Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Bài 3: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG
– Biết được thành phần cơ giới của đất là gì?
– Hiểu được thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính
– Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất
– Hiểu được thế nào là độ phì nhiêu của đất.
– Hình thành, phát triển kỹ năng làm thí nghiệm
– Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
– Có ý thức bảo vệ, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
– 3 loại đất: Đất sét, đất thịt, đất cát
– Cốc thuỷ tinh chứa nước cất (100ml)
– Cốc thuỷ tinh chứa nước cất (100ml) + HCl loãng
– Cốc thuỷ tinh chứa nước cất (100ml) + NaOH loãng
– Quỳ tím, thang pH
– Mỗi nhóm chuẩn bị 3 loại đất:Đất sét, đất thịt, đất cát
III. Tiến trình tổ chức dạy – học.
Câu hỏi: – Trình bày các vai trò của trồng trọt, cho ví dụ?
– Kể tên các thành phần, đặc điểm, vai trò các thành phần của đất trồng rừng
Trả lời:
– 4 vai trò: Cung cấp nguyên liệu, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, lương thực
– 3 thành phần của đất: Rắn, lỏng, khí
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
Hoạt động 1.Thành phần cơ giới của đất (8 phút) |
1. Thành phần cơ giới của đất |
GV? Em hãy nêu lại đặc điểm của phần rắn trong đất? |
|
HS: Trả lời: Gồm phần vô cơ và hữu cơ |
|
GV: Cung cấp trong phần vô cơ lại gồm các hạt có kích thước khác nhau đó là: hạt cát, hạt limon, hạt sét. |
|
HS: Nghiên cứu thông tin mục I SGK |
|
GV? Hãy cho biết kích thước các hạt cát, limon, sét |
|
HS: Trả lời được: Cát: 0,05 – 2mm; Limon: 0,002 – 0,05mm; Sét: <0,002mm |
|
GV? Thành phần cơ giới của đất là gì? đất được chia làm mấy loại chính? |
|
HS: Trả lời |
|
GV: Kết luận |
– Tỷ lệ % các loại hạt cát, limon, sét trong đất là thành phần cơ giới của đất |
|
– Tuy tỷ lệ từng loại hạt trong đất mà chia đất thành: Đất cát, đất thịt, đất sét. |
GV: Cung cấp: Đất cát: 85% cát, 10% limon. Đất thịt: 45% cát, 40% limon, 15% sét. Đất sét: 25% cát, 30% limon, 45% sét. Giữa 3 loại đất này có các loại đất trung gian |
|
Hoạt động 2. Độ chua, độ kiềm. Khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng của đất. (20 phút) |
2. Độ chua, độ kiềm. Khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng của đất. |
HS: Đọc thông tin mục II, III SGK |
|
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1: Lấy 3 dung dịch nước: Nước cất, nước chứa HCl, nước chứa NaOH loãng, cho chảy qua 3 loại đất, cho 3 mẩu quỳ tím vào 3 dung dịch nước thu được, đối chiếu với thang pH chuẩn, đọc các chỉ số pH tương ứng. |
|
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch nước cất chảy qua 3 ông nghiệm đựng 3 loại đất khác nhau (đất cát, đất thịt, đất sét) theo dõi nước chảy dưới 3 ống nghiệm, nước xuống nhanh nhất là đất cát, sau đó là đất thịt, đất sét |
|
GV? Làm thế nào để xác định độ chua, độ kiềm của đất? Nhờ đâu mà đất có khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng? Đất cát, đất thịt, đất sét loại đất nào giữ nước và các chất dinh dưỡng tốt hơn? Tại sao? |
|
HS: Theo dõi thí nghiệm, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi |
|
GV: Gọi đại diện 2 nhóm trình bày |
|
HS: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung |
|
GV: Kết luận |
– Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH |
|
– Đất có pH <6,5 là đất chua |
|
– Đất có pH = 6,6 – 7,5 là đất trung tính |
|
– Đất có pH > 7,5 là đất kiềm |
|
– Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng |
|
– Khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng của đất tốt nhất là đất sét sau đó đến đất thịt, đất cát. |
Hoạt động 3. Độ phì nhiêu của đất (8 phút) |
3. Độ phì nhiêu của đất |
HS: Đọc thông tin mục IV SGK |
|
GV? Đất phì nhiêu phải có đặc điểm quan trọng nào? |
|
HS: Phải đảm bảo cho cây trồng đạt năng suất và không có các chất độc hại |
|
GV? Làm thế nào đảm bảo đất luôn phì nhiêu? |
|
HS: Phải rạo cho đất tơi xốp thoáng khí, có đủ nước và đảm bảo các yếu tố dinh dưỡng. |
|
GV: Yêu cầu HS kết luận độ phì nhiêu của đất |
|
HS: Kết luận |
– Là khả năng của đất cung cấp đủ nước, ôxi và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao và không chứa chất độc hại. |
GV: Cung cấp: Độ phì nhiêu là yếu tố quan trọng quyết định năng suất cây trồng, song cần thêm các điều kiện: Giống tốt, chăm sóc, thời tiết. |
|
HS: Đọc ghi nhớ cuối bài |
|
– Đất sét và đất thịt loại đất nào giữ nước và các chất dinh dưỡng tốt hơn? Tại sao?
– Nêu các tính chất của đất?
– Học và trả lời các câu hỏi cuối bài
– Nghiên cứu ở nhà bài thực hành 4 và 5
– Kẻ bảng sách giáo khoa trang 14 bài 6 và trang 15. Tìm hiểu việc sử dụng cải tạo và bảo vệ đất ở địa phương.
..………………………………………………………………………………….. ..………………………………………………………………………………….. ..…………………………………………………………………………………..
Xem thêm