Giải bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 3: Nhân giống cây trồng
Mở đầu trang 21 Công nghệ 7: Quan sát Hình 3.1 và cho biết: Mỗi loại cây trồng (a -> c) được nhân giống bằng cách nào (1-3)?
Phương pháp giải:
– Quan sát Hình 3.1, ta thấy: a – 3; b – 1; c – 2.
Trả lời:
Quan sát Hình 3.1, ta thấy:
Hình a – 3: lúa được gieo trồng bằng hạt
Hình b – 1: cam, chanh được gieo trồng bằng cách giâm cành
Hình c – 2: chuối được gieo trồng bằng cách trồng bằng củ
I. Các phương pháp nhân giống cây trồng
Câu hỏi trang 22 Công nghệ 7: Nhân giống bằng phương pháp giâm cành là gì?
Phương pháp giải:
Đọc mục nội dung giâm cành ở Hình 2.2 để trả lời
Trả lời:
Giâm cành: là phương pháp nhân giống vô tính bằng cách cắt một đoạn cành, cắm xuống đất để tạo cây mới.
Luyện tập trang 22 Công nghệ 7: Em hãy chỉ ra phương pháp giâm cành có trong Hình 3.3.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 3.3 ta thấy: có 3 hình có phương pháp giâm cành: có ở hình a, b, e.
Trả lời:
Quan sát Hình 3.3 ta thấy:
– Hình a: phương pháp giâm cành
– Hình b: phương pháp giâm cành
– Hình c: phương pháp nuôi cấy mô
– Hình d: phương pháp ghép cây
– Hình e: phương pháp giâm cành
– Hình g: phương pháp gieo hạt
Vận dụng trang 22 Công nghệ 7: Những cây trồng nào có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành: dứa (thơm), ngô (bắp), dưa chuột, chè, cam, hoa hồng?
Phương pháp giải:
– Liên hệ thực tế và xem lại hình 3.2 để trả lời:
Trả lời:
– Những cây trồng có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành: dứa (thơm), chè, cam, hoa hồng.
II. Thực hành nhân giống bằng phương pháp giâm cành
Câu hỏi trang 24 Công nghệ 7: Những yếu tố nào đảm bảo giâm cành thành công?
Phương pháp giải:
Đọc nội dung mục 2 để trả lời: Để đảm bảo giâm cành thành công khi giâm cành đúng thao tác và đúng kĩ thuật.
Trả lời:
Để đảm bảo giâm cành thành công khi giâm cành đúng thao tác và đúng kĩ thuật.
Bước 1: Chọn cành giâm: Chọn cành bánh tẻ (không quá non, không quá già), khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.
Bước 2: Cắt cành giâm: Cắt vát cành giâm thành từng đoạn khoảng 7 – 10 cm, mỗi đoạn có từ 2 đến 4 lá, cắt bớt phiến lá.
Bước 3: Xử lí cành giâm: Nhúng gốc cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ, ngập từ 1 đến 2 cm, trong khoảng 5 – 10 giây.
Bước 4: Cắm cành giâm: Cắm cành giâm xuống đất hơi chếch, cắm sâu từ 3 – 5 cm.
Bước 5: Chăm sóc cành giâm: Khu vực chăm sóc cành giâm đảm bảo được che sáng, che mưa hợp lí. Tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Sau khoảng 15 – 20 ngày, kiểm tra nếu thấy ra rễ nhiều và chuyển màu từ trắng sang vàng thì phải chuyển ra vườn ươm.
Vận dụng trang 24 Công nghệ 7: Em hãy kể tên một số loại cây trồng ở địa phương được nhân giống bằng phương pháp giâm cành.
Phương pháp giải:
– Liên hệ thực tế: một số loại cây trồng ở địa phương được nhân giống bằng phương pháp giâm cành: cây rau ngót, cây lá lốt, cây hoa hồng, cây mười giờ, …
Trả lời:
– Liên hệ thực tế: một số loại cây trồng ở địa phương được nhân giống bằng phương pháp giâm cành: cây rau ngót, cây lá lốt, cây hoa hồng, cây hoa mười giờ, cây rau muống, cây rau khoai lang, …
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Quy trình trồng trọt
Bài 4: Giới thiệu chung về rừng
Bài 5: Trồng cây rừng
Bài 6: Chăm sóc cây rừng sau khi trồng