Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Phần 1: Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Câu 1. Khu công nghiệp có đặc điểm nào sau đây?
A. Chỉ sản xuất các sản phẩm, hàng hóa phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
B. Sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong khu công nghiệp đó.
C. Sản xuất các sản phẩm vừa để phục vụ tiêu dùng, vừa để xuất khẩu.
D. Chỉ sản xuất các sản phẩm, hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước.
Đáp án: C
Giải thích: Các khu công nghiệp sản xuất các sản phẩm vừa để phục vụ tiêu dùng trong nước, vừa để xuất khẩu.
Câu 2. Cơ sở hạ tầng thiết yếu cho một khu công nghiệp tập trung là
A. sân bay, hải cảng, dịch vụ bốc dỡ hàng hóa.
B. các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất.
C. bãi kho, mạng lưới điện và hệ thống nước.
D. điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc.
Đáp án: D
Giải thích: Cơ sở hạ tầng thiết yếu cho một khu công nghiệp tập trung là điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc.
Câu 3. Có ranh giới địa lí xác định là một trong những đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?
A. Khu công nghiệp tập trung.
B. Trung tâm công nghiệp.
C. Điểm công nghiệp.
D. Vùng công nghiệp.
Đáp án: D
Giải thích: Có ranh giới địa lí xác định là một trong những đặc điểm của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo vùng công nghiệp.
Câu 4. Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa, đó là đặc điểm nổi bật của hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?
A. Khu công nghiệp tập trung.
B. Điểm công nghiệp.
C. Trung tâm công nghiệp.
D. Vùng công nghiệp.
Đáp án: D
Giải thích: Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa, đó là đặc điểm nổi bật của vùng công nghiệp.
Câu55. Điểm công nghiệp không có đặc điểm nào sau đây?
A. Có các ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.
B. Phân bố gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu hoặc trung tâm tiêu thụ.
C. Đồng nhất với một điểm dân cư.
D. Giữa các xí nghiệp không có mối liên hệ về sản xuất.
Đáp án: A
Giải thích:
Đặc điểm của điểm công nghiệp là:
– Gồm 1 đến 2 xí nghiệp.
– Phân bố gần nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ.
– Giữa các xí nghiệp không có mối liên hệ với nhau.
– Nhận xét C không phải là đặc điểm của điểm công nghiệp.
Câu 6. Các hình thức tổ chức công nghiệp hình thành nhằm
A. sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động.
B. hạn chế các tác hại của hoạt động sản xuất công nghiệp.
C. tiết kiệm diện tích sử dụng đất và nguồn vốn đầu tư.
D. phân bố hợp lí nguồn lao động giữa miền núi và đồng bằng.
Đáp án: A
Giải thích: Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp được hình thành trên cơ sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động.
Câu 7. Điểm công nghiệp không có đặc điểm nào sau đây?
A. Đồng nhất với một điểm dân cư.
B. Có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
C. Nằm gần nguồn nguyên – nhiên liệu.
D. Bao gồm từ 1 đến 2 xí nghiệp.
Đáp án: B
Giải thích:
Điểm công nghiệp có những đặc điểm sau:
– Đồng nhất với một điểm dân cư.
– Gồm 1 đến 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên, nhiêu liệu công nghiệp hoặc vùng công nghiệp nông sản.
– Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
Câu 8. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp là đặc điểm của
A. khu công nghiệp.
B. trung tâm công nghiệp.
C. điểm công nghiệp.
D. vùng công nghiệp.
Đáp án: C
Giải thích:
Đặc điểm của điểm công nghiệp là
– Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất, gồm một số cơ sở sản xuất công nghiệp nằm trong phạm vi của một điểm dân cư (đồng nhất với điểm dân cư) hoặc xa điểm dân cư.
– Các cơ sở sản xuất công nghiệp thường phân bố gần nguồn nhiên liệu, nguyên liệu (hoặc vùng nông sản).
– Giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp không có (hoặc có rất ít) mối liên hệ với nhau.
Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu công nghiệp tập trung?
A. Khu vực có ranh giới rõ ràng.
B. Gắn với đô thị vừa và lớn.
C. Nơi tập trung nhiều xí nghiệp.
D. Có dịch vụ hỗ trợ công nghiệp.
Đáp án: B
Giải thích: Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, thường gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi -> Nhận định: Gắn với đô thị vừa và lớn không phải đặc điểm của khu công nghiệp tập trung.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng với điểm công nghiệp?
A. Giữa các xí nghiệp không liên hệ.
B. Sản xuất sản phẩm để xuất khẩu.
C. Có 1 – 2 xí nghiệp gần nguyên liệu.
D. Đồng nhất với một điểm dân cư.
Đáp án: B
Giải thích:
Đặc điểm của điểm công nghiệp là
– Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất, gồm một số cơ sở sản xuất công nghiệp nằm trong phạm vi của một điểm dân cư (đồng nhất với điểm dân cư) hoặc xa điểm dân cư.
– Các cơ sở sản xuất công nghiệp thường phân bố gần nguồn nhiên liệu, nguyên liệu (hoặc vùng nông sản).
– Giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp không có (hoặc có rất ít) mối liên hệ với nhau.
Câu 11. Các trung tâm công nghiệp thường được phân bố ở gần cảng biển, cảng sông, đầu mối giao thông thể hiện sự ảnh hưởng của nhân tố nào sau đây?
A. Vị trí địa lí.
B. Tài nguyên thiên nhiên.
C. Chính sách của nhà nước.
D. Cơ sở vật chất, hạ tầng.
Đáp án: A
Giải thích: Các trung tâm công nghiệp thường được phân bố ở gần cảng biển, cảng sông, đầu mối giao thông thể hiện sự ảnh hưởng của nhân tố vị trí địa lí.
Câu 12. Đặc điểm của trung tâm công nghiệp là
A. khu vực có ranh giới rõ ràng.
B. nơi có một đến hai xí nghiệp.
C. gắn với đô thị vừa và lớn.
D. có dịch vụ hỗ trợ công nghiệp.
Đáp án: C
Giải thích: Một trong những đặc điểm của trung tâm công nghiệp là gắn với đô thị, gồm nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp, khu công nghiệp tập trung có mối liên hệ chặt chẽ về quy trình công nghệ, hỗ trợ nhau trong sản xuất. Có các xí nghiệp, doanh nghiệp hạt nhân và các xí nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng với các hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp?
A. Vùng công nghiệp: hình thức tổ chức thấp nhất.
B. Điểm công nghiệp là hình thức đơn giản nhất.
C. Khu công nghiệp ra đời trong công nghiệp hóa.
D. Trung tâm công nghiệp: hình thức trình độ cao.
Đáp án: A
Giải thích:
– Điểm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất, gồm một số cơ sở sản xuất công nghiệp nằm trong phạm vi của một điểm dân cư (đồng nhất với điểm dân cư) hoặc xa điểm dân cư.
– Khu công nghiệp là hình thức quan trọng và phố biến ở các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hóa.
– Trung tâm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, thường gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.
– Vùng công nghiệp là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Có không gian rộng lớn, gồm rất nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp, có mối liên hệ mật thiết với nhau trong sản xuất.
Câu 14. Điểm khác nhau giữa điểm công nghiệp và khu công nghiệp là
A. điểm công nghiệp đồng nhất với một điểm dân cư, KCN không có dân cư sinh sống.
B. điểm công nghiệp không có dân cư sinh sống, khu công nghiệp gắn với đô thị.
C. điểm công nghiệp phân bố nơi vị trí thuận lợi, KCN phân bố gần vùng nguyên liệu.
D. điểm công nghiệp có nhiều xí nghiệp tập trung, khu công nghiệp có 1 – 2 xí nghiệp.
Đáp án: A
Giải thích:
So sánh đặc điểm của điểm công nghiệp và khu công nghiệp:
– Điểm công nghiệp đồng nhất với một điểm dân cư. Khu công nghiệp tập trung không có dân cư sinh sống.
– Điểm công nghiệp chỉ gồm 1 đến 2 xí nghiệp. Khu công nghiệp tập trung nhiều xí nghiệp trên một khu vực.
– Điểm công nghiệp phân bố gần vùng nguyên – nhiên liệu; khu công nghiệp tập trung có vị trí thuận lợi, phân bố gần sân bay, cảng biển, quốc lộ lớn, sân bay…
Câu 15. Khu vực có các cơ sở công nghiệp chỉ dành cho xuất khẩu được gọi là
A. điểm công nghiệp.
B. khu chế xuất.
C. trung tâm công nghiệp.
D. khu thương mại tự do.
Đáp án: B
Giải thích: Khu chế xuất là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất – nhập khẩu tại khu vực đó.
Phần 2: Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
I. Quan niệm và vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
1. Quan niệm
– Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.
2. Vai trò
– Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò quan trọng cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Sử dụng hợp lí các nguồn lực của lãnh thổ.
+ Góp phần đạt hiệu quả cao về kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
+ Giải quyết việc làm, đào tạo lao động có kĩ năng, nâng cao thu nhập và đời sống cho công nhân.
+ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, đảm bảo cho phát triển bền vững.
II. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
1. Điểm công nghiệp
– Vai trò:
+ Góp phần khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu ở địa phương.
+ Giải quyết việc làm và phục vụ những nhu cầu nhất định cho nghiệp, dân cư ở địa phương.
+ Là hạt nhân để thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.
– Đặc điểm:
+ Lãnh thổ không lớn, gồm một vài 1 xí nghiệp, có cơ sở hạ tầng riêng.
+ Các xí nghiệp phân bố gần nguồn nguyên liệu (nhất là nguyên liệu nông lâm nghiệp, thuỷ sản) hay một loại tài nguyên.
+ Các xí nghiệp không có mối liên hệ sản xuất.
Xí nghiệp chế biến hạt điều (điểm công nghiệp)
2. Khu công nghiệp
– Vai trò:
+ Hình thức quan trọng và phổ biến ở các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hoá.
+ Đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
+ Tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, có giá trị lâu dài.
+ Góp phần giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, năng lực quản lí và nâng cao thu nhập cho người lao động.
+ Góp phần bảo vệ môi trường.
– Đặc điểm:
+ Là khu vực có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
+ Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài nước, cùng sử dụng chung cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội.
+ Các xí nghiệp, doanh nghiệp trong khu công nghiệp có sự liên kết, hợp tác cao, sản xuất các sản phẩm vừa tiêu thụ trong nước, vừa xuất khẩu.
+ Các xí nghiệp, doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp được hưởng quy chế ưu đãi riêng.
Khu công nghệ cao Hòa Lạc
3. Trung tâm công nghiệp
– Vai trò:
+ Có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, chiếm tỉ trọng đáng kể trong giá trị sản xuất và GDP của vùng và cả nước.
+ Hạt nhân tạo vùng kinh tế, có sức lan toả rộng.
+ Nơi đón đầu công nghệ mới và tạo ra những đột phá trong sản xuất.
– Đặc điểm:
+ Gắn với đô thị, gồm nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp, khu công nghiệp tập trung có mối liên hệ chặt chẽ về quy trình công nghệ, hỗ trợ nhau trong sản xuất.
+ Có các xí nghiệp, doanh nghiệp hạt nhân và các xí nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ.
+ Có dân cư sinh sống và có cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng hoàn thiện.
+ Có nguồn lao động dồi dào với trình độ tay nghề cao.
+ Có quy mô khác nhau phụ thuộc vào vai trò, giá trị sản xuất công nghiệp và tính chất chuyên môn hoá.
Quang cảnh một góc trung tâm công nghiệp Đà Nẵng
4. Vùng công nghiệp
– Vai trò:
+ Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp cao nhất.
+ Góp phần khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực của vùng để đạt hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của quốc gia.
+ Là cơ sở cho việc hình thành và phát triển vùng kinh tế.
– Đặc điểm:
+ Là vùng lãnh thổ rộng lớn, được quy hoạch, bao gồm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp thấp hơn, có mối liên hệ mật thiết về sản xuất.
+ Có một vài ngành công nghiệp chủ đạo tạo nên chuyên môn hoá của vùng, trong đó hạt nhân tạo vùng là trung tâm công nghiệp lớn, bên cạnh đó còn có các ngành công nghiệp bổ trợ và phục vụ.
+ Sản xuất mang tính chất hàng hoá.
Sơ đồ tổ chức vùng công nghiệp
Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 26: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 27: Địa lí ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 28: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch