Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
Phần 1: Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không phải của lớp vỏ địa lí?
A. Chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên và xã hội.
B. Chiều dày 30-35km trừng với giới hạn của sinh quyển.
C. Gồm 5 lớp vỏ bộ phận xâm nhập, tác động lẫn nhau.
D. Thành phần vật chất tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí.
Đáp án: A
Giải thích:
– Vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất bao gồm các lớp vỏ thành phần (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh.
– Giới hạn trên của vỏ địa lí tiếp giáp lớp ô-zôn, giới hạn dưới kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hoá ở lục địa, độ dày của vỏ địa lí khoảng 30-35 km.
Câu 2. Thành phần cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất là
A. đá và lớp Manti
B. sinh vật, nước.
C. các loại đá.
D. vỏ phong hóa.
Đáp án: C
Giải thích: Thành phần cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất là các loại đá (tầng đá trầm tích, tầng đá badan và tầng đá gra-nit).
Câu 3. Phạm vi phân bố của lớp vỏ địa lí là
A. từ bề mặt Trái Đất đến hết tầng bình lưu và xuống đến tầng đá badan chỗ tiếp giáp với Manti.
B. từ giới hạn dưới của tầng ôdôn đến đáy vực thẳm đại Dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hoá.
C. từ giới hạn dưới của tầng ôdôn xuống đến hết tầng đá badan chỗ tiếp giáp với lớp Manti.
D. từ phía bên trên của bề Trái Đất đến nơi tiếp giáp với lớp Manti và phía trên của các tầng đá.
Đáp án: B
Giải thích: Giới hạn trên của vỏ địa lí tiếp giáp lớp ôdôn, giới hạn dưới kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hoá ở lục địa, độ dày của vỏ địa lí khoảng 30-35 km.
Câu 4. Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa
A. ranh giới vỏ Trái Đất và Manti.
B. xuống hết tầng đá trầm tích.
C. xuống hết tầng đá gra-nit.
D. xuống hết lớp vỏ phong hoá.
Đáp án: D
Giải thích: Giới hạn trên của vỏ địa lí tiếp giáp lớp ôdôn, giới hạn dưới kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hoá ở lục địa, độ dày của vỏ địa lí khoảng 30-35 km.
Câu 5. Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ
A. của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các quyển.
B. vỏ cảnh quan, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển.
C. của Trái Đất, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển.
D. cảnh quan, ở đó có các lớp vỏ bộ phận, quan trọng nhất là sinh quyển.
Đáp án: A
Giải thích: Vỏ địa lí là vỏ của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các vỏ bộ phận (thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển).
Câu 6. Lớp vỏ địa lí là
A. lớp vỏ sinh quyển.
B. lớp vỏ khí quyển.
C. lớp vỏ cảnh quan.
D. lớp vỏ Trái Đất.
Đáp án: C
Giải thích: Vỏ địa lí hay vỏ cảnh quan là vỏ của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các vỏ bộ phận (thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển).
Câu 7. Lớp vỏ địa lí có giới hạn trùng hợp hoàn toàn với lớp vỏ bộ phận nào sau đây?
A. Sinh quyển.
B. Khí quyển.
C. Thổ nhưỡng quyển.
D. Thạch quyển.
Đáp án: A
Giải thích: Vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thuỷ quyển (giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất), sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng 30 – 35 km.
Câu 8. Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại Dương là
A. độ sâu khoảng 5000m.
B. độ sâu khoảng 9000m.
C. đáy vực thẳm đại Dương.
D. phía trên tầng đá badan.
Đáp án: C
Giải thích: Giới hạn trên của vỏ địa lí tiếp giáp lớp ô-zôn, giới hạn dưới kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hoá ở lục địa, độ dày của vỏ địa lí khoảng 30-35 km.
Câu 9. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng từ
A. 25-30km.
B. 35-40km.
C. 20-25km.
D. 30-35km.
Đáp án: D
Giải thích: Vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thuỷ quyển (giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất), sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng 30 – 35 km.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp vỏ địa lí?
A. Ranh giới có sự trùng hợp với toàn sinh quyển.
B. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.
C. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.
D. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.
Đáp án: B
Giải thích: Vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thuỷ quyển (giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất), sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng 30 – 35 km.
Câu 11. Lớp vỏ địa lí được cấu tạo bởi các thành phần nào sau đây?
A. Khí hậu, thực vật, động vật, địa hình, thổ nhưỡng.
B. Đất, đá, sinh vật, địa hình, khí hậu, cảnh quan.
C. Khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, sinh quyển.
D. Tầng trầm tích, tầng granit, tầng badan, lớp Manti.
Đáp án: C
Giải thích: Vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất bao gồm các lớp vỏ thành phần (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh.
Câu 12. Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân cơ bản làm thay đổi lượng nước của sông ngòi?
A. Thực vật, hồ đầm.
B. Lượng mưa tăng lên.
C. Độ dốc lòng sông.
D. Hàm lượng phù sa tăng.
Đáp án: B
Giải thích: Yếu tố là nguyên nhân cơ bản làm thay đổi lượng nước của sông ngòi là lượng mưa tăng lên. Lượng mưa tăng, nguồn cung cấp nước cho sông ngòi tăng -> Lượng nước của sông, suối sẽ tăng theo.
Câu 13. Biểu hiện nào sau đây không đúng với quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí?
A. Khi thảm thực vật rừng bị phá hủy nhiều làm cho đất bị xói mòn nhiều hơn.
B. Càng lên vĩ độ cao, góc chiếu càng nhỏ, bức xạ Mặt Trời nhận được càng ít.
C. Chế độ dòng chảy thay đổi khi khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt.
D. Lượng mưa tăng làm tăng tốc độ dòng chảy sông ngòi và lượng phù sa.
Đáp án: B
Giải thích:
Các biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là
– Lượng mưa tăng làm tăng tốc độ dòng chảy sông ngòi và lượng phù sa -> Tác động lẫn nhau của khí quyển, thủy quyển và thổ nhưỡng quyển.
– Chế độ dòng chảy thay đổi khi khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt -> Tác động lẫn nhau của thủy quyển với khí quyển.
– Khi thảm thực vật rừng bị phá hủy nhiều làm cho đất bị xói mòn nhiều hơn -> Tác động lẫn nhau giữa sinh quyển với thổ nhưỡng quyển.
– Càng lên vĩ độ cao, góc chiếu càng nhỏ, bức xạ Mặt Trời nhận được càng ít không phải quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
Câu 14. Nguyên nhân tạo nên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là do tác động của
A. vũ trụ và con người.
B. nội lực và con người.
C. ngoại lực và vũ trụ.
D. nội lực và ngoại lực.
Đáp án: D
Giải thích: Nguyên nhân của quy luật này là do tất cả các thành phần của vỏ địa lí không tồn tại và phát triển độc lập mà luôn tác động, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau tạo nên thể thống nhất và hoàn chỉnh => Nguyên nhân tạo nên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là do tác động của nội lực và ngoại lực.
Câu 15. Mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí thường không có đặc điểm nào sau đây?
A. Xâm nhập và tác động lẫn nhau.
B. Phụ thuộc và quy định lẫn nhau.
C. Trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.
D. Tồn tại và phát triển độc lập với nhau.
Đáp án: D
Giải thích: Mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí thường tồn tại và phát triển phụ thuộc, quy định lẫn nhau; luôn trao đổi vật chất và năng lượng với nhau; xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh.
Phần 2: Lý thuyết Địa lí 10 Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
I. Vỏ địa lí
– Khái niệm: Là vỏ của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các vỏ bộ phận (thạch quyển, khí quyển, thuỷ quyển và sinh quyển).
– Giới hạn:
+ Giới hạn trên: tiếp giáp lớp ô-zôn.
+ Giới hạn dưới: kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hoá ở lục địa, độ dày của vỏ địa lí khoảng 30 – 35 km.
Hình 14.1. Vỏ địa lí của Trái Đất
– Đặc điểm:
+ Vỏ địa lí hình thành và phát triển theo những quy luật địa lí chung.
+ Một số quy luật chính là: quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, quy luật địa đới, quy luật phi địa đới.
II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
1. Khái niệm
– Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.
– Mỗi thành phần và lãnh thổ địa lí đều chịu tác động đồng thời trực tiếp hoặc gián tiếp của nguồn năng lượng bức xạ mặt trời và các nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. Tuy chúng có quá trình phát sinh và phát triển riêng nhưng luôn luôn chịu ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.
Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong vỏ địa lí
2. Biểu hiện của quy luật
– Biểu hiện:
+ Chỉ một thành phần hoặc yếu tố thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần và yếu tố còn lại.
+ Thiên nhiên sẽ hình thành nên một trạng thái thống nhất mới, khác với ban đầu.
– Ví dụ:
+ Sự biến đổi của khí hậu toàn cầu bắt đầu từ sự thay đổi của một yếu tố khí quyển.
+ Phá rừng bừa bãi ở nhiều nơi trên Trái Đất đã làm thay đổi nhiều thành phần tự nhiên.
Sơ đồ các hậu quả của việc phá rừng bừa bãi
III. Ý nghĩa thực tiễn
– Khi tác động vào tự nhiên, con người có thể dự báo được các thay đổi của thành phần tự nhiên và cảnh quan theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực đối với mình.
– Có biện pháp hợp lí để sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 12: Đất và sinh quyển
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa