Giải Chuyên đề Địa lí 10 Chuyên đề 1: Biến đổi khí hậu
I. Khái niệm, biểu hiện và nguyen nhân của biến đổi khí hậu
Mở đầu trang 4 Chuyên đề Địa lí 10: Biến đổi khí hậu là gì? Biến đổi khí hậu có các biểu hiện và nguyên nhân chủ yếu nào? Biến đổi khí hậu có những tác động như thế nào đến môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các ngành sản xuất và đời sống con người? Việc ứng phó với biến đổi khí hậu có tầm quan trọng như thế nào và bao gồm những nhóm giải pháp chủ yếu nào?
Trả lời:
– Khái niệm: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu so với trung bình trong nhiều năm, thường là vài thập kỉ hoặc hàng trăm năm, do các nguyên nhân tự nhiên và tác động của con người.
– Biểu hiện của biến đổi khí hậu:
+ Nhiệt độ trái đất tăng
+ Lượng mưa thay đổi
+ Nước biển dâng
+ Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan
– Nguyên nhân của biến đổi khí hậu:
+ Do tác động của các nguyên nhân tự nhiên nên khí hậu Trái Đất biển đổi rất chậm trong thời gian dài, từ hàng chục nghìn năm đến hàng trăm triệu năm.
+ Ngoài những nguyên nhân tự nhiên, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người cũng làm gia tăng lượng khí nhà kính phát thải vào khí quyển.
– Biến đổi khí hậu có tác động lớn đến môi trường sinh thái và đời sống của con người
– Ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề cấp thiết, quan trọng.
1. Khái niệm
Câu hỏi trang 4 Chuyên đề Địa lí 10: Đọc thông tin, hãy cho biết thế nào là biến đổi khí hậu.
Trả lời:
– Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu so với trung bình trong nhiều năm, thường là vài thập kỉ hoặc hàng trăm năm, do các nguyên nhân tự nhiên và tác động của con người.
2. Biểu hiện
Câu hỏi trang 5 Chuyên đề Địa lí 10: Đọc thông tin, hãy trình bày về biến đổi của nhiệt độ Trái Đất theo thời gian.
Trả lời:
– Từ cuối thế kỉ XIX – nay: Trái Đất đang ấm dần lên do xu hướng gia tăng nhiệt độ không khí.
– Trong thế kỉ XX: nhiệt độ trung bình Trái Đất tăng lên khoảng 0,6oC, tốc độ tăng nhiệt độ diễn ra nhanh hơn từ giữa thế kỉ XX.
– Từ 1980 – 2020 nhiệt độ Trái Đất liên tục tăng lên, trung bình khoảng 0,2oC/thập kỉ
– Dự báo đến cuối thế kỉ XXI nhiệt độ Trái Đất có thể tăng thêm từ 1,2 oC – 2,6oC
Câu hỏi trang 5 Chuyên đề Địa lí 10: Đọc thông tin, hãy trình bày sự thay đổi lượng mưa trên Trái Đất theo thời gian.
Trả lời:
– Giai đoạn 1901- 2020 lượng mưa trên toàn cầu có xu hướng tăng. Thể hiện rõ nhất tại các khu vực ở vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, như: châu Âu, châu Mĩ…
– Các vĩ độ nhiệt đới và cận nhiệt lượng mưa có xu hướng giảm, điển hình là ở châu Phi, Nam Á, khu vực Địa Trung Hải, Trung Quốc…
Câu hỏi trang 6 Chuyên đề Địa lí 10: Đọc thông tin, hãy trình bày sự thay đổi của mực nước biển và đại dương trên thế giới.
Trả lời:
– Mực nước biển và đại dương liên tục biến đổi qua các giai đoạn phát triển của Trái Đất, nhưng mức độ thay đổi thường rất chậm. Khoảng 1 000 năm trở lại đây, mực nước biển và đại dương trung bình toàn cầu biến động không quá 0,25 m.
– Hiện nay, mực nước biển và đại dương trên Trái Đất đang có xu hướng tăng nhanh. Trong thế kỉ XX, mực nước biển và đại dương đã tăng lên khoảng 15 – 16 cm (so với năm 1900), trung bình khoảng 1,5 – 1,6 mm/năm. Trong đó, tốc độ tăng mực nước biển diễn ra nhanh hơn từ giữa thế kỉ XX.
Câu hỏi trang 6 Chuyên đề Địa lí 10: Đọc thông tin, hãy trình bày sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan trên Trái Đất. Ở địa phương em có những hiện tượng thời tiết cực đoan nào?
Trả lời:
– Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan trên Trái Đất:
+ Số lượng các trận bão mạnh có xu hướng tăng lên và thất thường về thời gian hoạt động.
+ Lượng mưa diễn ra ngày càng bất thường hơn cả về thời gian, không gian và cường độ. Số ngày mưa lớn và rất lớn tăng lên ở nhiều khu vực trên thế giới trong 70 năm gần đây (1950 – 2020).
+ Số ngày nắng nóng có xu hướng tăng lên trong 70 năm gần đây (1950 – 2020) nhiều quốc gia và khu vực của tất cả các châu lục trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia châu Phi, Nam Mỹ, Trung và Tây Á, ven Địa Trung Hải.
+ Lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại xảy ra ngày càng thường xuyên hơn ở nhiều quốc gia trên thế giới.
– Ở địa phương em (Hà Nội) có các hiện tượng thời tiết cực đoan là: bão, mưa lớn, lũ lụt, nắng nóng, rét đậm, rét hại, sương muối
3. Nguyên nhân biến đổi khí hậu
Câu hỏi trang 7 Chuyên đề Địa lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, bảng 1.1, hãy:
– Giải thích nguyên nhân của biến đổi khí hậu.
– Trình bày các hoạt động phát thải khí nhà kính chủ yếu và tỉ lệ phát thải khí nhà kính theo lĩnh vực.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Nguyên nhân của biến đổi khí hậu:
– Do tác động của các nguyên nhân tự nhiên nên khí hậu Trái Đất biển đổi rất chậm trong thời gian dài, từ hàng chục nghìn năm đến hàng trăm triệu năm.
– Ngoài những nguyên nhân tự nhiên, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người cũng làm gia tăng lượng khí nhà kính phát thải vào khí quyển.
Yêu cầu số 2:
– Các hoạt động phát thải khí nhà kính chủ yếu:
+ Đốt nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, khí đốt và than đá), cháy rừng, đốt các sản phẩm từ gỗ, hoạt động núi lửa,..
+ Quá trình sản xuất và vận chuyển dầu mỏ, khí đốt, than đá.
+ Các hoạt động nông nghiệp, quá trình phân huỷ chất hữu cơ,…
+ Sản xuất và sử dụng phân bón, hoá chất trong nông nghiệp.
+ Đốt nhiên liệu hoá thạch và chất thải rắn.
+ Các ngành công nghiệp sản xuất thiết bị làm lạnh, chất cách nhiệt, chất chống cháy, thiết bị điện tử,…
– Tỉ lệ phát thải khí nhà kính theo lĩnh vực:
+ Chất thải 3%
+ Công trình xây dựng và nhà ở 6%
+ Giao thông vận tải 16%
+ Nông nghiệp 18%
+ Công nghiệp 26%
+ Năng lượng 31%
II. Các tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu
1. Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Câu hỏi trang 8 Chuyên đề Địa lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 1.2, hãy phân tích các tác động và hậu quả chủ yếu của biến đổi khí hậu đến môi trường tự nhiên.
Trả lời:
Tác động |
Hậu quả |
– Vành đai nóng và các đới tự nhiên vĩ độ thấp mở rộng về phía cực. – Ranh giới đai cao nội chí tuyến và á nhiệt đới mở rộng lên cao. |
– Dẫn đến sự thay đổi các quá trình tự nhiên, đặc điểm môi trường các đới và các đai cao tự nhiên. |
– Mực nước biển dâng cao. – A-xit hóa nước biển, đại dương. |
– Dẫn đến sự biến đổi môi trường biển, đại dương và môi trường sống của các loài sinh vật biển. |
– Gia tăng lượng khí thải, suy giảm diện tích và chất lượng rừng. – Suy giảm lớp ô-dôn trong tầng bình lưu khí quyển. |
– Làm gia tăng suy thoái môi trường (ô nhiễm môi trường, suy giảm rừng, suy giảm tầng ô-dôn) |
Câu hỏi trang 9 Chuyên đề Địa lí 10: – Quan sát hình 1.3, hãy phân tích tác động hậu quả của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất, tài nguyên nước và tài nguyên sinh vật trên Trái Đất.
– Lấy ví dụ về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: tác động hậu quả của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất, nước và sinh vật
Tài nguyên |
Tác động |
Hậu quả |
Đất |
– Tăng diện tích đất bị ngập lụt ở các đồng bằng; – Gia tăng mức độ, diện tích đất bị nhiễm mặn ở các đồng bằng ven biển; – Gia tăng xói mòn đất, hoang mạc hóa ở cả miền núi và đồng bằng. |
– Mất đất, thay đổi tính chất đất – Tốn kém chi phí đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi cải tạo đất. |
Nước |
– Nguồn nước ngọt giảm sút; – Mặn hóa nguồn nước mặt và nước ngầm; – Tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước; – Giảm khả năng dự báo nguồn nước. |
– Thiếu nước sản xuất và sinh hoạt – Phát sinh các mâu thuẫn trong sử dụng nước giữa các khu vực và các ngành kinh tế – Gây ô nhiễm nguồn nước. |
Sinh vật |
– Điều kiện sống và không gian phân bố của các loài sinh vật thay đổi; – Môi trường sống của các loài sinh vật biển thay đổi, đặc biệt là hệ sinh thái san hô ở các vùng biển nhiệt đới; – Tăng nguy cơ cháy rừng và hạn chế sự phát triển của sinh vật. |
– Suy giảm đa dạng sinh học do suy giảm số lượng cá thể hoặc có nguy cơ tuyệt chủng – Suy giảm diện tích và chất lượng rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển. |
Yêu cầu số 2: Ví dụ về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu
– Biến đổi khí hậu đã tác động đến việc gia tăng diện tích đất ngập mặn, nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng này đã chịu ảnh hưởng thường xuyên của những trận lũ lớn, xâm nhập mặn và đất bị ô nhiễm.
– Hậu quả dẫn đến việc diện tích đất canh tác nông nghiệp bị thu hẹp, suy giảm năng suất mùa vụ, thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất tại vùng.
2. Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến các hoạt động kinh tế
Câu hỏi trang 10 Chuyên đề Địa lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 1.4, hãy phân tích tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp. Lấy ví dụ về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta hoặc ở địa phương.
Trả lời:
– Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp
Tác động |
Hậu quả |
– Tăng diện tích đất nông nghiệp bị chìm ngập. – Thay đổi tính chất đất do nhiễm mặn, nhiễm phèn. |
– Mất đất canh tác và suy giảm chất lượng đất, thu hẹp không gian sản xuất nông nghiệp. |
– Giảm khả năng cung cấp nguồn nước tưới trong nông nghiệp. – Tạo điều kiện cho sự phát triển của sâu bệnh hại cây trồng, vật nuôi. |
– Thiếu nước cho sản xuất – Giảm năng suất, sản lượng cây trồng và vật nuôi. |
– Suy giảm nguồn lợi thủy, hải sản. |
– Giảm hiệu quả nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản. |
– Thay đổi điều kiện sống, không gian phân bố rừng. – Gia tăng nguy cơ cháy rừng. |
– Làm suy giảm diện tích và chất lượng rừng |
– Ví dụ về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp:
+ Biến đổi khí hậu làm gia tăng mức độ hạn hán, những đợt hạn hán kéo dài liên tiếp xảy ra ở khắp các vùng trên cả nước trong những năm gần đây. Có năm hạn hán đã làm giảm 20-30% năng suất cây trồng, giảm sản lượng lương thực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chăn nuôi và sinh hoạt của người dân.
+ Hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ hoang mạc hóa ở một số vùng, đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ, vùng cát ven biển và vùng đất dốc thuộc trung du, miền núi, gây ra những hệ lụy đáng kể đối với phát triển bền vững ở Việt Nam.
Câu hỏi trang 11 Chuyên đề Địa lí 10: Quan sát hình 1.5, hãy phân tích các tác động và hậu quả chủ yếu của biến đổi khí hậu đến công nghiệp. Lấy ví dụ về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến sản xuất công nghiệp ở nước ta hoặc ở địa phương.
Trả lời:
* Tác động và hậu quả chủ yếu của biến đổi khí hậu đến công nghiệp:
– Tác động:
+ Phải tăng cường đầu tư cải tiến công nghệ nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính.
+ Tăng nguy cơ ngập lụt, các thiệt hại về cơ sở vật chất phí sửa chữa và và có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất.
+ Gia tăng sự bất ổn định trong sản xuất, đặc biệt là nhóm ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản.
+ Giảm khả năng chủ động về nguồn nước cho nhiều ngành công nghiệp như: năng lượng, dệt, khai thác và chế biến khoáng sản,…
– Hậu quả:
+ Gia tăng vốn đầu tư xây dựng, chi phí sửa chữa và hoạt động
+ Làm giảm hiệu quả kinh tế các ngành sản xuất công nghiệp.
* Ví dụ:
– Hệ thống cơ sở hạ tầng trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu nhất là các tài sản vật chất của cơ sở hạ tầng đường bộ do bị ngập lụt, mưa bão, lũ quét phá hỏng. Tác động của biến đổi khí hậu có thể phá hủy 19.000 km đường ở Việt Nam, tương đương 12% trữ lượng đường hiện có. Việc xây dựng lại những con đường bị hư hỏng này sẽ tiêu tốn khoảng 2,1 tỷ đô la Mỹ.
Câu hỏi trang 11 Chuyên đề Địa lí 10: Quan sát hình 1.6, hãy phân tích các tác động và hậu quả chủ yếu của biến đổi khí hậu đến dịch vụ. Lấy ví dụ về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến hoạt động dịch vụ ở nước ta hoặc ở địa phương.
Trả lời:
– Tác động và hậu quả chủ yếu của biến đổi khí hậu đến dịch vụ:
Tác động |
Hậu quả |
– Giảm thời gian khai thác và gia tăng thiệt hại các công trình giao thông. – Hoạt động giao thông vận tải có thể bị gián đoạn. |
Tăng chi phí bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành các công trình giao thông.
|
Tăng mức tiêu hao nhiên liệu của các phương tiện giao thông.
|
Tăng chi phí để đổi mới công nghệ của các phương tiện giao thông nhằm hạn chế khí thải và các khí nhà kính. |
– Các tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn bị chìm ngập hoặc thay đổi và hư hại. – Hoạt động du lịch bị gián đoạn. |
Giảm hiệu quả khai thác của hoạt động du lịch.
|
– Ví dụ về tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến hoạt động dịch vụ:
+ Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp đến cơ sở hạ tầng du lịch, hoạt động lữ hành và đặc biệt là tài nguyên du lịch, yếu tố nền tảng cho phát triển du lịch. Nước ta có bờ biển dài hơn 3.000 km, mang lại thế mạnh về du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng. Ước tính nếu nước biển dâng một mét thì 5,2% diện tích tự nhiên với 10,8% dân số sẽ bị tác động và không ít bãi biển đẹp của Việt Nam sẽ biến mất.
3. Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến đời sống con người
Câu hỏi trang 12 Chuyên đề Địa lí 10: Quan sát hình 1.7 và hình 1.8, hãy phân tích tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người. Lấy ví dụ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người ở nước ta hoặc ở địa phương em.
Trả lời:
* Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người:
– Tác động:
+ Gia tăng các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, hệ tuần hoàn do các hiện tượng thời tiết cực đoan.
+ Gia tăng các bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá, hệ hô hấp do sự phát triển của vi sinh vật có hại, nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng lên, suy giảm chất lượng không khí và nguồn nước sinh hoạt.
+ Số người chết và bị thương tăng lên do sự gia tăng các thiên tai có liên quan đến biến đổi khí hậu.
+ Góp phần gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển.
– Hậu quả:
+ Suy giảm sức khỏe người dân.
+ Gia tăng số người chết do các bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu và số người chết do thiên tai.
+ Tăng áp lực đối với ngành y tế.
+ Suy giảm chất lượng nguồn lao động.
– Ví dụ:
+ Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt, ô nhiễm môi trường, thiếu nước sinh hoạt…ảnh hưởng tới hệ thống y tế và sức khỏe con người, làm gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm và các bệnh mới nổi hoặc tái nổi như sốt xuất huyết, sốt rét…
+ Nắng nóng khắc nghiệt làm tăng tỷ lệ tử vong, tăng số lượng người nhập viện đặc biêt như bệnh hô hấp, tim mạch, tiết niệu, đái tháo đường, sức khỏe tâm thần.
+ Nhiệt độ trung bình tăng lên làm băng tan, mực nước biển dân, thay đổi hệ sinh thái hệ sinh vật, tăng nồng độ ô nhiễm không khí làm gia tăng tỷ lệ bệnh tim mạch, các bệnh lây truyền qua nước (dịch tả), lây truyền qua thực phẩm (nhiễm độc salmonella)… . Nhiệt độ trung bình tăng lên có thể làm tăng số ca sốc nhiệt, đột quỵ và tỷ lệ tử vong.
III. Ứng phó với biên đổi khí hậu
1. Tầm quan trọng của ứng phó với biến đổi khí hậu
2. Sự cấp bách của ứng phó với biến đổi khí hậu
Câu hỏi trang 15 Chuyên đề Địa lí 10: Đọc thông tin, hãy cho biết ứng phó với biến đổi khí hậu có tầm quan trọng như thể nào. Tại sao phải ứng phó với biến đổi khí hậu?
Trả lời:
– Tầm quan trọng của biến đổi khí hậu:
+ Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động chung sống với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ các nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu.
+ Việc ứng phó với biến đổi khí hậu là giải pháp tối ưu và cấp bách đối với mọi quốc gia trên thế giới trong xu hướng gia tăng các tác động của biến đổi khí hậu hiện nay.
– Phải ứng phó với biến đổi khí hậu vì:
+ Các tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu đối với tự nhiên, kinh tế – xã hội là điều tất yếu xảy ra trong giai đoạn hiện tại và tương lai.
+ Con người cần hiểu rõ nguyên nhân, biểu hiện và những tác động có thể xảy ra của biến đổi khí hậu để tận dụng nó như những điều kiện cho sự phát triển.
+ Tuy nhiên, con người không thể bị động trước các tác động của biến đổi khí hậu mà cần phải chủ động ứng phó bằng các giải pháp dài hạn, đồng bộ nhằm hạn chế tối đa tác động bất lợi. Con người cũng không thể chỉ tập trung vào các giải pháp công trình để chống lại thiên tai mà cần phải phòng ngừa bằng những giải pháp lâu dài, bền vững.
IV. Các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
1. Các nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
Câu hỏi trang 16 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào bảng 1.2, hãy nêu các nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Trình bày và cho ví dụ về một nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở nước ta hoặc địa phương.
Trả lời:
* Các nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu: gồm 4 nhóm giải pháp là
– Trong công nghiệp
– Trong nông nghiệp
– Trong dịch vụ (giao thông vận tải và du lịch)
- Trong giáo dục, y tế và đời sống
* Trình bày và cho ví dụ về một nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu:
– (Lựa chọn) Nhóm giải pháp trong nông nghiệp:
+ Lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có khả năng thích nghi với các tác động của biến đổi khí hậu.
+ Điều chỉnh cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp để hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
+ Xây dựng các công trình thuỷ lợi nhằm điều tiết và sử dụng hiệu quả nguồn nước ngọt, hạn chế hạn hán, xâm nhập mặn vào mùa khô, lũ lụt vào mùa mưa.
+ Bảo vệ rừng, tăng cường trồng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển để bảo vệ đất, điều hoà nguồn nước, hạn chế thiên tai.
+ Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo thiên tai.
+ Xây dựng và nâng cấp, cải tạo các công trình giao thông đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu
– Ví dụ: Những biện pháp đã được triển khai như: Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với nước biển dâng và biến đổi khí hậu, bao gồm:
+ Xây dựng giải pháp quy hoạch đảm bảo 3,8 triệu ha diện tích đất lúa, trong đó 3,2 triệu ha đất canh tác 2 vụ, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia;
+ Giảm phát khí thải nhà kính qua kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng, 1 phải 5 giảm sử dụng tiết kiệm chi phí đầu vào;
+ Thúc đẩy quy trình VietGAP trong chăn nuôi;
+ Cải tiến kỹ thuật và công nghệ trong hoạt động khai thác thủy hai sản;
+ Đẩy mạnh trồng rừng, phục hồi rừng, xúc tiến tái sinh và làm giàu từ rừng; …
2. Các nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu
Câu hỏi trang 18 Chuyên đề Địa lí 10: Dựa vào bảng 1.3, hãy nêu các nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Kể tên một số giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong các ngành sản xuất và đời sống hằng ngày ở nước ta hoặc ở địa phương.
Trả lời:
* Các nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu: gồm 4 nhóm giải pháp
– Trong nông nghiệp
– Trong công nghiệp
– Trong dịch vụ (giao thông vận tải và du lịch)
- Trong giáo dục và tuyên truyền
* Một số giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong các ngành sản xuất và đời sống hằng ngày ở nước ta:
– Giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc phát triển mạng lưới giao thông công cộng với các phương tiện sử dụng năng lượng sạch như tàu điện, … giảm phương tiện giao thông cá nhân.
– Tập trung phát triển công nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, từng bước loại bỏ, thay thế các công nghệ cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.
– Đẩy mạnh phát triển du lịch, tận dụng những lợi thế riêng có để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt lưu ý gắn phát triển du lịch với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và sinh cảnh quý giá của các địa phương trên cả nước.
Câu 1 trang 18 Chuyên đề Địa lí 10: Hãy trình bày các biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trả lời:
Biểu hiện của biến đổi khí hậu:
* Nhiệt độ Trái Đất tăng
– Từ cuối thế kỉ XIX – nay: Trái Đất đang ấm dần lên do xu hướng gia tăng nhiệt độ không khí.
– Trong thế kỉ XX: nhiệt độ trung bình Trái Đất tăng lên khoảng 0,6oC, tốc độ tăng nhiệt độ diễn ra nhanh hơn từ giữa thế kỉ XX.
– Từ 1980 – 2020 nhiệt độ Trái Đất liên tục tăng lên, trung bình khoảng 0,2oC/thập kỉ
– Dự báo đến cuối thế kỉ XXI nhiệt độ Trái Đất có thể tăng thêm từ 1,2 oC – 2,6oC
* Lượng mưa thay đổi
– Giai đoạn 1901- 2020 lượng mưa trên toàn cầu có xu hướng tăng. Thể hiện rõ nhất tại các khu vực ở vĩ độ trung bình và vĩ độ cao
– Các vĩ độ nhiệt đới và cận nhiệt lượng mưa có xu hướng giảm
* Nước biển dâng
– Mực nước biển và đại dương liên tục biến đổi qua các giai đoạn phát triển của Trái Đất, nhưng mức độ thay đổi thường rất chậm. Khoảng 1 000 năm trở lại đây, mực nước biển và đại dương trung bình toàn cầu biến động không quá 0,25 m.
– Hiện nay, mực nước biển và đại dương trên Trái Đất đang có xu hướng tăng nhanh. Trong thế kỉ XX, mực nước biển và đại dương đã tăng lên khoảng 15 – 16 cm (so với năm 1900), trung bình khoảng 1,5 – 1,6 mm/năm. Trong đó, tốc độ tăng mực nước biển diễn ra nhanh hơn từ giữa thế kỉ XX.
* Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan
– Số lượng các trận bão mạnh có xu hướng tăng lên và thất thường về thời gian hoạt động.
– Lượng mưa diễn ra ngày càng bất thường hơn cả về thời gian, không gian và cường độ. Số ngày mưa lớn và rất lớn tăng lên ở nhiều khu vực trên thế giới trong 70 năm gần đây (1950 – 2020).
– Số ngày nắng nóng có xu hướng tăng lên trong 70 năm gần đây (1950 – 2020) nhiều quốc gia và khu vực của tất cả các châu lục trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia châu Phi, Nam Mỹ, Trung và Tây Á, ven Địa Trung Hải.
– Lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại xảy ra ngày càng thường xuyên hơn ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Câu 2 trang 18 Chuyên đề Địa lí 10: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:
– Vẽ sơ đồ hệ thống hoá các nhóm giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Lựa chọn một nhóm và trình bày các giải pháp cụ thể.
– Vẽ sơ đồ hệ thống hoá các nhóm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Lựa chọn một nhóm và trình bày các giải pháp cụ thể.
Trả lời:
* Lựa chọn: nhiệm vụ 1
* Vẽ sơ đồ hệ thống hóa
* Trình bày Các giải pháp cụ thể của nhóm giải pháp trong nông nghiệp:
– Lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có khả năng thích nghi với các tác động của biến đổi khí hậu.
– Điều chỉnh cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp để hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
– Xây dựng các công trình thuỷ lợi nhằm điều tiết và sử dụng hiệu quả nguồn nước ngọt, hạn chế hạn hán, xâm nhập mặn vào mùa khô, lũ lụt vào mùa mưa.
– Bảo vệ rừng, tăng cường trồng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển để bảo vệ đất, điều hoà nguồn nước, hạn chế thiên tai.
– Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo thiên tai.
– Xây dựng và nâng cấp, cải tạo các công trình giao thông đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu
Câu 3 trang 18 Chuyên đề Địa lí 10: Thống kê các hoạt động có thể làm gia tăng phát thải khí nhà kính ở địa phương theo mẫu sau:
STT | Các hoạt động chính | Các khí nhà kính |
1 | ? | ? |
… | ? | ? |
Trả lời: