Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 4: THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA DẤT BẰNG PP ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU
– Nhận biết được một số loại đất thông thường
– Nhận dạng được 1 số loại phân vô cơ thường dùng bằng phương pháp hoà tan trong nước và phương pháp đốt trên ngọn lửa đèn cồn- Tự chuẩn bị được dụng cụ, vật liệu cần thiết để nhận biết 1 số loại phân bón
– Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, thực hiện tố từng thao tác trong mỗi bước của quy trình để xác định đúng tên, loại phân vô cơ chứa đạm, chứa lân, hay chứa kali khi mất tên nhãn
– Có ý thức tiết kiệm, tận dụng các loại phân bón và bảo vệ môi trường
– Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
– Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
– PP dạy học Gợi mở – vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
– Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ
– Chuẩn bị của Thầy: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy
Mẫu phân bón thường dùng trong nông nghiệp
Ống nghiệm thuỷ tinh hoặc cốc thuỷ tinh loại nhỏ.
Đèn cồn, than củi, kẹp sắt gắp than, thìa nhỏ, diêm hoặc bật lửa, nước sạch..
– Chuẩn bị của Trò : Mẫu phân hoá học thường dùng trong nông nghiệp, thìa nhỏ.
? Phân bón là gì ? Phân bón được chia làm mấy loại ?
? Theo em lúa ở thời kỳ nào thì bón đạm; lân kali là thích hợp nhất ?
Hs : Trả lời câu hỏi.
Gv : nhận xét và cho điểm.
4. Bài mới
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài thực hành
Gv Trình bày mục tiêu của bài thực hành : Sau khi làm thực hành học sinh phải phân biệt các loại phân bón trong nông nghiệp
– Trình bày qui tắc an toàn vệ sinh môi trờng
– Cẩn thận không đổ nước, than nóng đỏ vướng ra làm bẩn cháy quần áo sách vở.
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Nội dung kiến thức |
||||||||||
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vật liệu và dụng cụ cần thiết. Gv : giới thiệu vật liệu và dụng cụ cần thiết.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu quy trình thực hành Gv : Giới thiệu qui trình thực hành.
? Gọi 1 vài học sinh nhắc lại qui trình thực hành.
Hoạt động 4 : Thực hành Học sinh thực hành theo nhóm, mỗi nhóm từ 3 đến 4 học sinh theo quy trình đã được Trình bày . Gv : Thao tác mẫu
|
Hs : Nghe giảng và chép bài.
Hs : Nghe giảng.
Hs : Thực hiện, ghi kết quả vào bảng
|
I. VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ CẦN THIẾT – Mẫu phân hoá học thường dùng trong nông nghiệp. – Ống nghiệm thuỷ tinh hoặc cốc thuỷ tinh loại nhỏ. – Đèn cồn, than củi, kẹp sắt gắp than, thìa nhỏ, diêm hoặc bật lửa, nước sạch. II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH
1. Phân biệt nhóm phân bón hoà tan và nhóm ít hoặc không hoà tan. B1 : Lấy một lượng phân bón bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm. B2 : Cho 10 đến 15 ml nước sạch vào và lắc mạnh trong 1 phút. B3 : Để lắng 1 đến 2 phút. Quan sát mức độ hoà tan. – Nếu thấy hoà tan : Đạm, Kali. – Không hoặc ít hoà tan : Lân và vôi.
2. Phân biệt trong nhóm phân hoà tan B1 : Đốt cục than củi trên đèn cồn đến khi nóng đỏ. B2 : Lây 1 ít phân bón khô rắc lên cục than củi đã nóng đỏ. – Nếu có mùi khai là Đạm. – Trình bày không có mùi khai đó là Kali.
3. Phân biệt trong nhóm phân bón ít tan hoặc không tan Quan sát sắc màu : – Nếu phân bón có màu nâu, nâu sẩm hoặc trắng xám như ximăng -> Lân. – Nếu phân bón có màu trắng, dạng bột, đó là vôi. III. THỰC HÀNH
|
5. Củng cố
– Hs thu dọn dụng cụ, làm vệ sinh nơi thực hành
– Gv đánh giá kết quả thực hành của học sinh về các mặt :
+ Sự chuẩn bị, thực hiện qui trình.
+ An toàn lao động.
+ Vệ sinh môi trường.
+ Kết quả thực hành.
6. Hướng dẫn về nhà
Đọc trước bài: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường.
Xem thêm