Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia
Phần 1: Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia
Câu 1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành là quá trình thay đổi tích cực, phù hợp với
A. trình độ phát triển của các nước phát triển.
B. quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia.
C. các nhóm nước phát triển hơn về kinh tế.
D. khả năng phát triển sản xuất của các ngành.
Đáp án: B
Giải thích: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành là quá trình thay đổi tích cực, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia. Ví dụ: Ở Việt Nam quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế.
Câu 2. Cơ cấu nền kinh tế bao gồm có
A. cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ.
B. cơ cấu kinh tế trong nước, cơ cấu kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
C. cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ.
D. cơ cấu lao động, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế.
Đáp án: C
Giải thích: Cơ cấu nền kinh tế bao gồm cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ.
Câu 3. Cơ cấu kinh tế phân theo lãnh thổ là kết quả của
A. quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.
B. sự phân hóa khí hậu, nguồn nước theo lãnh thổ.
C. sự phân bố tài nguyên theo lãnh thổ.
D. khả năng thu hút vốn đầu tư theo lãnh thổ.
Đáp án: A
Giải thích: Cơ cấu lãnh thổ là kết quả của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.
Câu 4. Cơ cấu kinh tế là tổng thế
A. các cơ quan, tổ chức kinh tế có vai trò lãnh đạo, chi phối sự phát triển của đất nước.
B. các thành phần, hình thức tổ chức kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau hợp thành.
C. các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
D. các khu vực kinh tế và trung tâm kinh tế trên một vùng lãnh thổ nhất định hợp thành.
Đáp án: C
Giải thích: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
Câu 5. Cơ cấu thành phần kinh tế được hình thành dựa trên cơ sở
A. chức năng sản xuất.
B. quy mô sản xuất.
C. thành phần lãnh đạo.
D. chế độ sở hữu.
Đáp án: D
Giải thích: Cơ cấu thành phần kinh tế được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu
Câu 6. Nhận định nào sau đây không đúng về cơ cấu ngành kinh tế?
A. Cơ cấu ngành kinh tế bao gồm ba nhóm ngành.
B. Cơ cấu ngành kinh tế có sự thay đổi theo thời gian.
C. Phản ánh sự tồn tại của các hình thức sở hữu.
D. Tập hợp tất cả các ngành hình thành nền kinh tế.
Đáp án: C
Giải thích: Cơ cấu ngành kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng với nhau. Cơ cấu ngành là bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, người ta chia ra thành ba nhóm ngành chính gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ.
Câu 7. Cơ cấu thành phần kinh tế phản ánh sự tồn tại của
A. các lãnh thổ kinh tế.
B. các nhóm thu nhập.
C. các ngành kinh tế.
D. các hình thức sở hữu.
Đáp án: D
Giải thích: Cơ cấu thành phần kinh tế được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất. Các thành phần kinh tế này có tác động qua lại với nhau, vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật.
Câu 8. Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển lực lượng sản xuất là cơ cấu
A. ngành kinh tế.
B. thành phần kinh tế.
C. lãnh thổ.
D. trung tâm kinh tế.
Đáp án: A
Giải thích: Cơ cấu ngành kinh tế là bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển lực lượng sản xuất.
Câu 9. Đặc điểm nào sau đây thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo khu vực của các nước đang phát triển?
A. Tỉ trọng nông nghiệp còn cao, tỉ trọng công nghiệp đã tăng.
B. Tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng có xu hướng giảm.
C. Tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng tăng.
D. Tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng rất cao.
Đáp án: A
Giải thích: Cơ cấu ngành kinh tế (theo khu vực kinh tế) của các nước đang phát triển có đặc điểm là tỉ trọng nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao mặc dù công nghiệp, dịch vụ đã tăng.
Câu 10. Nhận định nào dưới đây không đúng về cơ cấu kinh tế?
A. Cơ cấu kinh tế có tính bất biến theo thời gian, không thay đổi trong không gian.
B. Việc xác định đúng cơ cấu kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia.
C. Trong các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành có vai trò quan trọng.
D. Cơ cấu kinh tế hợp lí sẽ thúc đẩy nền kinh tế ở mỗi quốc gia tăng trưởng nhanh.
Đáp án: A
Giải thích:
Một số đặc điểm của cơ cấu kinh tế là
– Trong các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành có vai trò quan trọng.
– Việc xác định đúng cơ cấu kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia.
– Cơ cấu kinh tế hợp lí thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh và cơ cấu kinh tế có sự thay đổi theo thời gian.
Câu 11. Trong các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế, bộ phận nào có vai trò quan trọng nhất?
A. Cơ cấu ngành kinh tế.
B. Cơ cấu lãnh thổ.
C. Cơ cấu thành phần kinh tế.
D. Các đặc khu, vùng kinh tế.
Đáp án: A
Giải thích: Trong các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế, bộ phận có vai trò quan trọng nhất là cơ cấu ngành kinh tế (nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ).
Câu 12. Đặc điểm nào sau đây thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo khu vực của các nước phát triển?
A. Ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất.
B. Ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao.
C. Tỉ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế tương đương nhau.
D. Ngành nông – lâm – ngư nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn.
Đáp án: B
Giải thích: Cơ cấu ngành kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ cao.
Câu 13. Cơ cấu kinh tế góp phần huy động tối đa nguồn lực trong nước và nước ngoài vào quá trình phát triển đất nước là cơ cấu theo
A. thành phần kinh tế.
B. các khu vục sản xuất.
C. lãnh thổ kinh tế.
D. ngành kinh tế.
Đáp án: A
Giải thích: Cơ cấu kinh tế góp phần huy động tối đa nguồn lực trong nước và nước ngoài vào quá trình phát triển đất nước là cơ cấu theo thành phần kinh tế (Nhà nước, ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài).
Câu 14. Cơ cấu ngành phản ánh đặc điểm nào sau đây?
A. Chế độ sở hữu kinh tế và quan hệ hợp tác.
B. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
C. Phân bố sản xuất và chế độ sở hữu kinh tế.
D. Quan hệ hợp tác, phân bố thành phần kinh tế.
Đáp án: B
Giải thích: Cơ cấu ngành phản ánh rất rõ trình độ phân công lao động xã hội và phát triển của lực lượng sản xuất.
Câu 15. Cơ cấu nền kinh tế không bao gồm các bộ phận nào dưới đây?
A. Khu kinh tế cửa khẩu, cảng biển và đặc khu kinh tế.
B. Khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
C. Nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ.
D. Toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.
Đáp án: A
Giải thích: Cơ cấu nền kinh tế bao gồm các bộ phận là: Nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ; Khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; Toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.
Phần 2: Lý thuyết Địa lí 10 Bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia
1. Cơ cấu kinh tế
a. Khái niệm
– Là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
b. Phân loại cơ cấu kinh tế
– Cơ cấu theo ngành kinh tế, cơ cấu theo thành phần kinh tế, cơ cấu theo lãnh thổ kinh tế
* Cơ cấu theo ngành
– Thành phần:
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
+ Cồng nghiệp và xây dựng
+ Dịch vụ
Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019
– Ý nghĩa:
+ Là bộ phận cơ bản nhất trong cơ cấu kinh tế. Cơ cấu theo ngành biểu thị tỉ trọng, vị trí của các ngành và mối quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế.
+ Phản ánh trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội.
* Cơ cấu theo thành phần kinh tế
– Thành phần:
+ Kinh tế trong nước (kinh tế nhà nước; kinh tế ngoài nhà nước).
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
– Ý nghĩa:
+ Cho biết sự tồn tại của các thành phần tham gia hoạt động kinh tế.
+ Phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau.
* Cơ cấu theo lãnh thổ
– Thành phần:
+ Vùng kinh tế
+ Khu kinh tế
+…
– Ý nghĩa:
+ Cho biết mối quan hệ của các bộ phận lãnh thổ hợp thành nền kinh tế.
+ Phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ.
2. Tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia
– Tổng sản phẩm trong nước hay tổng sản phẩm quốc nội (GDP):
+ Là tổng giá trị (theo giá cả thị trường) của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong thời gian nhất định (thường là 1 năm).
+ Các thành phần kinh tế đóng góp vào GDP gồm cả thành phần trong nước và nước ngoài hoạt động trong quốc gia đó.
+ GDP dùng để tính quy mô, tốc độ tăng trưởng, sức mạnh kinh tế của quốc gia đó.
– Tổng thu nhập quốc gia (GNI):
+ Tổng giá trị (theo giá cả thị trường) của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do tất cả công dân của quốc gia đó tạo ra trong 1 năm.
+ Công dân tạo ra giá trị có thể ở trong hoặc ngoài lãnh thổ quốc gia đó.
+ Đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia theo đúng thực lực và đầy đủ.
– GDP và GNI bình quân đầu người tính bằng quy mô GDP, GNI chia cho tổng số dân ở một thời điểm nhất định và để đánh giá mức sống của dân cư.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 24: Địa lí nông nghiệp
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và thủy sản