Giải VTH Công nghệ lớp 7 Bài 3: Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sau, bệnh cho cây trồng
Câu 1 trang 11 Vở thực hành Công nghệ 7: Để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, khi gieo trồng cần đảm bảo những yêu cầu nào?
Lời giải:
Để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, khi gieo trồng cần đảm bảo những yêu cầu:
– Thời vụ
– Mật độ
– Khoảng cách
– Độ nông, sâu
Câu 2 trang 12 Vở thực hành Công nghệ 7: Hoàn thành nội dung bảng dưới đây với các loại cây trồng mà em biết.
Loại cây trồng |
Hình thức gieo trồng |
Mùa vụ gieo trồng |
Mật độ gieo trồng |
Lời giải:
Loại cây trồng |
Hình thức gieo trồng |
Mùa vụ gieo trồng |
Mật độ gieo trồng |
Cây mía |
Trồng bằng đoạn thân |
Tùy từng vùng |
Dày |
Cây khoai tây |
Trồng bằng củ |
Vụ đông |
Thưa |
Cây lạc |
Trồng bằng hạt |
Vụ đông |
Dày |
Cây xoài |
Trồng bằng cây |
Quanh năm |
Thưa |
Cây khoai lang |
Trồng bằng đoạn thân |
Vụ đông |
Thưa |
Câu 3 trang 12 Vở thực hành Công nghệ 7: Theo em, việc gieo trồng đúng thời vụ có ý nghĩa gì đối với cây trồng?
Lời giải:
Theo em, việc gieo trồng đúng thời vụ có ý nghĩa đối với cây trồng là: tránh thời kì sâu, bệnh phát triển mạnh.
Câu 4 trang 12 Vở thực hành Công nghệ 7: Điền tên các công việc chăm sóc cây trồng phù hợp với từng ảnh trong Hình 3.1.
Lời giải:
Hình |
Công việc |
a |
Tỉa, dặm lúa |
b |
Tưới nước |
c |
Làm cỏ, vun xới |
d |
Bón phân thúc |
Câu 5 trang 13 Vở thực hành Công nghệ 7: Theo em, khi nào cần tỉa, dặm cây? Tỉa, dặm cây nhằm mục đích gì?
Lời giải:
– Cần tỉa, dặm cây khi có các cây yếu, cây bị sâu, bệnh; tỉa cây mọc dày và dặm cây vào chỗ hạt không mọc hoặc cây bị chết.
– Mục đích của tỉa, dặm cây là: đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên đồng ruộng giúp cây sinh trưởng tốt, đảm bảo năng suất.
Câu 6 trang 13 Vở thực hành Công nghệ 7: Hãy nêu ý nghĩa việc làm cỏ, vun xới
Lời giải:
a. Ý nghĩa của làm cỏ: giúp giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng, hạn chế nơi trú ẩn của sâu, bệnh.
b. Ý nghĩa của vun xới: giúp cây đứng vững, tạo độ tơi xốp, thoáng khí cho đất, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển.
Câu 7 trang 13 Vở thực hành Công nghệ 7: Hãy nêu ý nghĩa của việc tưới, tiêu nước
Lời giải:
a. Ý nghĩa của tưới nước: tránh cây bị héo, chết.
b. Ý nghĩa của tiêu nước: tránh cây bị ngập úng, ảnh hưởng đến rễ cây, lá bị vàng úa, chết.
Câu 8 trang 13 Vở thực hành Công nghệ 7: Hãy nêu mục đích, loại phân bón và cách bón phân thúc
Lời giải:
a. Mục đích của bón phân thúc: cung cấp đầy đủ, kịp thời chất dinh dưỡng cần thiết cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng, giúp nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
b. Loại phân bón sử dụng: phân hữu cơ hoại mục và phân hóa học.
c. Cách bón phân thúc: Trước khi bón phân cần làm sạch cỏ dại, sau khi bón phân cần vun xới, vùi phân bón vào đất.
Câu 9 trang 14 Vở thực hành Công nghệ 7: Để việc phòng trừ sâu, bệnh đạt hiệu quả, cần phải đảm bảo những nguyên tắc nào? Hãy xác định những câu sau là đúng (Đ) hay sai (S) rồi điền vào ô trống trong bảng sau:
STT |
Nguyên tắc phòng trừ |
Đ/S |
1 |
Phòng là chính |
|
2 |
Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để |
|
3 |
Ưu tiên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học và có hiệu quả nhanh. |
|
4 |
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngay cả khi chưa phát hiện bệnh |
|
5 |
Khi sâu, bệnh đã bùng phát, chỉ nên sử dụng thuốc chế phẩm vi sinh |
|
6 |
Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ. |
Lời giải:
STT |
Nguyên tắc phòng trừ |
Đ/S |
1 |
Phòng là chính |
Đ |
2 |
Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để |
Đ |
3 |
Ưu tiên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học và có hiệu quả nhanh. |
S |
4 |
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngay cả khi chưa phát hiện bệnh |
S |
5 |
Khi sâu, bệnh đã bùng phát, chỉ nên sử dụng thuốc chế phẩm vi sinh |
S |
6 |
Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ. |
Đ |
Câu 10 trang 14 Vở thực hành Công nghệ 7: Hãy nêu cách tiến hành; mục đích và ưu, nhược điểm của các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trong bảng sau:
Biện pháp phòng trừ |
Cách tiến hành |
Mục đích |
Ưu, nhược điểm |
Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh |
|||
Biện pháp thủ công |
|||
Biện pháp hóa học |
|||
Biện pháp sinh học và kiểm dịch thực vật |
Lời giải:
Biện pháp phòng trừ |
Cách tiến hành |
Mục đích |
Ưu, nhược điểm |
Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh |
Làm đất, vệ sinh đồng ruộng, gieo trồng đúng thời vụ, chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí, luân phiên các loại cây trồng khác nhau. |
Hạn chế mầm sâu, bệnh |
– Dễ thực hiện, hiệu quả lâu dài – Tốn công – Làm được với diện tích hẹp (Hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh) |
Biện pháp thủ công |
Dùng tay bắt sâu, ngắt bỏ cành, lá bị bệnh hoặc dùng vợt, bẫy đèn, bả độc diệt sâu |
Tiêu diệt sâu, bệnh khi mới phát sinh |
– Đơn giản – Dễ thực hiện – Đạt hiệu quả khi sâu, bướm mới phát sinh – Tốn công – Hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh |
Biện pháp hóa học |
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. |
Tiêu diệt sâu, bệnh nhanh |
– Tác dụng tiêu diệt sâu, bệnh nhanh – Tốn ít công – Gây ô nhiễm môi trường – Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi và hệ sinh thái. |
Biện pháp sinh học và kiểm dịch thực vật |
Sử dụng một số loại sinh vật và các chế phẩm sinh học để diệt sâu, bệnh. |
Ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh. |
– Hiệu quả cao không gây ô nhiễm – Đảm bảo chất lượng sản phẩm – Ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh – Tốn kém – Không áp dụng được cho toàn bộ các loài sâu bệnh. – Không ngăn chặn được những sâu bệnh đã phổ biến, thực chất chỉ ngăn được sự lây lan của những bệnh mới |
Xem thêm các bài giải VTH Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2: Làm đất trồng cây
Bài 3: Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sau, bệnh cho cây trồng
Bài 4: Thu hoạch sản phẩm trồng trọt
Bài 5: Nhân giống vô tính cây trồng
Bài 7: Giới thiệu về rừng