Giải Chuyên đề Địa lí 10 Chuyên đề 1: Biến đổi khí hậu
I. Khái niệm, biểu hiện của biến đổi khí hậu
Mở đầu trang 5 Chuyên đề Địa lí 10: Vậy khí hậu toàn cầu đang biến đổi ra sao? Nguyên nhân do đâu và con người có thể ứng phó với biến đổi khí hậu như thế nào?
Trả lời:
* Biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu:
- Nhiệt độ Trái Đất tăng:
+ Nhiệt độ trung bình trên thế giới đã gia tăng với tốc độ nhanh chóng kể từ khi bắt đầu thời kì Cách mạng công nghiệp.
+ Trong 100 năm từ 1906 – 2005, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,74oC. Thập kỉ 2011 – 2020 là thập kỉ nóng nhất trong 1000 năm qua ở Bắc bán cầu.
– Biến động về lượng mưa:
+ Lượng mưa có xu hướng tăng ở quy mô toàn cầu, trong đó lượng mưa ở bán cầu Nam tăng nhiều hơn bán cầu Bắc. Lượng mưa tăng lên ở các đới phía bắc vĩ độ 30oB trở lên và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới.
+ Tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu hướng giảm
– Mực nước biển dâng:
+Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 1,8 mm/năm trong thời kì 1961 – 2003 và tăng nhanh hơn trung bình 3,1 mm/năm trong thời kì 1993 – 2003.
+ Nguyên nhân là do quá trình giãn nở nhiệt của nước và do băng lục địa tan.
– Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan: thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lốc xoáy, hạn hán,… đang có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn, bất thường hơn với cường độ lớn hơn và phạm vi ảnh hưởng rộng, gây nên những thiệt hại đáng kể cho các quốc gia.
* Nguyên dân gây ra đổi khí hậu toàn cầu:
– Nguyên nhân tự nhiên:
+ Bên ngoài: chu kì phát xạ khác nhau của Mặt Trời
+ Bên trong: các thời kì địa chất, thay đổi độ nghiêng quỹ đạo và thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời, tự quay quanh trục của Trái Đất, các dòng hải lưu
– Tác động của con người: các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên không hợp lí của con người, đặc biệt là việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hoá thạch cũng như các tài nguyên khác như đất và rừng, đã làm gia tăng nồng độ các khí nhà kính trong bầu khí quyển.
* Các biện pháp để con người có thể ứng phó với biến đổi khí hậu:
– Giảm nhẹ biến đổi khí hậu:
+ Kiểm kê khí thải nhà kính trong năm lĩnh vực như năng lượng (bao gồm giao thông vận tải), công nghiệp, nông nghiệp, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp, chất thải
+ Bảo vệ tự nhiên: khôi phục và tăng cường chức năng của các hệ thống tự nhiên
+ Sử dụng tiết kiệm năng lượng và phát triển nguồn năng lượng tái tạo
– Thích ứng với biến đổi khí hậu:
+ Giải pháp thích ứng với sự gia tăng nhiệt độ: bảo vệ, chống nắng cho con người và vật nuôi trước điều kiện khí hậu thay đổi
+ Giải pháp thích ứng trước sự thay đổi thất thường của lượng mưa: quản lí hiệu quả nguồn tài nguyên nước, giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và tự nhiên
+ Giải pháp thích ứng với mực nước biển dâng: trồng rừng phòng hộ ven biển, xây dựng các tuyến đê, công trình thuỷ lợi, chuyển đổi tập quán canh tác, các biện pháp di dời từ vùng đất ngập nước vào sâu trong nội địa.
+ Giải pháp vi mô: mang tính chất địa phương như trồng một loại cây phù hợp, xây dựng các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về biến đổi khí hậu,…
+ Giải pháp vĩ mô: mang tính chất quốc gia như xây dựng hệ thống đê kè biển chống lại tác động của sóng biển và mực nước biển dâng cao, đầu tư hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu, hạn chế xâm nhập mặn và thoát lũ,…
+ Giải pháp đối với từng ngành kinh tế: trong nông nghiệp thay đổi kĩ thuật canh tác, đa dạng hoá giống cây trồng, áp dụng bảo hiểm nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu,… Trong lâm nghiệp khuyến khích kết hợp nông – lâm, mở rộng diện tích rừng.
+ Giải pháp ngắn hạn và dài hạn: nhằm sử dụng tối đa hiệu quả nguồn lực sẵn có, đồng thời phát triển nguồn lực mới để ứng phó lâu dài với biến đổi khí hậu.
1. Khái niệm
Câu hỏi trang 5 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào hình 1 và thông tin trong bài, em hãy:
– Trình bày khái niệm của biến đổi khí hậu.
– Nhận xét sự thay đổi của khí hậu Trái Đất từ năm 500 đến năm 2000.
Trả lời:
– Khái niệm biến đổi khí hậu: là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều năm, thường là một vài thập kỉ hoặc dài hơn.
– Nhận xét sự thay đổi của khí hậu Trái Đất từ năm 500 đến năm 2000: từ năm 500 đến năm 2000 khí hậu Trái Đất có sự biến động:
+ Từ năm 500 đến năm 1000 nhiệt độ của Trái Đất dao động trong khoảng từ -0,4oC đến 0,2oC
+ Từ năm 1000 đến năm 1500 nhiệt độ của Trái Đất xuống thấp, dao động trong khoảng từ -0,7oC đến 0oC
+ Giai đoạn từ năm 1500 đến năm 2000 nhiệt độ của Trái Đất xuống thấp nhất, dao động trong khoảng -0,8oC đến -0,2oC. Riêng khoảng thời gian từ năm 1900 đến năm 2000 nhiệt độ Trái Đất tăng vọt lên, dao động trong khoảng 0,1oC đến 0,5oC
2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
Câu hỏi trang 5 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào hình 2, hình 3 và thông tin trong bài, em hãy trình bày các biểu hiện của biến đổi khí hậu.
Trả lời:
– Nhiệt độ Trái Đất tăng:
+ Nhiệt độ trung bình trên thế giới đã gia tăng với tốc độ nhanh chóng kể từ khi bắt đầu thời kì Cách mạng công nghiệp.
+ Trong 100 năm từ 1906 – 2005, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,74oC. Thập kỉ 2011 – 2020 là thập kỉ nóng nhất trong 1000 năm qua ở Bắc bán cầu.
– Biến động về lượng mưa:
+ Lượng mưa có xu hướng tăng ở quy mô toàn cầu, trong đó lượng mưa ở bán cầu Nam tăng nhiều hơn bán cầu Bắc. Lượng mưa tăng lên ở các đới phía bắc vĩ độ 30oB trở lên và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới.
+ Tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu hướng giảm
– Mực nước biển dâng:
+Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 1,8 mm/năm trong thời kì 1961 – 2003 và tăng nhanh hơn trung bình 3,1 mm/năm trong thời kì 1993 – 2003.
+ Nguyên nhân là do quá trình giãn nở nhiệt của nước và do băng lục địa tan.
– Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan: thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lốc xoáy, hạn hán,… đang có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn, bất thường hơn với cường độ lớn hơn và phạm vi ảnh hưởng rộng, gây nên những thiệt hại đáng kể cho các quốc gia.
II. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Câu hỏi trang 7 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào hình 4 và thông tin trong bài, em hãy:
– Trình bày những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.
– Nêu khái niệm hiệu ứng nhà kính. Kể tên các chất khí gây hiệu ứng nhà kính.
– Cho biết những tác động của con người trong việc phát thải khí nhà kính.
Trả lời:
* Yêu cầu số 1: Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu:
– Nguyên nhân tự nhiên:
+ Bên ngoài: chu kì phát xạ khác nhau của Mặt Trời
+ Bên trong: các thời kì địa chất, thay đổi độ nghiêng quỹ đạo và thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời, tự quay quanh trục của Trái Đất, các dòng hải lưu
– Tác động của con người: các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên không hợp lí của con người, đặc biệt là việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hoá thạch cũng như các tài nguyên khác như đất và rừng, đã làm gia tăng nồng độ các khí nhà kính trong bầu khí quyển
* Yêu cầu số 2:
– Khái niệm hiệu ứng nhà kính: là sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính trong bầu khí quyển làm giảm khả năng phát nhiệt từ mặt đất ra ngoài Vũ trụ, làm tăng nhiệt độ của Trái Đất.
– Các chất khí gây hiệu ứng nhà kính: hơi nước (H2O), khí cacbon đioxit (CO2), khí metan (CH4), khí đinitơ oxit (N2O), các hợp chất halocacbon (CFC, HFC, HCFC) và khí ôdôn (O3) trong tầng đối lưu. Trong đó, khí CO2 đóng vai trò lớn nhất gây ra hiệu ứng nhà kính.
* Yêu cầu số 3: Những tác động của con người trong việc phát thải khí nhà kính:
– Lĩnh vực năng lượng: phát thải nhiều nhất với 76% lượng khí thải đến từ hoạt động sản xuất nhiệt điện, giao thông vận tải, nhiên liệu vận chuyển, năng lượng cho hoạt động sản xuất, xây dựng, khai thác khí gas và sản xuất phân bón.
– Lĩnh vực nông nghiệp và thay đổi mục đích sử dụng đất: chiếm 14,8% lượng khí thải, lượng khí thải đến từ các hoạt động chủ yếu như chăn nuôi gia súc và gia cầm, đất nông nghiệp,…
– Hoạt động công nghiệp: chiếm 5,9% lượng khí thải như hoạt động sản xuất xi măng, hoá chất và những vật liệu khác
– Rác thải: chiếm 3,3 % lượng khí thải tại các bãi phế liệu, phân loại chất thải lỏng và xử lí chất thải của con người đều sinh ra khí thải nhà kính. Nguồn phát thải lớn nhất đến từ bãi chôn lấp chất thải rắn.
III. Tác động của biến đổi khí hậu
Câu hỏi trang 9 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
– Cho biết thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang thay đổi theo hướng nào và thay đổi như thế nào.
– Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến tự nhiên và kinh tế – xã hội. Cho ví dụ cụ thể ở Việt Nam.
– Cho biết biến đổi khí hậu có thể gây ra những hậu quả gì.
Trả lời:
* Yêu cầu số 1:
– Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt, hạn hán,…) có xu hướng gia tăng, cả về tần suất và cường độ cũng như khó dự đoán hơn. Số lượng những ngày và đêm lạnh đã có sự suy giảm, số lượng những ngày và đêm ấm đã gia tăng trên hầu hết các lục địa.
– Đặc biệt là gia tăng các ngày nắng nóng kỉ lục tại châu Á, châu Phi, Nam Mỹ,… Nhiều khu vực đã ghi nhận được sự gia tăng số lượng các ngày mưa lớn,…
* Yêu cầu số 2: Tác động của biến đổi khí hậu đến tự nhiên và kinh tế – xã hội:
– Tác động đối với sản xuất – kinh tế
+ Nông nghiệp: ảnh hưởng đến diện tích, sản lượng và năng suất, thời vụ sản xuất của các ngành trồng trọt, chăn nuôi,…
+ Công nghiệp: tăng tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp, nhiều khu công nghiệp ven biển có thể bị ngập nếu nước biển dâng,…
+ Giao thông vận tải: có thể gây ra sụt lún, ngập lụt, sạt lở, phá huỷ nhiều công trình, tuyến đường giao thông, các hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa, lũ, hạn hán,…) cản trở hoạt động giao thông,…
+ Du lịch: ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng, tồn tại của nhiều hệ sinh thái tự nhiên có giá trị cho du lịch, có thể làm hư hại, biến mất nhiều tài nguyên du lịch, công trình kiến trúc, thời tiết xấu ảnh hưởng tới hoạt động du lịch,…
– Tác động đối với dân cư – xã hội
+ Cộng đồng dân cư ở những vùng nhiều thiên tai có thể gặp rủi ro cao hơn, những đợt nắng nóng và giá rét bất thường làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, gây sốc nhiệt, đột quỵ và tăng tỉ lệ tử vong; đặc biệt là đối với người già và trẻ em. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu làm dịch bệnh gia tăng, lan truyền rộng, làm bùng phát trở lại một số dịch bệnh nhiệt đới truyền nhiễm như: sốt rét, dịch tả,… đồng thời phát sinh các bệnh mới gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khoẻ con người.
+ Tình trạng di cư sẽ có xu hướng gia tăng do nhiều người bị mất chỗ ở tạm thời do nước biển dâng, thảm hoạ tự nhiên, nhất là những vùng thấp đông dân trên các châu thổ của châu Á, châu Phi và các đảo nhỏ
– Ví dụ ở Việt Nam: Các tác động của biến đổi khí hậu, như nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, thời tiết cực đoan,… làm thu hẹp diện tích đất canh tác nông nghiệp, gây thiệt hại cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói, giảm nghèo của nước ta.
* Yêu cầu số 3: Hậu quả của biến đổi khí hậu:
– Hậu quả đối với tự nhiên:
+ Gia tăng thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan
+ Gia tăng tình trạng trượt lở đất đá thông qua mưa lớn
+ Thay đổi về nước mặt, nước ngầm, chế độ dòng chảy, thay đổi tính chất và hoàn lưu đại dương, các đợt triều cường.
+ Giảm diện tích đất màu mỡ ven biển, tăng diện tích đất bị nhiễm mặn, gia tăng hiện tượng hoang mạc hoá, thu hẹp diện tích đồng bằng do nước biển dâng,…
+ Làm suy giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng vùng phân bố của sinh vật, thay đổi nơi cư trú của sinh vật
– Hậu quả đối với kinh tế – xã hội:
+ Ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch,…
+ Điều kiện thời tiết bất thường gây ra nhiều thiên tai ảnh hưởng tính mạng con người, gia tăng dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khoẻ con người
+ Do biến đổi khí hậu con người phải di cư tìm chỗ ở mới tránh thảm họa tự nhiên
1. Tác động của biến đổi khí hậu đến tự nhiên và kinh tế – xã hội
2. Tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế – xã hội
IV. Ứng phó với biến đổi khí hậu
Câu hỏi trang 10 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào hình 5 và thông tin trong bài, em hãy:
– Cho biết tại sao phải ứng phó với biến đổi khí hậu.
– Phân biệt các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
– Cho biết bản thân em có thể làm gì để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trả lời:
* Yêu cầu số 1: Phải ứng phó với biến đổi khí hậu vì:
– Biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu tác động lên tất cả các quốc gia.
– Biến đổi khí hậu đã và đang trở thành một tình huống khẩn cấp.
=> Thế giới cần hành động ngay hôm nay để thay đổi tình hình, tránh nguy cơ thảm hoạ khí hậu của thế kỉ XXI cho các thế hệ tương lai.
* Yêu cầu số 2: Các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu gồm:
– Nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu:
+ Kiểm kê khí thải nhà kính trong năm lĩnh vực như năng lượng (bao gồm giao thông vận tải), công nghiệp, nông nghiệp, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp, chất thải
+ Bảo vệ tự nhiên: khôi phục và tăng cường chức năng của các hệ thống tự nhiên
+ Sử dụng tiết kiệm năng lượng và phát triển nguồn năng lượng tái tạo
– Nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu:
+ Giải pháp thích ứng với sự gia tăng nhiệt độ: bảo vệ, chống nắng cho con người và vật nuôi trước điều kiện khí hậu thay đổi
+ Giải pháp thích ứng trước sự thay đổi thất thường của lượng mưa: quản lí hiệu quả nguồn tài nguyên nước, giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và tự nhiên
+ Giải pháp thích ứng với mực nước biển dâng: trồng rừng phòng hộ ven biển, xây dựng các tuyến đê, công trình thuỷ lợi, chuyển đổi tập quán canh tác, các biện pháp di dời từ vùng đất ngập nước vào sâu trong nội địa.
+ Giải pháp vi mô: mang tính chất địa phương như trồng một loại cây phù hợp, xây dựng các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về biến đổi khí hậu,…
+ Giải pháp vĩ mô: mang tính chất quốc gia như xây dựng hệ thống đê kè biển chống lại tác động của sóng biển và mực nước biển dâng cao, đầu tư hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu, hạn chế xâm nhập mặn và thoát lũ,…
+ Giải pháp đối với từng ngành kinh tế: trong nông nghiệp thay đổi kĩ thuật canh tác, đa dạng hoá giống cây trồng, áp dụng bảo hiểm nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu,… Trong lâm nghiệp khuyến khích kết hợp nông – lâm, mở rộng diện tích rừng.
+ Giải pháp ngắn hạn và dài hạn: nhằm sử dụng tối đa hiệu quả nguồn lực sẵn có, đồng thời phát triển nguồn lực mới để ứng phó lâu dài với biến đổi khí hậu.
* Yêu cầu số 3: Bản thân em có thể làm một số việc sau để ứng phó với biến đổi khí hậu:
– Sử dụng tiết kiệm nước sạch và điện
– Hạn chế sử dụng túi ni lông, các sản phẩm từ nhựa dùng một lần, tích cực sử dụng các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường
– Hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe buýt đi học.
Luyện tập 1 trang 12 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy tìm mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính.
Trả lời:
– Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính: hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân chủ yếu của biến đổi khí hậu hiện nay.
Luyện tập 2 trang 12 Chuyên đề Địa lí 10: Em hãy lập sơ đồ các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trả lời:
(*) Sơ đồ các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Vận dụng trang 12 Chuyên đề Địa lí 10: Em hãy thu thập thông tin về những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Trả lời:
(*) Thông tin về: Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam:
– Thời tiết ở Việt Nam những năm gần đây ngày càng bất thường: hạn hán, ngập lụt, sạt lở, giông tố, bão lũ có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp của nước ta.
– Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH) do có bờ biển dài. Nếu nước biển dâng 1 mét, 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), 10% diện tích Đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến 20-30 triệu người dân.
– Nhìn lại năm 2016 và đầu năm 2017 sẽ thấy tính bất thường của thời tiết ngày càng gay gắt, xảy ra trên khắp cả nước. Cụ thể với mùa khô 2016, nhiều nơi ở miền Nam và miền Trung khô hạn do lượng mưa thiếu hụt từ 30 – 40%, lượng dòng chảy trên các sông nhỏ dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn đến sớm hơn 1 tháng ở các vùng cửa sông miền Trung và đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nơi mặn đã vào sâu 80 – 100 km hoặc hơn, bà con nông dân điêu đứng vì hạn mặn, thiếu nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất rất nghiêm trọng.
– Ở miền Trung mưa lũ đến muộn nhưng lại dồn dập, lũ chồng lũ kéo dài nhiều ngày vào những tháng cuối năm 2016, gây thiệt hại lớn về tài sản và người. Miền Bắc đợt rét đầu tiên đến sớm so với bình thường, tuy nhiên người dân lại ít cảm nhận được không khí lạnh của mùa đông, do xen kẽ các đợt lạnh lại có những ngày nhiệt độ khá cao gây tiết trời oi nóng.
– Trong mùa khô 2016 – 2017, Nam Bộ cũng như Thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện một số trận mưa trái mùa với lượng lớn, số ngày xuất hiện mưa và tổng lượng mưa các tháng trong mùa khô cũng vượt trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Mưa trái mùa gây thiệt hại cho sản xuất vụ đông xuân cũng như hoa màu cây trái. Theo chuyên gia dự báo khí tượng, có nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn do BĐKH đã làm thay đổi một số quy luật tự nhiên. Chuyên gia dự báo khí tượng cho biết, hiện nay thời tiết đang ở giai đoạn trung tính và có xu hướng nhích sang El Nino (thường gắn với hiện tượng khô hạn) nên mùa mưa ở Nam Bộ đã đến sớm hơn trung bình nhiều năm.