Trắc nghiệm Địa lí 10 Ôn tập chương 1: Sử dụng bản đồ
Phần 1: Trắc nghiệm Địa lí 10 Ôn tập chương 1: Sử dụng bản đồ
Câu 1. Học Địa lí giúp người học hiểu biết hơn về
A. quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu.
B. quá khứ, hiện tại và định hướng nghề nghiệp.
C. quá khứ, hiện tại và sự hình thành trái đất.
D. quá khứ, hiện tại và kinh tế của địa phương.
Đáp án: A
Giải thích: Học Địa lí sẽ làm cho kho tàng kiến thức, vốn hiểu biết của các em về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất ở các nơi trên thế giới ngày càng thêm phong phú, giúp các em hiểu hơn về quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu, cũng như vai trò của từng địa phương đối với thế giới.
Câu 2. Kiến thức địa lí kinh tế – xã hội định hướng nhóm ngành nghề nào sau đây?
A. Du lịch, địa chất học.
B. Kĩ sư trắc địa, bản đồ.
C. Dịch vụ, khí hậu học.
D. Thương mại, tài chính.
Đáp án: D
Giải thích: Với những kiến thức về tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội các nước, các khu vực khác nhau trên thế giới, các em cũng có thể tham gia hoạt động vào các ngành thương mại, tài chính, dịch vụ, đặc biệt là trong ngành du lịch.
Câu 3. Để thể hiện hướng di chuyển của bão trên Biển Đông vào nước ta, thường dùng phương pháp
A. khoanh vùng.
B. đường chuyển động.
C. kí hiệu theo đường.
D. chấm điểm.
Đáp án: B
Giải thích: Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế – xã hội -> Để thể hiện hướng di chuyển của bão trên Biển Đông vào nước ta, thường dùng phương pháp đường chuyển động.
Câu 4. Kiến thức về địa lí tự nhiên định hướng ngành nghề nào sau đây?
A. Quản lí xã hội.
B. Quản lí đô thị.
C. Kĩ sư trắc địa.
D. Quản lí đất đai.
Đáp án: D
Giải thích: Từ những kiến thức về địa lí tự nhiên (địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, sinh vật và môi trường), các em có thể tham gia vào các hoạt động của ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thiết kế quy hoạch các công trình nông nghiệp, quản lý đất đai và bảo vệ môi trường.
Câu 5. Diện tích cây trồng thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. chấm điểm.
B. bản đồ – biểu đồ.
C. đường chuyển động.
D. kí hiệu.
Đáp án: A
Giải thích: Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các hiện tượng, đối tượng địa lí phân bố phân tán nhỏ lẻ trong không gian. Mỗi chấm điểm tương ứng với một số lượng hoặc giá trị của đối tượng nhất định. Ví dụ: phân bố dân cư, phân bố các điểm chăn nuôi, diện tích cây trồng,…
Câu 6. Phương pháp bản đồ – biểu đồ không biểu hiện được
A. giá trị của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.
B. cơ cấu của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.
C. vị trí thực của đối tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.
D. số lượng của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.
Đáp án: C
Giải thích: Phương pháp bản đồ – biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí theo từng lãnh thổ (đối tượng địa lí) bằng cách đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng địa lí đó trên bản đồ. Ví dụ: giá trị xuất nhập khẩu của các quốc gia, số dân của một tỉnh, sản lượng lúa của các tỉnh trong một quốc gia,…
Câu 7. Để giải thích sự phân bố mưa của một khu vực, cần sử dụng bản đồ khí hậu và bản đồ
A. địa hình.
B. sinh vật.
C. thổ nhưỡng.
D. sông ngòi.
Đáp án: A
Giải thích: Để giải thích sự phân bố mưa của một khu vực, cần sử dụng bản đồ khí hậu để biết khu vực nào mưa nhiều/ít, chế độ mưa,… và bản đồ địa hình (hình thái địa hình, hướng, dạng địa hình,…).
Câu 8. So với các môn học khác, môn Địa lí có điểm khác biệt nào sau đây?
A. Chỉ được học ở trung học cơ sở.
B. Mang tính độc lập và khác biệt.
C. Được học ở tất cả các cấp học.
D. Địa lí mang tính chất tổng hợp.
Đáp án: D
Giải thích: Khác với các môn học khác, môn Địa lí mang tính chất tổng hợp, bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội. Môn Địa lí có mối liên quan với các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học và các môn Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật,…
Câu 9. Phương pháp khoanh vùng (vùng phân bố) cho biết
A. tính phổ biến của đối tượng riêng lẻ.
B. số lượng của đối tượng riêng lẻ.
C. diện tích phân bố của đối tượng riêng lẻ.
D. cơ cấu của đối tượng riêng lẻ.
Đáp án: C
Giải thích: Phương pháp khoanh vùng thể hiện những đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định. Mỗi vùng phân bố được xác định bằng nền màu, nét chải hoặc kí hiệu đặc trưng cho đối tượng biểu hiện -> Để phân biệt vùng phân bố của một dân tộc nào đó xen kẽ với các dân tộc khác, thường dùng phương pháp khoanh vùng.
Câu 10. Đối với học sinh, bản đồ là phương tiện để
A. thư dãn sau khi học bài.
B. học tập và ghi nhớ các địa danh.
C. học tập và rèn các kĩ năng địa lí.
D. học thay sách giáo khoa.
Đáp án: C
Giải thích: Đối với học sinh, bản đồ là phương tiện để học tập, nghiên cứu kiến thức về các đối tượng địa lí và rèn luyện các kĩ năng địa lí.
Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng với GPS và bản đồ số?
A. Chỉ được sử dụng trong ngành quân sự.
B. Xác định vị trí của đối tượng địa lí bất kì.
C. Được sử dụng phổ biến trong đời sống.
D. Quản lí sự di chuyển của đối tượng địa lí.
Đáp án: A
Giải thích: Ngày nay, GPS và bản đồ số được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống. Ví dụ: xác định vị trí người dùng hoặc các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất, tìm kiếm đường đi, giám sát lộ trình, tốc độ di chuyển các phương tiện giao thông trên bản đồ trực tuyến,…
Câu 12. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các tỉnh Việt Nam trong cùng một thời gian, thường được thể hiện bằng phương pháp
A. kí hiệu theo đường.
B. đường chuyển động.
C. chấm điểm.
D. bản đồ – biểu đồ.
Đáp án: D
Giải thích: Phương pháp bản đồ – biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí theo từng lãnh thổ (đối tượng địa lí) bằng cách đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng địa lí đó trên bản đồ -> Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các tỉnh Việt Nam trong cùng một thời gian, thường được thể hiện bằng phương pháp bản đồ – biểu đồ.
Câu 13. Để giải thích chế độ nước của một hệ thống sông, cần phải sử dụng bản đồ sông ngòi và các bản đồ
A. khí hậu, địa hình.
B. thổ nhưỡng, khí hậu.
C. khí hậu, sinh vật.
D. địa hình, thổ nhưỡng.
Đáp án: A
Giải thích: Để giải thích chế độ nước của một hệ thống sông, cần phải sử dụng bản đồ sông ngòi và các bản đồ khí hậu để biết khu vực nào mưa nhiều/ít, chế độ mưa,… và bản đồ địa hình (hình thái địa hình, hướng, dạng địa hình,…).
Câu 14. Việc tính toán khoảng cách các địa điểm nhằm mục đích nào sau đây?
A. Tính toán thời gian, lựa chọn hướng di chuyển, chủ động kế hoạch cho việc đi lại.
B. Tính toán thời gian, lựa chọn bản đồ, chủ động kế hoạch và sắp xếp phương tiện.
C. Tính toán thời gian, lựa chọn phương tiện, chủ động lên kế hoạch cho việc đi lại.
D. Tính toán thời gian, lựa chọn phương tiện, chủ động đi lại và cung đường cần đi.
Đáp án: C
Giải thích: Trong đời sống, đôi khi chúng ta cần biết khoảng cách giữa các địa điểm để tính toán thời gian, lựa chọn phương tiện, chủ động lên kế hoạch cho việc đi lại và làm việc của mình.
Câu 15. Thiết bị thông minh nào sau đây được gắn định vị GPS?
A. Tủ lạnh samsung lớn.
B. Máy lọc không khí.
C. Điện thoại thông minh.
D. Nồi chiêm không dầu.
Đáp án: C
Giải thích: Trên tất cả các thiết bị điện thoại thông minh đều có gắn định nvij GPS và bản đồ số -> Giúp người sử dụng dễ dàng tìm đường đi, định vị vị trí và sử dụng các ứng dụng đi kèm (gọi đồ ăn, xe công nghệ,…).
Phần 2: Lý thuyết Địa lí 10 Ôn tập chương 1: Sử dụng bản đồ
Đang cập nhật.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài Ôn tập chương 1: Sử dụng bản đồ
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 4: Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 2: Trái Đất