Trắc nghiệm Địa lí 10 Ôn tập chương 9: Nguồn lực phát triển kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế
Phần 1: Trắc nghiệm Địa lí 10 Ôn tập chương 9: Nguồn lực phát triển kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế
Câu 1. Tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một lãnh thổ nhất định được gọi là
A. nguồn nhân lực.
B. nguồn lực.
C. nhân tố ảnh hưởng.
D. điều kiện phát triển.
Đáp án: B
Giải thích: Nguồn lực là tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một lãnh thổ nhất định.
Câu 2. Tổng thu nhập quốc gia viết tắt là
A. GDP.
B. FDI.
C. GNI.
D. HDI.
Đáp án: C
Giải thích: Tổng thu nhập quốc gia (GNI): là tổng giá trị (theo giá cả thị trường) của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng do tất cả công dân của một quốc gia tạo ra trong một năm.
Câu 3. Thành phần nào sau đây không được xếp vào cơ cấu ngành kinh tế của một quốc gia?
A. Hộ gia đình.
B. Chăn nuôi.
C. Khai khoáng.
D. Trồng trọt.
Đáp án: A
Giải thích: Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, người ta chia cơ cấu ngành kinh tế của một quốc gia thành ba nhóm ngành chính gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ. Hộ gia đình là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
Câu 4. Nguồn lực phát triển kinh tế của một quốc gia không phải là
A. các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
B. nguồn nhân lực chất lượng cao.
C. lịch sử phát triển lãnh thổ tự nhiên.
D. toàn bộ hệ thống tài sản quốc gia.
Đáp án: C
Giải thích: Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn, thị trường… ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một quốc gia (hoặc lãnh thổ) nhất định.
Câu 5. Cơ cấu lãnh thổ là kết quả của quá trình nào sau đây?
A. Quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.
B. Quá trình thu hút vốn đầu tư theo lãnh thổ.
C. Quá trình khai thác tài nguyên theo lãnh thổ.
D. Quá trình phân bố dân cư theo lãnh thổ.
Đáp án: A
Giải thích: Cơ cấu lãnh thổ là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.
Câu 6. Trong các nguồn lực kinh tế – xã hội, nguồn lực nào quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển của một đất nước?
A. Dân số và nguồn lao động.
B. Chính sách và xu thế phát triển.
C. Thị trường trong, ngoài nước.
D. Khoa học kĩ thuật và công nghệ.
Đáp án: A
Giải thích: Con người là nguồn lực bên trong (nội lực). Chất lượng, số lượng, trình độ chuyên môn kĩ thuật, năng suất của lao động quyết định đến việc hình thành các ngành kinh tế, giúp phát triển kinh tế – xã hội của một đất nước.
Câu 7. Nguồn lực nào sau đây được xác định là điều kiện cần cho quá trình sản xuất?
A. Đường lối chính sách.
B. Tài nguyên thiên nhiên.
C. Dân cư, nguồn lao động.
D. Vị trí địa lí.
Đáp án: B
Giải thích: Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế.
Câu 8. Cơ cấu lãnh thổ gồm có
A. toàn cầu và khu vực, vùng, dịch vụ.
B. toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.
C. nông – lâm – ngư nghiệp, toàn cầu.
D. công nghiệp – xây dựng, quốc gia.
Đáp án: B
Giải thích: Cơ cấu lãnh thổ là một bộ phận của nền kinh tế, là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Dựa vào quy mô lãnh thổ sẽ có các cấp toàn cầu và khu vực, quốc gia, các vùng lãnh thổ trong phạm vi quốc gia.
Câu 9. Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ các nguồn vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế – xã hội của một nước, được gọi là
A. nguồn lực từ bên trong.
B. nguồn lực tự nhiên.
C. nguồn lực từ bên ngoài.
D. nguồn lực kinh tế.
Đáp án: C
Giải thích: Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ các nguồn vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế – xã hội của một nước, được gọi là nguồn lực từ bên ngoài.
Câu 10. Cơ cấu thành phần kinh tế gồm có
A. khu vực kinh tế trong nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
B. khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, công nghiệp – xây dựng.
C. khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nông – lâm – ngư nghiệp.
D. khu vực kinh tế trong nước, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ.
Đáp án: A
Giải thích: Cơ cấu thành phần kinh tế được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất. Cơ cấu thành phần kinh tế gồm khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 11. Thành phần nào sau đây không được xếp vào cơ cấu lãnh thổ một quốc gia?
A. Ngành sản xuất.
B. Điểm sản xuất.
C. Vùng kinh tế.
D. Khu chế xuất.
Đáp án: A
Giải thích: Thành phần được xếp vào cơ cấu lãnh thổ một quốc gia là các vùng kinh tế, khu chế xuất, điểm sản xuất và trung tâm công nghiệp.
Câu 12. Các nguồn lực bên ngoài chủ yếu bao gồm có
A. vị trí địa lí, thị trường, kinh nghiệm quản lí sản xuất, nguồn lao động.
B. khoa học và công nghệ, vốn, thị trường, kinh nghiệm quản lí sản xuất.
C. đường lối chính sách, khoa học công nghệ, nguồn nước, vốn, thị trường.
D. khí hậu, khoa học, công nghệ, khoáng sản, kinh nghiệm quản lí sản xuất.
Đáp án: B
Giải thích:
– Nguồn lực bên trong lãnh thổ: Vị trí địa lí (vị trí tự nhiên, kinh tế, chính trị); nguồn lực tự nhiên (đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản, biển,…); nguồn lực kinh tế – xã hội (vốn, chính sách phát triển, lịch sử – văn hoá, nguồn lao động, thị trường,…).
– Nguồn lực từ bên ngoài lãnh thổ: Vốn đầu tư nước ngoài; nguồn nhân lực nước ngoài; thị trường nước ngoài; khoa học – công nghệ nước ngoài,…
Câu 13. Nguồn lực nào dưới đây vừa là đối tượng sản xuất vừa là đối tượng tiêu dùng các sản phẩm?
A. Lao động.
B. Thị trường.
C. Sinh vật.
D. vốn.
Đáp án: A
Giải thích: Nguồn lao động là nguồn lực có vai trò quyết định trong sự phát triển của nền kinh tế. Nguồn lao động vừa là đối tượng sản xuất (sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa) vừa là đối tượng tiêu dùng các sản phẩm (sử dụng, tiêu thụ các sản phẩm mình tạo ra).
Câu 14. Cơ cấu thành phần kinh tế phản ánh được rõ rệt điều gì sau đây?
A. Trình độ phát triển lực lượng sản xuất.
B. Việc sử dụng lao động theo ngành.
C. Việc sở hữu kinh tế theo thành phần.
D. Trình độ phân công lao động xã hội.
Đáp án: C
Giải thích: Cơ cấu thành phần kinh tế được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất. Các thành phần kinh tế phản ánh được rõ rệt việc sở hữu kinh tế theo thành phần.
Câu 15. Nhận định nào sau đây không đúng với GNI?
A. Đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.
B. GDP dùng để phân tích quy mô, cơ cấu kinh tế.
C. Đo lường tổng giá trị công dân mang quốc tịch.
D. GNI là thước đo tổng hợp nhất của nền kinh tế.
Đáp án: B
Giải thích: Chỉ số GNI đo lường tổng giá trị mà công dân mang quốc tịch nước đó sản xuất ra trong thời gian (thường là 1 năm). Công dân của một quốc gia có thể tạo ra các giá trị ở cả trong và ngoài lãnh thổ quốc gia đó. GNI dùng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia một cách đầy đủ và đúng thực lực. GNI là thước đo tổng hợp nhất của nền kinh tế, chỉ rõ chủ sở hữu và hưởng thụ nguồn của cải làm ra.
Phần 2: Lý thuyết Địa lí 10 Ôn tập chương 9: Nguồn lực phát triển kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế
Đang cập nhật.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 24: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 9: Nguồn lực phát triển kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 25: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 26: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 27 : Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại và định hướng phát triển nông nghiệp