Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
TIẾT 48. BÀI 40. ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI
– Biết vai trò của ngành thương mại đối với phát triển của nền kinh tế quốc dân và đối với phục vụ đời sống của nhân dân, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay
– Hiểu và trình bày được một số khái niệm: thị trường, cán cân xuất – nhập khẩu
– Hiểu được những nét cơ bản của thị trường thế giới và biến động của nó trong những năm gần đây.
– Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.
– Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.
– Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định:
Ngày dạy |
Lớp |
Sĩ số |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.2. Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi: Trình bày vai trò của giao thông vận tải.
* Đáp án:
– Giúp cho các quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường.
– Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
– Góp phần thực hiện các mối liên hệ kinh tế – xã hội giữa các địa phương, “củng cố tính thống nhất của nền kinh tế; tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước.
– Thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ở nhũng vùng xa xôi.
– Tăng cường sức mạnh quốc phòng.
3.3. Hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh về nghề thuộc nhóm ngành thương mại, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đây là nghề gì? Những nghề này thuộc nhóm ngành nào?
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về thị trường
I. Khái niệm về thị trường – Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua – Hàng hóa, dịch vụ: Là các sản phẩm hoặc các dịch vụ được đem ra trao đổi. – Vật ngang giá: Là vật để đo giá trị của hàng hóa. Vật ngang giá hiện đại nhất là tiền. – Thị trường hoạt động theo quy luật cung – cầu: + Cung > cầu: giá giảm, có lợi cho người mua. + Cung < cầu: giá tăng, kích thích sản xuất mở rộng. + Cung = cầu: giá cả ổn định Þ hoạt động maketing (tiếp thị) |
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
+ Câu hỏi 1: Em hiểu hoạt động thương mại là gì?
+ Câu hỏi 2: Hoạt động thương mại diễn ra ở đâu? Nơi đó được gọi là gì?
+ Câu hỏi 3: HS dựa vào sơ đồ về hoạt động của thị trường trong SGK, trình bày các khái niệm: hàng hóa, dịch vụ, vật ngang giá?
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về ngành thương mại
II. Ngành thương mại 1. Vai trò – Khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng. + Thương mại: nội thương và ngoại thương. + Nội thương: trao đổi hàng hoá dịch vụ trong nước. + Ngoại thương: trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia. 2. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu a. Cán cân xuất nhập khẩu. – Khái niệm: Quan hệ so sánh giữa giá trị hàng xuất khẩu (kim ngạch xuất khẩu) và giá trị hàng nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu) – Công thức tính: Cán cân xuất nhập khẩu = giá trị XK – giá trị NK. + Xuất khẩu > Nhập khẩu : Xuất siêu + Xuất khẩu < Nhập khẩu: Nhập siêu b. Cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu. – Xuất khẩu : Nguyên liệu chưa qua chế biến, sản phẩm đã qua chế biến. – Nhập khẩu : tư liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng – Các nước phát triển chủ yếu xuất siêu, các nước đang phát triển chủ yếu nhập siêu. |
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về vai trò ngành thương mại.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về ngành nội thương (KN, vai trò
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về ngành ngoại thương (KN, vai trò)
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về cán cân xuất, nhập khẩu (KN, cách tính)
+ Nhóm 5: Tìm hiểu về cơ cấu hàng xuất nhập khẩu các nhóm nước
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về đặc điểm của thị trường thế giới
III. Đặc điểm của thị trường thế giới – Thị trường thế giới là một hệ thống toàn cầu. – Thị trường thế giới luôn biến động. – Các nước tư bản phát triển kiểm soát thị trường thế giới. |
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
+ Câu hỏi 1: Dựa vào hình 40 em hãy nhận xét tình hình xuất nhập khẩu trên thế giới?
+ Câu hỏi 2: Dựa vào bảng 40.1 nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu 1 số nước có nền ngoại thương phát triển?
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Câu 1. Theo quy luật cung – cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây đúng với hoạt động của ngành ngoại thương?
Câu 3. Làm nhiệm vụ cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng là
Câu 4. Cho bảng số liệu sau
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC
NĂM 2014
STT |
NƯỚC |
TỔNG SỐ |
XUẤT KHẨU |
NHẬP KHẨU |
1 |
Trung Quốc |
4 501 |
2 252 |
2 249 |
2 |
Hoa Kì |
3 990 |
1 610 |
2 380 |
3 |
Nhật Bản |
1 522, 4 |
710, 5 |
811, 9 |
4 |
Đức |
2 866 |
1 547 |
1 319 |
5 |
Pháp |
1 212, 3 |
578, 3 |
634 |
Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết trong năm 2014 các nước nào xuất siêu?
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Câu hỏi: Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 – 2017
(Đơn vị : tỉ USD)
Năm |
Xuất khẩu |
Nhập khẩu |
2000 |
14,5 |
15,6 |
2005 |
32,5 |
36,8 |
2010 |
72,2 |
84,8 |
2017 |
214,0 |
211,1 |
(Nguồn: Niên giám thông kê, Tổng cục thống kê2018)
* Trả lời câu hỏi:
Năm |
2000 |
2005 |
2010 |
2017 |
Cán cân XNK |
– 1.1 |
– 4.3 |
– 12.6 |
2.9 |
– Giá trị xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn 2000 – 2007 đều tăng nhanh, xuất khẩu tăng nhanh hơn.
– Cán cân xuất nhập khẩu thay đổi từ nhập siêu sang xuất siêu.
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
3.4. Củng cố, dặn dò:
GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
3.5. Hướng dẫn về nhà:
– Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.
– Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.
– Chuẩn bị bài mới: Chủ đề Môi trường và sự phát triển bền vững.
Xem thêm