Giải bài tập Địa Lí lớp 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
Video giải Địa lí 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất – Chân trời sáng tạo
I. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
Giải Địa lí 10 trang 26
Câu hỏi trang 26 Địa lí 10: Dựa vào hình 5.1, thông tin trong bài, em hãy cho biết vì sao ngày và đêm diễn ra luân phiên trên Trái Đất.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 5.1 và dọc thông tin mục 1 (Sự luân phiên ngày, đêm).
Trả lời:
– Trái Đất có dạng hình cầu nên cùng 1 thời điểm chỉ được Mặt Trời chiếu sáng 1 nửa (nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm).
– Trái Đất luôn tự quay quanh 1 trục tưởng tượng.
=> Hiện tượng ngày và đêm diễn ra luân phiên trên Trái Đất.
Giải Địa lí 10 trang 27
Câu hỏi trang 27 Địa lí 10: Dựa vào hình 5.2 và thông tin trong bài, em hãy:
– Cho biết Trái Đất được chia thành bao nhiêu múi giờ. Mỗi múi giờ rộng bao nhiêu độ kinh tuyến.
– Giải thích vì sao ranh giới múi giờ không thẳng theo đường kinh tuyến.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 5.2 và đọc thông tin trong mục 2 (Giờ trên Trái Đất).
Trả lời:
– Trái Đất được chia thành 24 múi giờ. Mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến.
– Ranh giới múi giờ không thẳng theo đường kinh tuyến do được điều chỉnh theo đường biên giới quốc gia.
II. Hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất
Giải Địa lí 10 trang 28
Câu hỏi trang 28 Địa lí 10: Dựa vào hình 5.4 và thông tin trong bài, em hãy:
– Xác định thời gian bắt đầu và kết thúc bốn mùa ở bán cầu Bắc theo dương lịch.
– Nhận xét và giải thích sự thay đổi thời tiết trong bốn mùa.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 5.4 và đọc thông tin trong mục 1 (Các mùa trong năm).
Trả lời:
– Thời gian bắt đầu và kết thúc bốn mùa ở bán cầu Bắc theo dương lịch:
+ Mùa xuân: 21/3 – 22/6.
+ Mùa hạ: 22/6 – 23/9.
+ Mùa thu: 23/9 – 22/12.
+ Mùa đông: 22/12 – 21/3.
– Nhận xét sự thay đổi thời tiết trong bốn mùa:
+ Mùa xuân: mưa phùn, ẩm ướt.
+ Mùa hạ: nắng, nóng và thường xuất hiện những con mưa, giông.
+ Mùa thu: se lạnh, hanh khô.
+ Mùa đông: lạnh.
=> Giải thích: do trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi hướng khi chuyển động quanh Mặt Trời nên 2 bán cầu luân phiên nhau ngả về phía Mặt Trời -> thời gian chiếu sáng và lượng bức xạ mặt trời nhận được ở mỗi bán cầu thay đổi quanh năm.
Giải Địa lí 10 trang 29
Câu hỏi trang 29 Địa lí 10: Dựa vào hình 5.5 và thông tin trong bài, em hãy phân tích hiện tượng ngày,đêm dài ngắn theo vĩ độ theo các gợi ý sau:
– Nơi nào trên Trái Đất luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau? Vì sao?
– Càng về gần hai cực hiện tượng ngày, đêm diễn ra như thế nào?
– Nhận xét và giải thích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trong các ngày 22-6 và 22-12 ở bán cầu Bắc.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 5.5 và đọc thông tin trong mục 2 (Ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ).
Trả lời:
– Xích đạo luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau do diện tích và thời gian được Mặt Trời chiếu sáng quanh năm như nhau.
– Càng về gần hai cực hiện tượng ngày, đêm chênh lệch nhau càng lớn.
– Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trong các ngày 22-6 và 22-12 ở bán cầu Bắc.
+ Ngày 22-6, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời (diện tích được chiếu sáng lớn, thời gian chiếu sáng dài => ngày dài hơn đêm). Càng về phía cực Bắc, ngày càng dài, đêm càng ngắn. Từ vòng cực Bắc – cực Bắc, ngày kéo dài 24 giờ.
=> Bán cầu Nam diễn ra ngược lại.
+ Ngày 22-12, bán cầu Bắc ngả về phía xa Mặt Trời (diện tích được chiếu sáng nhỏ, thời gian chiếu sáng ngắn => ngày ngắn hơn đêm). Càng về phía cực Bắc, ngày càng ngắn, đêm càng dài. Từ vòng cực Bắc – cực Bắc, đêm kéo dài 24 giờ.
=> Bán cầu Nam diễn ra ngược lại.
Luyện tập và Vận dụng (trang 30)
Giải Địa lí 10 trang 30
Luyện tập 1 trang 30 Địa lí 10: Trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:
– Sự luân phiên ngày, đêm.
– Giờ trên Trái Đất.
Trả lời:
Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:
– Sự luân phiên ngày, đêm:
+ Do Trái Đất có dạng hình cầu nên cùng 1 thời điểm chỉ được Mặt Trời chiếu sáng 1 nửa (nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm).
+ Đồng thời, Trái Đất luôn tự quay quanh 1 trục tưởng tượng.
=> Hiện tượng ngày và đêm diễn ra luân phiên trên Trái Đất.
– Giờ trên Trái Đất:
+ Để thuận tiện cho các hoạt động kinh tế – xã hội, người ta chia Trái Đất thành 24 múi giờ (khu vực giờ), mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến.
+ Giờ ở múi số 0 (đi qua đài thiên văn Greenwich ở thủ đô Luân Đôn, Anh) được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.
+ Trên thực tế, ranh giới múi giờ không hoàn toàn chạy dọc theo kinh tuyến mà thường quy định theo đường biên giới quốc gia.
+ Người ta quy định lấy kinh tuyến 180o qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình DƯơng làm đường chuyển ngày quốc tế (nếu đi từ tây sang đông qua kinh tuyến 180o thì lùi 1 ngày lịch, nếu đi từ tây sang đông qua kinh tuyến 180o thì tăng 1 ngày lịch).
Luyện tập 2 trang 30 Địa lí 10: Lập sơ đồ các hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về các hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất:
– Các mùa trong năm.
– Ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ.
Trả lời:
Vận dụng trang 30 Địa lí 10: Trận chung kết World Cup, năm 2018 diễn ra ở Mát-xcơ-va (Liên bang Nga) được truyền hình trực tiếp trên thế giới vào 19 giờ ngày 15-7-2018. Người hâm mộ Việt Nam và Ác-hen-ti-na (Argentina) sẽ được xem truyền hình trực tiếp vào ngày, giờ nào?
Phương pháp giải:
– Dựa vào hình 5.2, xác định múi giờ của Mát-xcơ-va (Liên bang Nga), Việt Nam và Ác-hen-ti-na.
– Tính số múi giờ chênh lệch giữa Mát-xcơ-va với Việt Nam và Mát-xcơ-va với Ác-hen-ti-na.
– Tính giờ của Việt Nam và Ác-hen-ti-na khi Mát-xcơ-va đang là 19 giờ ngày 15-7-2018 (Lưu ý: Quốc gia nằm phía đông sẽ có giờ sớm hơn – nhận được ánh sáng Mặt Trời sớm hơn các quốc gia phía tây -> do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông).
Trả lời:
– Mát-xcơ-va: múi giờ số 3, Việt Nam: múi giờ số 7, Ác-hen-ti-na: múi giờ số – 3.
– Mát-xcơ-va cách Việt Nam: 7 – 3 = 4 múi giờ; Mát-xcơ-va cách Ác-hen-ti-na: 3 + 3 = 6 múi giờ.
– Khi Mát-xcơ-va đang là 19 giờ ngày 15-7-2018, Việt Nam là: 19 + 4 = 23 giờ ngày 15-7-2018 và Ác-hen-ti-na là: 19 – 6 = 13 giờ ngày 15-7-2018.
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 4: Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng
Bài 6: Thạch quyển, nội lực
Bài 7: Ngoại lực
Bài 8: Khí quyển, sự phân bổ nhiệt độ không khí trên Trái Đất