đất xây dựng |
Nhược điểm |
Chỉ hoạt động trên các tuyến đường ray cố định; chi phí lớn để XD đường ray, nhà ga, cần nhiều nhân viên |
Gây ô nhiễm MT; gây ách tắc GT và nhiều tai nạn giao thông. |
Phụ thuộc vào địa hình, không vận chuyển được các vật chất rắn |
Tình hình phát triển |
– Sức kéo có sự thay đổi từ từ dầu máy chạy bằng hơi nước đến đầu máy điezen,chạy điện và hiện đại hơn cả là tàu chạy trên đệm từ – Khổ đường ray: Dạt khổ tiêu chuẩn, khổ rộng – Tổng chiều dài: 1,2 tr km – Tốc độ tảu chạy: 500km/h Ở các vùng CN phát triển: Châu Âu, đông bắc HK… |
Đã chế tạo được nhiều loại ô tô đặc biệt là loại ô tô cần ít nhiên liệu, ít gây ô nhiễm MT TG có 700 tr ô tô trong đó 4/5 là xe du lịch. Các nước phát triển: HK, Tây Âu, Ôxtraylia |
Chiều dài đường ống tăng nhanh. Trung Đông, HK, Nga, TQ… |
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
Loại hình GTVT |
Đường sắt |
Đường ô tô |
Đường ống |
Ưu điểm |
|
|
|
Nhược điểm |
|
|
|
Tình hình phát triển và phân bố |
|
|
|
+ Nhóm 1,3: Dựa vào kiến thức SGK, kết hợp với vốn hiểu biết hoàn thành phiếu tìm hiểu về đường sắt. Liên hệ với sự phát triển và phân bố của ngành đường sắt Việt Nam?
+ Nhóm 2,5: Dựa vào kiến thức SGK, kết hợp với vốn hiểu biết hoàn thành phiếu tìm hiểu về đường ô tô. Liên hệ với sự phát triển và phân bố của đường ô tô ở Việt Nam?
+ Nhóm 4,6: Dựa vào kiến thức SGK, kết hợp với vốn hiểu biết hoàn thành phiếu tìm hiểu về đường ống. Liên hệ với sự phát triển và phân bố của ngành đường ống Việt Nam?
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.4. Tìm hiểu về các ngành GTVT đường sông hồ, đường biển, đường hàng không
III. Tìm hiểu về các ngành GTVT
Loại hình GTVT |
Đường sông hồ |
Đường biển |
Đường hàng không |
Ưu điểm |
Chi phí thấp Vận chuyển được hàng hóa nặng, cồng kềnh không cần nhanh
|
Đảm bảo phần lớn trong vận tải hàng hoá quốc tế. Khối lượng luân chuyển hàng hoá lớn nhất Giá khá rẻ.
|
Đảm bảo mối giao lưu quốc tế. Sử dụng có hiệu quả thành tựu mới của KHKT. Tốc độ nhanh nhất |
Nhược điểm |
Phụ thuộc vào tự nhiên đặc biệt là khí hậu, thủy chế |
Sản phẩm chủ yếu là dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ nên gây ô nhiễm biển |
Rất đắt. Trọng tải thấp. Ô nhiễm không khí
|
Tình hình phát triển và phân bố |
Các tàu chạy trên sông đã cải tiến, kênh nối các lưu vực vận tải với nhau. Các nước có mạng lưới đường sông, hồ phát triển: HK, Nga, Ca – na – đa…
|
Các đội tàu buôn tăng. Các kênh biển được đào nên đã rút ngắn khoảng cách. Phát triển mạnh các cảng contenơ. Các cảng biển: ở hai bên bờ ĐTD và TBD. Các kênh biển: kênh Xuy – ê, Panama, Ki – en. Các nước có đội tàu buôn lớn: Nhật Bản, Libêria, Panama |
Các cường quốc hàng không trên thế giới: Hoa Kì, Anh, Pháp, Đức, LB Nga Các tuyến hàng không sầm uất nhất: Các tuyến xuyên Đại Tây Dương Các tuyến nối Hoa Kì với khu vực Châu Á – TBD. |
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
Loại hình GTVT |
Đường sông hồ |
Đường biển |
Đường hàng không |
Ưu điểm |
|
|
|
Nhược điểm |
|
|
|
Tình hình phát triển và phân bố |
|
|
|
+ Nhóm 1,3: Dựa vào kiến thức SGK, kết hợp với vốn hiểu biết hoàn thành phiếu tìm hiểu về đường sông hồ. Liên hệ với sự phát triển và phân bố của ngành đường sắt Việt Nam?
+ Nhóm 2,5: Dựa vào kiến thức SGK, kết hợp với vốn hiểu biết hoàn thành phiếu tìm hiểu về đường biển. Liên hệ với sự phát triển và phân bố của đường ô tô ở Việt Nam?
+ Nhóm 4,6: Dựa vào kiến thức SGK, kết hợp với vốn hiểu biết hoàn thành phiếu tìm hiểu về đường hàng không. Liên hệ với sự phát triển và phân bố của ngành đường ống Việt Nam?
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.5. Tìm hiểu về kênh đào Xuy – ê và kênh đào Panama
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Câu 1. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là
Câu 2. Ý nào sau đây không đúng về vai trò của ngành giao thông vận tải?
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành giao thông vận tải?
Câu 4. Ở vùng ôn đới về mùa đông, loại hình giao thông vận tải nào hoạt động kém thuận lợi nhất?
Câu 5. Để phát triển kinh tế, văn hóa ở miền núi thì ngành nào phải đi trước một bước?
Câu 6. Yếu tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng đến hoạt động của ngành giao thông vận tải?
Câu 7. Nhân tố nào sau đây quy định sự có mặt của các loại hình giao thông vận tải?
Câu 8. Số hành khách và số tấn hàng hóa được vận chuyển gọi là
Câu 9. Nhân tố nào sau đây có vai trò quyết định ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải?
Câu 10. Ngành đường sắt hiện nay đạt được tiến bộ chủ yếu là
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Câu hỏi: Chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng chủ yếu đến công việc xây dựng, khai thác mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải.
* Trả lời câu hỏi:
– Địa hình ảnh hưởng đến việc thiết kế, xây dựng các công trình vận tải. Địa hình núi non hiểm trở đòi hỏi xây dựng các tuyến đường bộ quanh co để giảm bớt độ dốc, xây dựng các tuyến đường sắt răng cưa, làm các đường hầm xuyên núi, các cầu vượt khe sâu, làm các công trình chống lỡ đất vào mùa mưa lũ (trên thế giới có hàng chục đường hầm cho xe lửa và ô tô xuyên qua các dãy núi, các eo biển; ở nước ta có nhiều nhánh núi ăn lan ra sát biển, tàu Thống Nhất chạy theo hướng Bắc Nam phải đi qua tới 27 hầm xuyên núi…). Địa hình bờ biển với các vũng vịnh kín gió, các đảo tự nhiên chắn sóng là cơ sở để xây dựng các cảng biển lớn. Các cảng nước sâu ở nước ta phần lớn được xây dựng chủ yếu ở Duyên hải miền Trung – nơi có nhiều vũng vịnh biển.
– Mạng lưới sông ngòi dày đặc là cơ sở xây dựng mạng lưới đường thủy nội địa. Thủy chế sông ngòi ảnh hưởng đến hoạt động các phương tiện vận tải đường sông, cảng sông, kè sông… Sông ngòi bồi lắng phù sa ở hạ lưu, đòi hỏi phải nạo vét lòng sông thường xuyên thì tàu thuyền mới có thể đi lại. Đối với đường bộ, đường sắt, mạng lưới sông ngòi gây khó khăn vì phải đầu tư nhiều để xây dựng cầu, phà vượt sông.
– Điều kiện thủy triều ảnh hưởng tới việc ra vào cảng của tàu bè, nhất là cảng nằm trên sông. Biên độ triều ảnh hưởng tới hoạt động của các công trình cảng.
– Dòng biển, gió, bão… ảnh hưởng lớn đến hoạt động của vận tải biển. Ví dụ như ở Bắc Đại Tây Dương, dòng Gơnxtrim chảy từ tây nam lên đông bắc vì thế tàu bè đi từ châu Mĩ sang châu Âu nhanh hơn hướng ngược lại. Nơi 2 dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo ra nhiều sương mù gây khó khăn cho tàu bè trên biển.
– Khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng sâu sắc tới các hoạt động vận tải. Ví dụ như ở nước ta về mùa lũ vận tải đường ô tô vag đường sắt gặp nhiều khó khăn, về mùa khô nhiều khúc sông cạn nước thuyền bè không thể qua lại. Ở các nước ôn đới về mùa đông nước đóng băng tàu bè không thể hoạt động, nhiều sân bay ngừng hoạt động do sương mù dày đặc hay do tuyết rơi quá dày. Các nước có khí hậu nhiệt đới ẩm đòi hỏi khi thiết kế các phương tiện vận tải phải chú ý đến vấn đề “nhiệt đới hóa”.
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
3.4. Tổng kết chủ đề, củng cố, dặn dò:
– GV nhận xét, đánh giá về việc thực hiện chủ đề: những ưu điểm và hạn chế chủ yếu cần rút kinh nghiệm.
– GV củng cố, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của chủ đề thông qua sơ đồ hóa đã được chuẩn bị sẵn.
3.5. Hướng dẫn về nhà:
– Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.
– Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.
– Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu về vai trò, cơ cấu của ngành thương mại.
Xem thêm