Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 16: Thực hành: Tìm hiểu sự phân bố đất và sinh vật trên Trái Đất
Video giải Địa lí 10 Bài 16: Thực hành: Tìm hiểu sự phân bố đất và sinh vật trên Trái Đất – Kết nối tri thức
Giải Địa lí 10 trang 49
Câu hỏi trang 49 Địa lí 10: Dựa vào hình 16.1, hãy:
– Kể tên các nhóm đất chính trên Trái Đất.
– Xác định phạm vi phân bố của đất đài nguyên, đất pốt dôn, đất đen thảo nguyên ôn đới, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
Hình 16.1. Bản đồ các nhóm đất chính trên Trái Đất
Phương pháp giải:
Quan sát hình 16.1, đọc chú giải để biết được các nhóm đất chính trên Trái Đất và màu sắc thể hiện chúng trên bản đồ để xác định phạm vi.
Trả lời:
– Các nhóm đất chính trên Trái Đất:
+ Đất đài nguyên;
+ Đất pốt dôn;
+ Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới;
+ Đất đen thảo nguyên ôn đới;
+ Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng;
+ Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm;
+ Đất xám hoang mạc và bán hoang mạc;
+ Đất đỏ, nâu đỏ xa van;
+ Đất đỏ vàng nhiệt đới;
+ Đất phù sa.
– HS dựa vào bản đồ hình 16.1, kí hiệu các nhóm đất và xác định phạm vi phân bố của đất đài nguyên, đất pốt dôn, đất đen thảo nguyên ôn đới, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
Câu hỏi trang 49 Địa lí 10: Dựa vào hình 16.2, hãy:
– Kể tên các thảm thực vật chính từ cực về Xích đạo.
– Xác định phạm vi phân bố của các thảm thực vật lá kim, thảo nguyên ôn đới, rừng nhiệt đới.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 16.2, đọc chú giải để biết được các thảm thực vật chính từ cực về Xích đạo và màu sắc thể hiện chúng trên bản đồ để xác định phạm vi phân bố.
Trả lời:
– Các thảm thực vật chính từ cực về Xích đạo:
+ Hoang mạc cực;
+ Đài nguyên;
+ Rừng lá kim;
+ Rừng lá rộng, hỗn hợp;
+ Rừng cận nhiệt ẩm;
+ Rừng và cây bụi lá cứng;
+ Thảo nguyên ôn đới;
+ Hoang mạc, bán hoang mạc;
+ Xa van và rừng thưa;
+ Rừng nhiệt đới;
+ Thực vật núi cao.
– HS dựa vào bảng chú giải bản đồ và xác định trên bản đồ hình 16.2 phạm vi phân bố của các thảm thực vật lá kim, thảo nguyên ôn đới, rừng nhiệt đới.
Giải Địa lí 10 trang 50
Câu hỏi trang 50 Địa lí 10: Quan sát hình 16.3 và dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết ở sườn tây dãy Cáp-ca (từ chân núi lên đỉnh núi) có những vành đai thực vật và đất nào.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 16.3 SGK.
Trả lời:
Sườn tây dãy Cáp-ca (từ chân núi lên đỉnh núi):
– Vành đai thực vật:
+ Rừng lá cứng;
+ Rừng hỗn hợp;
+ Rừng lá kim;
+ Đồng cỏ núi;
+ Địa y và cây bụi.
– Đất:
+ Đất đỏ nâu;
+ Đất nâu;
+ Đất pốt dôn;
+ Đất đồng cỏ;
+ Đất sơ đẳng xen lẫn đá.
Bài giảng Địa lí 10 Bài 16: Thực hành: Tìm hiểu sự phân bổ đất và sinh vật trên Trái Đất – Kết nối tri thức
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 15: Sinh quyển
Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới