Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 36: Địa lí ngành thương mại
Phần 1: Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 36: Địa lí ngành thương mại
Câu 1. Thương mại không có đặc điểm nào sau đây?
A. Hoạt động thương mại chịu tác động của quy luật cung và cầu.
B. Không gian hoạt động thương mại cả trong nước và ngoài nước.
C. Quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa bên bán và bên mua.
D. Thương mại tạo ra thị trường, chỉ hoạt động mạnh trong nước.
Đáp án: D
Giải thích:
Đặc điểm của thương mại
– Thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa bên bán và bên mua, đồng thời tạo ra thị trường.
– Hoạt động thương mại chịu tác động của quy luật cung và cầu.
– Không gian hoạt động thương mại không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn giữa các quốc gia với nhau (ngoại thương).
Câu 2. Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả có xu hướng
A. tăng, kích thích mở rộng sản xuất.
B. giảm, sản xuất có nguy cơ đình đốn.
C. giảm, kích thích mở rộng sản xuất.
D. tăng, sản xuất có nguy cơ đình đốn.
Đáp án: A
Giải thích: Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả có xu hướng tăng và khi đó sẽ kích thích các nhà sản xuất mở rộng qui mô sản xuất.
Câu 3. Các quốc gia đầu tiên của Liên minh châu Âu là
A. Anh, Pháp, Đức, Ý, Hoa Kì, Canada.
B. Hoa Kì, Canada, Mêhico, Anh, Pháp, Đức.
C. Anh, Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan.
D. Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luytxămbua.
Đáp án: D
Giải thích: Sáu thành viên đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) là: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Luytxămbua.
Câu 4. Khâu tất yếu của quá trình sản xuất là
A. nhập khẩu.
B. thương mại.
C. nội thương.
D. ngoại thương.
Đáp án: B
Giải thích: Thương mại là khâu tất yếu của quá trình sản xuất, được coi là mạch máu của nền kinh tế, có vai trò quan trọng về nhiều mặt.
Câu 5. Hiện nay, những đồng tiền nào sau đây trở thành ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới?
A. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Mác Đức.
B. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Frăng Pháp.
C. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, đồng Yên Nhật.
D. Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh, Đô la Xin-ga-po.
Đáp án: C
Giải thích: Hiện nay, những đồng tiền trở thành ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới là: Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh và đồng Yên Nhật.
Câu 6. Các nước đang phát triển chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng nào sau đây?
A. Lúa gạo, lương khô.
B. Thủy sản, thực phẩm.
C. Máy móc, thiết bị.
D. Nông sản, khoáng sản.
Đáp án: C
Giải thích: Các nước đang phát triển xuất khẩu nông sản, khoáng sản, hàng tiêu dùng và nhập nguyên liệu, máy móc.
Câu 7. ASEAN là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?
A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
B. Khối thị trường chung Nam Mỹ.
C. Tổ chức thương mại thế giới.
D. Liên minh châu Âu.
Đáp án: A
Giải thích: Hiện nay trên thế giới có nhiều tổ chức và liên kết thương mại đã ra đời như Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức kinh tế khu vực như Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp định thương mại Hoa Kì – Mê-hi-cô – Ca-na-đa (USMCA), Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC),…
Câu 8ẩu : giá trị nhập khẩu.
B. giá trị xuất khẩu + giá trị nhập khẩu.
C. giá trị xuất khẩu x giá trị nhập khẩu.
D. giá trị xuất khẩu – giá trị nhập khẩu.
Đáp án: D
Giải thích: Cán cân xuất nhập khẩu được hiểu là giá trị xuất khẩu – giá trị nhập khẩu. Khi xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu thì xuất siêu, còn khi xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu thì là nhập siêu.
Câu 9. Theo quy luật cung – cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả có xu hướng
A. giảm, kích thích mở rộng sản xuất.
B. tăng, kích thích mở rộng sản xuất.
C. giảm, sản xuất có nguy cơ đình đốn.
D. tăng, sản xuất có nguy cơ đình đốn.
Đáp án: C
Giải thích: Theo quy luật cung – cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả có xu hướng giảm cùng với đó là sản xuất có nguy cơ đình đốn.
Câu 10. Các nước kiểm soát tình hình thị trường thế giới là những nước
A. chiếm tỉ trọng cao cả về xuất khẩu và nhập khẩu của toàn thế giới.
B. chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn thế giới.
C. có nền kinh tế phát triển mạnh cả về công, nông nghiệp và dịch vụ.
D. có nền kinh tế phát triển mạnh và hoạt động xuất khẩu phát triển.
Đáp án: A
Giải thích: Các nước kiểm soát tình hình thị trường thế giới là những nước chiếm tỉ trọng cao cả về xuất khẩu và nhập khẩu của toàn thế giới.
Câu 11. Hoạt động cơ bản của thị trường tuân theo quy luật
A. cung-cầu.
B. cạnh tranh.
C. tương hỗ.
D. trao đổi.
Đáp án: A
Giải thích: Hoạt động cơ bản của thị trường tuân theo quy luật cung-cầu.
Câu 12. Chi phối mạnh nền kinh tế thế giới là những cường quốc về
A. khoa học công nghệ.
B. công nghiệp chế biến.
C. xuất khẩu, nhập khẩu.
D. hàng không, vũ trụ.
Đáp án: C
Giải thích: Chi phối mạnh nền kinh tế thế giới là những cường quốc mạnh về hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
Câu 13. Bằng phát minh sáng chế của các nhà bác học được mua để sử dụng có thể xemlà
A. chất xám.
B. thương mại.
C. tiền tệ.
D. hàng hóa.
Đáp án: D
Giải thích: Bằng phát minh sáng chế của các nhà bác học được mua để sử dụng có thể xem là hàng hóa.
Câu 14. Các nước Ca-na-đa, Hoa Kì, Mê-hi-cô là thành viên của tổ chức nào sau đây?
A. EU.
B. ASEAN.
C. USMCA.
D. APEC.
Đáp án: C
Giải thích: Hiện nay trên thế giới có nhiều tổ chức và liên kết thương mại đã ra đời như Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức kinh tế khu vực như Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp định thương mại Hoa Kì – Mê-hi-cô – Ca-na-đa (USMCA), Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC),…
Câu 15. Thương mại là khâu nối giữa sản xuất với tiêu dùng thông qua việc
A. trao đổi các loại hàng hóa và dịch vụ giữa các địa phương với nhau.
B. luân chuyển các loại hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
C. luân chuyển các loại hàng hóa dịch vụ giữa các vùng trong một nước.
D. vận chuyển hàng hóa giữa bên bán và bên mua trong nước, quốc tế.
Đáp án: B
Giải thích: Thương mại là khâu tất yếu của quá trình sản xuất, được coi là mạch máu của nền kinh tế, có vai trò quan trọng về nhiều mặt. Thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc trao đổi, luân chuyển hàng hoá, dịch vụ giữa người bán và người mua.
Phần 2: Lý thuyết Địa lí 10 Bài 36: Địa lí ngành thương mại
I. Vai trò và đặc điểm
1. Vai trò
Ngành thương mại bao gồm nội thương và ngoại thương.
– Hoạt động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng.
– Hoạt động ngoại thương góp phần gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
– Hoạt động thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường.
– Góp phần sử dụng hợp lí các nguồn lực, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế.
2. Đặc điểm
– Hoạt động thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường.
– Hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi quốc gia gọi là nội thương, giữa các quốc gia với nhau gọi là ngoại thương. Hoạt động ngoại thương được đo bằng cán cân xuất nhập khẩu.
– Hoạt động thương mại rất đa dạng, hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phong phú và ngày càng phát triển.
– Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ thì thương mại điện tử ngày càng phổ biến trong giao dịch toàn cầu.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành thương mại
– Vị trí địa lí tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động thương mại.
– Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội sẽ ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu ngành thương mại, đầu tư và bổ sung lao động cho ngành thương mại.
– Quy mô dân số, nguồn lao động, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, mức sống,… ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu người dân, phát triển mạng lưới và loại hình thương mại.
– Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy đầu tư quốc tế, phát triển ngoại thương và hình thành các tổ chức thương mại quốc tế.
– Tiến bộ khoa học – công nghệ ảnh hưởng tới cách thức trao đổi, mua bán và phát triển đa dạng loại hình thương mại.
– Các nhân tố khác như vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật, điều kiện tự nhiên,… ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành thương mại.
III. Tình hình phát triển và phân bố của ngành thương mại trên thế giới
1. Nội thương
– Hoạt động nội thương ở các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển mạnh, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng.
– Hoạt động nội thương có sự khác nhau giữa các nước phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và hoàn cảnh xã hội.
– Hoạt động nội thương diễn ra sôi động ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển với nhiều loại hàng hoá và dịch vụ.
– Ở các quốc gia kém phát triển hoặc bất ổn chính trị hoạt động nội thương bị hạn chế.
2. Ngoại thương
– Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy hoạt động giao thương trên thế giới không ngừng tăng lên.
– Hiện nay trên thế giới có nhiều tổ chức và liên kết thương mại đã ra đời góp phần đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá kinh tế và phát triển thương mại trên thế giới.
– Một số mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu trên thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ôtô, lương thực và dược phẩm.
– Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động thương mại thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á.
– Các quốc gia đứng đầu thế giới về hoạt động thương mại toàn cầu là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Hàn Quốc,…
Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
rắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 36: Địa lí ngành thương mại
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 37: Địa lí ngành du lịch và tài chính – ngân hàng
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 10.3: Địa lí các ngành kinh tế
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên