Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 12: Nước biển và đại dương
Video giải Địa lí 10 Bài 12: Nước biển và đại dương – Kết nối tri thức
1. Tính chất của nước biển và đại dương
Giải Địa lí 10 trang 41
Câu hỏi trang 41 Địa lí 10: Đọc thông tin trong mục 1, hãy trình bày tính chất của nước biển và đại dương.
Phương pháp giải:
– Đọc thông tin trong mục 1 (Tính chất của nước biển và đại dương).
– Chú ý 2 yếu tố: độ muối và nhiệt độ của nước biển và đại dương.
Trả lời:
Tính chất của nước biển và đại dương:
– Độ muối:
+ Độ muối trung bình của nước biển: 35‰.
+ Tăng/giảm phụ thuộc lượng bốc hơi, lượng mưa và lượng nước sông đổ vào.
+ Thay đổi theo vĩ độ: Vùng Xích đạo (34,5‰), vùng chí tuyến (36,8‰), vùng ôn đới (35‰), vùng gần cực (34‰).
+ Thay đổi theo độ sâu.
– Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình đại dương thế giới: 17oC.
+ Giảm dần từ Xích đạo về 2 cực: Đới nóng (27 – 28oC), ôn đới (15 – 16oC), đới lạnh (dưới 1oC).
+ Giảm dần theo độ sâu.
2. Sóng, thủy triều và dòng biển
Giải Địa lí 10 trang 42
Câu hỏi trang 42 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục a và hình 12.1, 12.2, hãy giải thích hiện tượng sóng biển.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục a (Sóng biển) và quan sát các hình 12.1, 12.2.
Trả lời:
Hiện tượng sóng biển:
– Sóng biển là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
– Nguyên nhân hình thành: chủ yếu do gió (gió càng mạnh, sóng càng lớn).
=> Sóng thần hình thành khi ngoài khơi xảy ra động đất hay núi lửa ngầm.
Chú ý: Khi đứng trên bờ, ta thấy sóng xô vào bờ (có cảm giác nước di chuyển theo chiều ngang), nhưng thực chất nước chỉ dao động tại chỗ.
Câu hỏi trang 42 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục b và các hình 12.3, 12.4, hãy:
– Giải thích hiện tượng thủy triều.
– Cho biết khi dao động thủy triều có biên độ lớn nhất và nhỏ nhất thì ở Trái Đất thấy hình dạng Mặt Trăng như thế nào.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục b (Thủy triều), quan sát các hình các hình 12.3, 12.4.
Trả lời:
– Hiện tượng thủy triều:
+ Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày.
+ Nguyên nhân sinh ra: chủ yếu do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất.
+ Thủy triều lên xuống với biên độ thay đổi theo không gian và thời gian.
– Ở Trái Đất thấy hình dạng Mặt Trăng:
+ Khi dao động thủy triều có biên độ lớn nhất: trăng tròn hoặc không trăng.
+ Khi dao động thủy triều có biên độ nhỏ nhất: trăng khuyết.
Giải Địa lí 10 trang 43
Câu hỏi trang 43 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục c, hình 12.5, hãy:
– Trình bày chuyển động của các dòng biển trong đại dương.
– Kể tên một số dòng biển trong các đại dương.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục c(Dòng biển) và quan sát hình 12.5 (Chú ý dòng biển nóng được kí hiệu bằng đường mũi tên màu đỏ, dòng biển lạnh được kí hiệu bằng đường mũi tên màu xanh).
Trả lời:
– Chuyển động của các dòng biển trong đại dương:
+ Dòng biển nóng: xuất phát từ vùng vĩ độ thấp chảy về vùng vĩ độ cao.
+ Dòng biển lạnh: xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp.
– Một số dòng biển trong các đại dương:
Đại dương |
Dòng biển nóng |
Dòng biển lạnh |
Thái Bình Dương |
– Cư-rô-si-ô – Bắc Xích đạo – Ngược Xích đạo – Nam Xích đạo – Đông Ô-xtrây-li-a – A-la-xca |
– Ca-li-phoóc-ni-a – Pê-ru – Bê-rinh – Theo gió Tây |
Đại Tây Dương |
– Bắc Đại Tây Dương – Gơn-xtơ-rim – Bắc Xích đạo – Guy-a-na – Nam Xích đạo – Bra-xin – Ghi-nê |
– Ca-na-ri – Ben-ghê-la – Phôn-len |
Ấn Độ Dương |
– Theo gió mùa (tháng 1) – Mũi kim – Mô-dăm-bích – Ngược Xích đạo (tháng 1) – Nam Xích đạo |
– Tây Ô-xtrây-li-a – Xô-ma-li – Theo gió Tây |
3. Vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế – xã hội
Giải Địa lí 10 trang 44
Câu hỏi trang 44 Địa lí 10: Đọc thông tin trong mục 3, hãy nêu vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế – xã hội.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục 3 (Vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế – xã hội).
Trả lời:
Vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế – xã hội :
– Cung cấp nguồn tài nguyên quý giá: sinh vật, khoáng sản, năng lượng,…
– Môi trường cho các hoạt động kinh tế – xã hội: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, GTVT, du lịch,…
– Góp phần điều hòa khí hậu, đảm bảo sự đa dạng sinh học.
Luyện tập – Vận dụng
Luyện tập 1 trang 44 Địa lí 10: Giải thích sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối của các biển và đại dương.
Phương pháp giải:
Chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ và độ muối của các biển và đại dương.
Trả lời:
– Có sự khác biệt về nhiệt độ của các biển và đại dương do:
+ Nhiệt độ của biển và đại dương thay đổi theo mùa.
+ Khác nhau về vĩ độ giữa các biển và đại dương.
+ Nhiệt độ giảm theo độ sâu.
– Có sự khác biệt về độ muối của các biển và đại dương do:
+ Sự khác nhau về lượng bốc hơi, lượng mưa và lượng nước sông đổ vào.
+ Vĩ độ.
+ Độ sâu của biển và đại dương.
Luyện tập 2 trang 44 Địa lí 10: Phân biệt ba dạng vận động của nước biển: sóng, thủy triều, dòng biển.
Phương pháp giải:
Có thể lập bảng để dễ so sánh, theo các tiêu chí: Khái niệm, nguyên nhân.
Trả lời:
Tiêu chí |
Sóng |
Thủy triều |
Dòng biển |
Khái niệm |
Là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. |
Là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày. |
Là các dòng nước chảy trong biển và đại dương. |
Nguyên nhân |
Chủ yếu do gió (gió càng mạnh, sóng càng lớn). => Sóng thần hình thành khi ngoài khơi xảy ra động đất hay núi lửa ngầm. |
Chủ yếu do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất. |
Chủ yếu do các loại gió thường xuyên hoặc sự chênh lệch nhiệt độ, độ muối,… giữa các vùng biển. |
Vận dụng trang 44 Địa lí 10: Tìm hiểu thông tin, cho biết vai trò của biển đối với kinh tế – xã hội nước ta.
Phương pháp giải:
Tìm kiếm thông tin trên Internet hoặc sách báo.
Trả lời:
Vai trò của biển đối với kinh tế – xã hội nước ta (Biển Đông):
– Cung cấp nguồn tài nguyên quý giá: khoáng sản (dầu mỏ, khí đốt, muối), thủy sản, năng lượng (sóng biển, thủy triều),…
– Hệ sinh thái rừng ngập cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.
– Điều hòa khí hậu: Nhờ có Biển Đông mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn nên khí hậu bớt khắc nghiệt (thiên nhiên khác hẳn các nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi).
– Môi trường cho các hoạt động kinh tế: giao thông vận tải trên biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, du lịch,…
Bài giảng Địa lí 10 Bài 12: Nước biển và đại dương – Kết nối tri thức
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa
Bài 13. Thực hành: Phân tích chế độ nước của sông Hồng
Bài 14: Đất trên Trái Đất
Bài 15: Sinh quyển