Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất Địa lí lớp 10.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Địa Lí 10 Bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:
ĐỊA LÍ 10 BÀI 5: VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CỦA CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT.
Phần 1: Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
1. Khái quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời
1.1. Vũ Trụ
– Khái niệm: Là khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm tỉ Thiên Hà.
– Trong vũ trụ có thiên hà, khí bụi, hệ mặt trời và các hành tinh,…
Hình 5.1. Vũ Trụ và hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ
1.2. Hệ Mặt Trời
– Khái niệm: Là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà.
Hình 5.2. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời
– Hệ Mặt Trời bao gồm:
+ Mặt Trời là định tinh (trung tâm).
+ Tám hành tinh: (Thuỷ, Kim, Trái Đất, Hoả, Mộc, Thổ, Thiên, Hải).
+ Tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, bụi khí,…
1.3. Trái Đất trong hệ Mặt Trời
– Vị trí: Là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời.
– Khoảng cách: Trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là:149,6 triệu km.
– Chuyển động: Quay quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục.
– Các hệ quả địa lí trên Trái Đất.
2. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
2.1. Sự luân phiên ngày đêm
– Nguyên nhân: Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục.
– Hệ quả: Có hiện tượng luân phiên ngày đêm: nơi nhận tia nắng là ban ngày, nơi khuất trong tối là ban đêm.
Hình 5.3. Hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau
2.2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
* Khái niệm:
– Giờ địa phương (còn gọi là giờ Mặt Trời) được hiểu là ở cùng một thời điểm, các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.
– Giờ quốc tế là giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.
* Cách chia múi giờ
– Chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 kinh tuyến.
– Các múi được đánh số từ 0 đến 23. Múi số 0 là múi mà kinh tuyến giữa của nó đi qua đài thiên văn Greenwich, các múi tiếp theo được đánh số theo chiều quay của Trái Đất.
– Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
Hình 5.4. Các múi giờ trên Trái Đất
* Đường chuyển ngày quốc tế (lấy từ inh tuyến 1800):
– Từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày.
– Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày
2.3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
– Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của lực Criôlít.
– Biểu hiện:
+ Bán cầu Bắc: Lệch hướng bên phải so với nơi xuất phát.
+ Bán cầu Nam: Lệch hướng bên trái so với nơi xuất phát.
– Ảnh hưởng: Lực Criôlít ảnh hưởng đến đường di chuyển của các vật thể như khối khí, dòng biển, đường đạn bay,…
Hình 5.5. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất
Phần 2: 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
Câu 1: Trong Hệ Mặt Trời, tính từ Mặt Trời ra, Trái Đất nằm ở vị trí:
A. Thứ nhất
B. Thứ ba
C. Cuối cùng
D. Ở giữa
Lời giải:
Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời, đứng ở vị trí thứ 3 tính từ Mặt Trời ra (sau Thủy Tinh và Kim Tinh)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là
A. kinh tuyến 00 đi qua múi giờ số 0.
B. kinh tuyến 900 Đ đi qua giữa múi giờ số 6 (+6).
C. kinh tuyến 1800 đi qua giữa múi giờ số 12 (+12).
D. kinh tuyến 900T đi qua giữa múi giờ số 18 (-6).
Lời giải:
Người ta quy định lấy kinh tuyến 1800 qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian:
A. Một ngày đêm
B. Một năm
C. Một mùa
D. Một tháng
Lời giải:
Trái Đất chuyển động tự quanh quanh trục theo hướng từ tây sang đông, thời gian quay hết một vòng là 24h + kết hợp với dạng hình cầu
⇒ Hệ quả: tạo ra sự luân phiên ngày, đêm
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
A. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh được gọi chung là các thiên thể
B. Hệ Mặt Trời nằm trong Dải Ngân Hà
C. Dải Ngân Hà có phạm vi không gian lớn hơn Thiên Hà
D. Trong mỗi Thiên Hà có rất nhiều các hành tinh
Lời giải:
– Thiên thể bao gồm các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh..-> A đúng
– Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà → B đúng.
– Thiên Hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó được gọi là Dải Ngân Hà
⇒ Nhận xét: Dải Ngân Hà có phạm vi không gian lớn hơn Thiên Hà là chưa chính xác
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do
A. Trái Đất tự quay quanh trục.
B. trục Trái Đất nghiêng.
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
D. Trái Đất có dạng hình cầu.
Lời giải:
Do Trái Đất có dạng hình cầu nên một nửa luôn đươc chiếu sáng, nửa còn lại không được chiếu sáng → sinh ra ngày và đêm.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Thiên hà là:
A. một tập hợp gồm nhiều Dải Ngân Hà trong Vũ trụ.
B. một tập hợp của nhiều Hệ Mặt Trời.
C. khoảng không gian vô tận, còn được gọi là Vũ Trụ.
D. một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ.
Lời giải:
Thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể (các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi..) cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Dải Ngân Hà là:
A. Thiên Hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất).
B. một tập hợp của Thiên Hà trong Vũ Trụ.
C. tên gọi khác của Hệ Mặt Trời.
D. dải sáng trong Vũ Trụ, gồm vô số các ngôi sao tập hợp.
Lời giải:
Thiên Hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất) được gọi là Dải Ngân Hà.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Hệ Mặt Trời gồm:
A. các Dải Ngân Hà, các hành tinh, vệ tinh, các đám bụi, khí.
B. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời, các đám bụi, khí.
C. rất nhiều thiên thể (các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh…) cùng với bụi, khí và bức xạ điện từ.
D. các Thiên Hà, Dải Ngân Hà, hành tinh, vệ tinh, các đám bụi, khí.
Lời giải:
Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng với các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời (đó là các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch) và các đám bụi, khí.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Giờ quốc tế (giờ GMT) được tính theo giờ của múi giờ số mấy?
A. Múi giờ số 0
B. Múi giờ số 6
C. Múi giờ số 12
D. Múi giờ số 18
Lời giải:
Trên bề mặt Trái Đất chia làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Nếu đi từ phía tây sang phía đông, khi đi qua kinh tuyến 1800 người ta phải
A. lùi lại 1 ngày lịch
B. lùi lại 1 giờ.
C. tăng thêm 1 ngày lịch.
D. tăng thêm 1 giờ.
Lời giải:
Người ta quy định lấy kinh tuyến 180o qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông, khi đi qua kinh tuyến 1800 ta phải lùi lại 1 ngày lịch.
Đáp án cần chọn là: A
Xem thêm