Giải bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 7: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng
Video giải Công nghệ 7 Bài 7: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng – Chân trời sáng tạo
Mở đầu trang 42 Công nghệ lớp 7: Làm thế nào để phát triển rừng, giúp ích cho đời sống và sản xuất?
Trả lời:
Các biện pháp giúp phát triển rừng:
+ Quản lí chặt chẽ việc khai thác và tăng cường trồng và bảo vệ rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng).
+ Thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho rừng hộ gia đình quản lí.
+ Đầu tư phát triển kinh tế rừng ở miền núi, xây dựng các mô hình nông – lâm kết hợp, giúp đồng bào các dân tộc ít người nắm kĩ thuật và phương thức canh tác để đạt hiệu quả kinh tế cao.
+ Giáo dục nâng cao ý thức về bảo vệ rừng trong nhân dân.
I. Trồng rừng
Câu hỏi 1 trang 42 Công nghệ lớp 7: Ở nước ta, mùa nào trong năm có khí hậu thuận lợi giúp cây con phát triển tốt? Vì sao?
Trả lời:
Mỗi loại cây sẽ thích hợp với mỗi loại khí hậu khác nhau. Nhưng nhìn chung ở nước ta, mùa xuân có khí hậu thuận lợi giúp cây con phát triển tốt. Vì thời tiết mùa xuân có khí hậu ấm áp, có nhiệt độ ở mức trung bình, có nhiều ánh sáng ban ngày hơn, có những tia nắng ấm áp, có mưa phùn nên cây cối dễ trồng, dễ phát triển, đâm chồi nảy lộc.
Câu hỏi 2 trang 42 Công nghệ lớp 7: Quan sát Hình 7.1 và cho biết ưu điểm khi trồng rừng bằng cây con. Theo em, phương pháp trồng rừng bằng cây con có bầu đất và cây con rễ trần có nhược điểm như thế nào?
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình7.1 ta thấy 2 hình thức trồng cây là cây con có bầu đất và cây con rễ trần.
Trả lời:
– Trồng rừng bằng cây con có bầu:
+ Ưu điểm: Cây được trồng có đầy đủ lá, thân, rễ, có sức đề kháng cao, giảm thời gian và số lần chăm sóc, tỉ lệ sống cao, dễ vận chuyển đến nơi trồng
+ Nhược điểm: Đòi hỏi phải có kĩ thuật, diện tích để làm cho cây có sức đề kháng cao, tốn kém chi phí mua bao, mất nhiều thời gian và sức lực hơn.
– Trồng rừng bằng cây con rễ trần:
+ Ưu điểm: Cây được tiếp xúc với điều kiện tự nhiên nhất, được trồng có đầy đủ lá, thân, rễ, có sức đề kháng cao, giảm thời gian và số lần chăm sóc, ít tốn kém.
+ Nhược điểm: Chỉ phù hợp với các loài cây có bộ rễ phát triển, phục hồi nhanh như tràm, đước, tre, …
Câu hỏi 3 trang 43 Công nghệ lớp 7: Đất trồng rừng cần được chuẩn bị như thế nào để trồng được cây con đã có rễ?
Trả lời:
Để trồng được cây con đã có rễ trên đất trồng rừng, cần:
– Đào hố.
+ Phát dọn cỏ dại đào hố, xới cỏ xung quanh miệng hố.
+ Lấy lớp đất màu đem trộn với phân lân.
– Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ và lấp đầy hố.
– Đất phải được đảm bảo đã được phơi phóng, xử lý phèn.
Câu hỏi 4 trang 43 Công nghệ lớp 7: Hãy cho biết tác dụng của bón lót.
Trả lời:
Bón phân vào đất trước khi gieo trồng, để phân có thời gian phân hủy thành các chất tan, tạo thành chất dinh dưỡng cho cây mới hấp thụ được. Bón phân lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con khi nó mới mọc, mới bén rễ.
Câu hỏi 5 trang 43 Công nghệ lớp 7: Theo em, tại sao ở những vùng đất xấu, đồi núi trọc lại áp dụng trồng rừng bằng cây con có bầu đất?
Trả lời:
Ở những vùng đất xấu, đồi núi trọc lại áp dụng trồng rừng bằng cây con có bầu đất vì trồng cây trong bầu thì ta có thể can thiệp, điều chỉnh để đảm bảo bầu đất có đủ phân bón và tơi xốp đảm bảo cho cây phát triển. Ngoài ra trong quy trình trồng được nền đất 2 lần đảm bảo chặt gốc cây, đảm bảo cho cây phát triển tốt
Câu hỏi 6 trang 43 Công nghệ lớp 7: Quan sát Hình 7.3 và sắp xếp các công việc trồng rừng bằng cây con có bầu đất theo thứ tự thích hợp.
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 7.3 ta thấy các bước trong phương pháp trồng cây bằng bầu đất
Trả lời:
Thứ tự thích hợp sẽ là:
Tạo lỗ trong hố trồng -> Rạch vỏ bầu đất của cây con -> Đặt bầu cây con vào hố trồng -> Lấp và nén đất lần 1 -> Lấp và nén đất lần 2 -> Vun gốc.
Câu hỏi 7 trang 44 Công nghệ lớp 7: Hãy giải thích tác dụng của từng bước trong quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu đất.
Trả lời:
Bước 1: Tạo lỗ trong hố trồng có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất để đảm bảo bầu đất được chôn lấp hết, không bị lộ ra ngoài.
Bước 2: Rạch bỏ vỏ bầu: Để rễ phát triển thuận lợi hơn và dễ dàng cắm vào nguồn đất tự nhiên,đảm bảo hấp thu chất dinh dưỡng
Bước 3: Đặt bầu vào lỗ trong hố: Bắt đầu trồng cây.
Bước 4: Lấp và nén đất lần 1: Lấp đất có chứa phân bón để cây hấp thụ dinh dưỡng
Bước 5: Lấp và nén đất lần 2: Để đảm bảo gốc cây được chặt, không bị đổ.
Bước 6: Vun gốc: Để khi tưới nước hay mưa đất lún xuống bằng miệng hố cây không bị ngập úng.
Câu hỏi 8 trang 44 Công nghệ lớp 7: Quan sát hình 7.4, giải thích các thao tác kĩ thuật của phương pháp trồng rừng bằng cây con rễ trần.
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 7.4 ta thấy quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần bao gồm 5 thao tác là tạo lỗ trong hố trồng; đặt cây con vào hố; lấp và nén đất lần 1; lấp và nén đất lần 2; vun gốc.
Trả lời:
Giải thích:
+ Tạo lỗ trong hố trồng: để đặt vừa cây con vào hố.
+ Đặt cây con vào giữa hố, giữ thân cây thẳng đứng, rễ cọc không uốn cong, rễ ngang và rễ con phân bố tự nhiên, cổ rễ nằm ở dưới mặt đất khoảng 2 – 3cm
+ Dùng đất tơi nhuyễn lấp lần 1 và nén chặt xung quanh để giữ cân bằng cây.
+ Lấp và nén đất lần 2: lấp tới đường kính cổ rễ và nén kín gốc cây non để đảm bảo gốc cây được chặt, không bị đổ.
+ Vun gốc: vun đất cao hơn gốc cây để khi tưới nước hay mưa đất lún xuống bằng miệng hố nước dễ dàng thoát, cây không bị ngập úng
Câu hỏi 9 trang 44 Công nghệ lớp 7: Nêu những điểm khác nhau giữa hai bước lấp và nén đất lần 1 và lần 2.
Trả lời:
Những điểm khác nhau giữa hai bước lấp và nén đất lần 1 và lần 2.
+ Lấp và nén đất lần 1: Để định hình cây ở trong hố trồng, giữ cho cây được thăng bằng, không bị xiêu vẹo
+ Lấp và nén đất lần 2: Để để đảm bảo gốc cây được chặt, không bị đổ, cây có rễ chắc hơn và hút chất dinh dưỡng từ đất.
Câu hỏi 10 trang 45 Công nghệ lớp 7: Hãy giải thích tác dụng của vun đất cao hơn gốc cây trong bước vun gốc.
Trả lời:
Để khi tưới nước hay mưa xuống đất lún xuống bằng miệng hố, nước có thể thoát đi dễ dàng, cây không bị ngập úng.
Câu hỏi 11 trang 45 Công nghệ lớp 7: Hãy nêu nguyên nhân khiến rừng sau khi trồng có tỉ lệ cây chết cao.
Trả lời:
+ Khí hậu khắc nghiệt, thời tiết xấu
+ Do cây cỏ hoang dại chèn ép cây trồng khiến cây trồng không đảm bảo được điều kiện sinh trưởng và phát triển
+ Đất khô và thiếu chất dinh dưỡng
+ Sâu, bệnh hại, thú rừng phá hại,..
+ Thiếu nước vì không được tưới tiêu cẩn thận
Câu hỏi 12 trang 45 Công nghệ lớp 7: Vì sao cần phát quang khi chăm sóc cây rừng mới trồng.
Trả lời:
+ Tránh cho cây hoang dại chèn ép cây trồng.
+ Để loại bỏ nơi trú ẩn của các sâu bọ gây hại cho cây.
+ Tránh sự chèn ép về ánh sáng, dinh dưỡng đối với cây rừng
+ Để dễ dàng chăm sóc mà không bị vướng bận
II. Bảo vệ rừng
Câu hỏi 13 trang 46 Công nghệ lớp 7: Theo em, trong trường hợp nào nên rào bảo vệ từng cây rừng mới trồng như Hình 7.6?
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 7.6 ta thấy hình ảnh cây con được rào bảo vệ vòng tròn xung quanh.
Trả lời:
Theo em, nên rào bảo vệ từng cây rừng mới trồng trong trường hợp các cây trồng phân tán, có tán rộng, nhiều cành con
Câu hỏi 14 trang 46 Công nghệ lớp 7: Hình 7.7 cho thấy rừng có thể bị mất do những nguyên nhân nào?
Phương pháp giải:
Quan sát vào hình 7.7 ta thấy hình a – rừng bị chặt phá, hình b – rừng bị cháy, hình c – rừng bị lấn chiếm để trồng cây khác.
Trả lời:
Rừng có thể bị mất do những nguyên nhân:
+ Hình 7.7a: Chặt phá rừng lấy gỗ
+ Hình 7.7b: Cháy rừng, ốt rừng làm nương rẫy
+ Hình 7.7c: Chuyển và xâm lấn rừng rừng tự nhiên sang sản xuất nông nghiệp và đất khác.
Câu hỏi 15 trang 46 Công nghệ lớp 7: Vì sao cần phải bảo vệ rừng?
Trả lời:
Vì:
+ Để giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.
+ Giữ gìn các nguồn gen quý hiếm
+ Đảm bảo chỗ ở cho động vật sinh sống
+ Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, bảo vệ môi trường sinh thái và tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao giúp ích cho đời sống và sản xuất của xã hội.
+ Đảm bảo việc điều hòa khí hậu, ngăn chặn được phần nào thiên tai như sạt lở đất, lũ lụt
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 47 Công nghệ lớp 7: Vì sao cần nén đất 2 lần khi trồng rừng bằng cây con?
Trả lời:
Lấp đất 2 lần để đảm bảo gốc cây được chăt không bị đổ, có rễ chắc hơn và đảm bảo hút chất dinh dưỡng từ lòng đất vào mùa khô.
Luyện tập 2 trang 47 Công nghệ lớp 7: Hãy so sánh quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần và cây con có bầu đất.
Trả lời:
* Giống nhau:
Đều gồm các bước: tạo lỗ trong hố đất, đặt cây vào lỗ trong hố đất, lấp đất, nén chặt, vun đất kín gốc cây.
* Khác nhau:
Tạo lỗ trong hố đất:
- Trồng cây có bầu chỉ tạo lỗ trong hố đất vừa với bầu, sau đó đặt cả bầu.
- Trồng cây rễ trần phải tạo lỗ sâu trong hố đất để kín rễ, khi lấp đất không làm rễ cong, gãy.
Số lần nén đất:
- Trồng cây có bầu phải có 2 lần lấp và nén đất.
- Trồng cây con rễ trần chỉ có 1 lần lấp và nén đất.
Luyện tập 3 trang 47 Công nghệ lớp 7: Em hãy kể các công việc em có thể làm để phát triển, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái.
Trả lời:
Các công việc em có thể làm để phát triển, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái:
+ Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho những người xung quanh về bảo vệ, phát triển rừng.
+ Nghiêm cấm mọi hành động phá hoại rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, săn bắt, mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản cũng như các loài động vật bị cấm khai thác, săn bắt,..
+ Tích cực trồng cây, hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường.
+ Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi.
+ Lựa chọn sử dụng những đồ vật thân thiện với môi trường để mua và sử dụng một cách hợp lí.
+ Không bẻ cây, bẻ cành, ngắt hoa.
+ Thông báo đến cơ quan chức năng về cá nhân hay tổ chức phá hoại rừng.
Vận dụng
Vận dụng trang 47 Công nghệ lớp 7: Qua thông tin, báo chí, truyền hình, em hãy trình bày những hoạt động bảo vệ rừng ở nước ta hiện nay.
Trả lời:
Những hoạt động bảo vệ rừng ở nước ta hiện nay:
+ Quản lí chặt chẽ việc khai thác và tăng cường trồng và bảo vệ rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng).
+ Thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho rừng hộ gia đình quản lí.
+ Đầu tư phát triển kinh tế rừng ở miền núi, xây dựng các mô hình nông – lâm kết hợp, giúp đồng bào các dân tộc ít người nắm kĩ thuật và phương thức canh tác để đạt hiệu quả kinh tế cao.
+ Giáo dục nâng cao ý thức về bảo vệ rừng trong nhân dân.
+ Phong trào “Tết trồng cây” được các địa phương hưởng ứng, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể về trồng rừng, bảo vệ rừng và trồng cây phân tán để bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái.
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 6: Rừng ở Việt Nam
Ôn tập chương 3
Bài 8: Nghề chăn nuôi ở Việt Nam
Bài 9: Một số phương thức chăn nuôi ở Việt Nam