Giải bài tập Công nghệ lớp 7 Bài 13: Quy trình kĩ thuật nuôi thuỷ sản
Video giải Công nghệ 7 Bài 13: Quy trình kĩ thuật nuôi thuỷ sản – Chân trời sáng tạo
Mở đầu trang 75 Công nghệ lớp 7: Làm thế nào để nuôi thuỷ sản đạt hiệu quả cao?
Trả lời:
Để đạt hiệu quả cao khi nuôi thuỷ sản cần: trước khi nuôi cần xử lí ao và nước nuôi cho phù hợp, thuỷ sản nuôi phải được chăm sóc, quản lí và cho ăn đầy đủ, thức ăn phải cân đối về thành phần, đủ chất dinh dưỡng; cần đặc biệt quan tâm đến việc phòng bệnh cho thuỷ sản trong quá trình nuôi.
I. Môi trường nuôi thủy sản
Câu hỏi 1 trang 75 Công nghệ lớp 7: Hình 13.1 cho thấy thủy sản sống trong những môi trường như thế nào?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 13.1, ta thấy hình ảnh một số môi trường nuôi thuỷ sản, cụ thể là: hình a – lồng bè, hình b – lưới nuôi trồng, hình c – song, hình d – đầm
Trả lời:
– Hình 13.1a: lồng bè
– Hình 13.1b: lưới nuôi trồng
– Hình 13.1c: sông
– Hình 13.1d: đầm
Câu hỏi 2 trang 75 Công nghệ lớp 7: Khả năng hòa tan các chất vô cơ, hữu cơ của nước có tác dụng gì khi nuôi thủy sản?
Trả lời:
Việc hòa tan các chất vô cơ, hữu cơ của nước giúp các sinh vật sống trong nước sử dụng được các chất dinh dưỡng một cách nhanh hơn, dễ dàng hơn.
II. Thức ăn của thủy sản
Câu hỏi 3 trang 76 Công nghệ lớp 7: Vì sao thức ăn lại ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thủy sản?
Trả lời:
Vì tùy từng giai đoạn mà thủy sản sẽ cần lượng và chất thức ăn khác nhau dựa vào giá trị dinh dưỡng mà nguồn thức ăn mang lại. Thức ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, thức ăn có chất lượng cao làm thủy sản mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi, làm tăng năng suất, sản lượng.
Câu hỏi 4 trang 76 Công nghệ lớp 7: Quan sát hình 13.2; 13.3; 13.4, hãy phân biệt và đánh giá ưu, nhược điểm của các loại thức ăn cho tôm, cá.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 13.2 là thức ăn tự nhiên của thuỷ sản, bao gồm: tào, giun, ốc, bọ đỏ (bo bo), luân trùng, rong; hình 13.3 là thức ăn thô cho thuỷ sản, bao gồm: ngô, khoai, sắn, ngũ cốc, rau cỏ, cá tươi, trùn quế, bã đậu nành; hình 13.4 là thức ăn viên công nghiệp cho thuỷ sản, bao gồm thức ăn viên nổi (nuôi cá) và thức ăn viên chìm (nuôi tôm)
Trả lời:
Hình 13.2: Thức ăn tự nhiên của thủy sản:
– Ưu điểm: Không cần qua chế biến, có sẵn trong tự nhiên, dễ tìm kiếm, chi phí thấp
– Nhược điểm: Khó bảo quản, hàm lượng dinh dưỡng tùy thuộc vào từng loại thức ăn
Hình 13.3: Thức ăn thô cho thủy sản + Hình 13.4: Thức ăn viên công nghiệp cho thủy sản
– Ưu điểm: Giàu chất dinh dưỡng, dễ bảo quản, có khả năng bảo quản lâu
– Nhược điểm: Phải qua chọn lọc, chế biến. Chi phí cao
Câu hỏi 5 trang 76 Công nghệ lớp 7: Hãy kể tên một số nguyên liệu khác có thể dùng làm thức ăn cho tôm, cá
Trả lời:
– Một số nguyên liệu khác có thể dùng làm thức ăn cho tôm, cá:
– Các động thực vật phù du
– Các mùn bã hữu cơ
– Ốc, cá tạp
– Các phụ phẩm trong nông nghiệp, bột cá khô, bột ruốc
– Cám gạo, bột gạo lứt, đậu nành..
– Chất thải vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà…
Câu hỏi 6 trang 77 Công nghệ lớp 7: Vì sao lại sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá ở dạng viên nổi và thức ăn công nghiệp nuôi tôm ở dạng viên chìm?
Trả lời:
Cám viên nổi có thể nhìn thấy được các con cá khi chúng lên ăn, giúp theo dõi tình trạng sức khỏe và sức sống của cá. Qua đó, cũng đánh giá được tình trạng tăng trưởng của cá theo mức tiêu thụ thức ăn. Người nuôi có thể tính toán trọng lượng thức ăn cho cá và cho ăn nhanh chóng, tùy theo giống, số lượng cá cũng như nhiệt độ. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn giảm được sức lao động.
Cám viên chìm là loại cám viên cứng, có lợi ích kinh tế cao hơn. Loại cám viên chìm này có độ ổn định trong nước lên đến một giờ và sẽ dần dần chìm sau đó lắng xuống đáy nếu thức ăn thừa. Vì các thành phần này được ép lại với nhau nên tôm sẽ có thể chọn lọc các thành phần mà chúng muốn. Mặt khác vì tôm rất sợ đến gần mặt nước, và thích sống ở tầng đáy của nước thì sẽ phù hợp với thức ăn dạng viên chìm hơn
Câu hỏi 7 trang 77 Công nghệ lớp 7: Vì sao khi nuôi tôm, cá ở mật độ cao, người nuôi hay sử dụng thức ăn viên công nghiệp?
Trả lời:
Vì thức ăn công nghiệp được sản xuất dựa trên nghiên cứu dành riêng cho từng đối tượng vật nuôi. Thức ăn sản xuất ra sẽ đáp ứng nhu cầu của vật nuôi ở từng giai đoạn phát triển khác nhau. Trong đó, nguồn nguyên liệu chất lượng cao đa số được nhập khẩu từ nước ngoài. Sản phẩm giúp bổ sung các loại khoáng hữu cơ cao cấp, men tiêu hóa thế hệ mới giúp vật nuôi tiêu hóa và hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, khoáng đa vi lượng có trong thức ăn. Thức ăn công nghiệp được nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao về độ đồng đều và bảo đảm nguồn dinh dưỡng tối ưu cho vật nuôi.
Câu hỏi 8 trang 77 Công nghệ lớp 7: Làm thế nào để tăng nguồn thức ăn cho tôm, cá nuôi?
Trả lời:
Để tăng nguồn thức ăn cho tôm, cá nuôi ta cần : bón phân hữu cơ và vô cơ hợp lý nhằm tạo điều kiện cho các vi sinh vật phù du phát triển. Trên cơ sở đó các động thực vật và thủy sinh phát triển làm mồi cho tôm cá thêm phong phú. Tôm cá sẽ nhanh chóng lớn hơn
III. Quy trình kĩ thuật nuôi thủy sản (tôm, cá)
Câu hỏi 9 trang 77 Công nghệ lớp 7: Em hãy sắp xếp các hoạt động nuôi tôm, cá trong hình 13.5 theo thứ tự hợp lí.
Trả lời:
Đào ao, đắp bờ -> Xử lí đáy ao -> Kiểm tra chất lượng nước nuôi -> Thả con giống -> Cho ăn -> Thu hoạch
Câu hỏi 10 trang 78 Công nghệ lớp 7: Vì sao cho tôm, cá ăn ít và nhiều lần lại tránh được việc ô nhiễm môi trường nuôi tôm, cá?
Trả lời:
Vì thức ăn cho tôm cá thường là thức ăn công nghiệp, dạng viên hoặc bột. Thức ăn đó là một hỗn tạp gồm nhiều thành phần khác nhau, khi gặp nước sẽ bị hòa tan. Tôm cá sẽ dễ dàng lựa chọn những chất mà chúng mong muốn. Những chất còn dư thừa sẽ chìm xuống đáy. Việc cho tôm cá ăn ít và nhiều lần sẽ làm giảm những chất dư thừa còn lại trong nước từ đó tránh được việc ô nhiễm môi trường
Câu hỏi 11 trang 78 Công nghệ lớp 7: Vì sao phải kiểm tra ao nuôi thường xuyên trong quá trình nuôi tôm, cá?
Trả lời:
Vì kiểm tra thường xuyên sẽ phát hiện được kịp thời các yếu tố gây bệnh cho tôm cá để từ đó có những biện pháp phòng ngừa hoặc trị bệnh cho chúng. Môi trường nước nuôi tôm cá phải đảm bảo được sạch sẽ, không bị ô nhiễm, phù hợp với từng loại tôm cá nuôi.
Câu hỏi 12 trang 78 Công nghệ lớp 7: Vì sao trong nuôi thủy sản người ta lại đặc biệt quan tâm đến công tác phòng bệnh?
Trả lời:
Vì:
– Để người ta chủ động hơn trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm thủy sản
– Phòng bệnh sẽ có chi phí ít hơn là chữa bệnh
– Một khi thủy sản đã bị nhiễm bệnh thì mầm bệnh dễ phát tác nhanh, ít nhiều cũng sẽ gây ra những tổn thất kinh tế cho người nuôi.
Câu hỏi 13 trang 79 Công nghệ lớp 7: Cho biết ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp thu hoạch tôm, cá.
Trả lời:
– Ưu điểm: Làm tăng năng suất cá nuôi lên 20%, cung cấp thực phẩm tươi sống thường xuyên.
– Nhược điểm: Các cá thể không cùng lứa tuổi nên khó chăm sóc, cải tạo, tu bổ ao. Tốn thời gian
(2) Phương pháp thu hoạch toàn bộ:
– Ưu điểm: Sản phẩm tập trung, chi phí đánh bắt không lớn.
– Nhược điểm: Năngsuât của tôm cá bị hạn chế, tốn nhiều giống.
IV. Đo nhiệt độ, độ trong của nước nuôi thủy sản
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 80 Công nghệ lớp 7: Khi nuôi tôm mật độ cao (thâm canh) bắt buộc phải sử dụng quạt nước. Hãy giải thích tác dụng của quạt nước trong đầm nuôi tôm.
Trả lời:
Quạt nước giúp:
– Tạo dòng chảy và cung cấp oxy cho ao nuôi.
– Điều hòa và làm cân bằng các yếu tố môi trường trong ao
-> Tăng cường hoạt động của tôm, giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Luyện tập 2 trang 80 Công nghệ lớp 7: Gia đình bạn Minh ở Bến Tre có đất rộng, điều kiện tự nhiên rất phù hợp để nuôi tôm sú nên đã cải tạo ao nuôi tôm sú. Ba vụ đầu nuôi đạt kết quả tốt, thu lãi lớn. Sau thu hoạch, gia đình tranh thủ mua giống, thả nuôi ngay, kết quả từ vụ thứ tư tôm bị nhiễm bệnh và chết hàng loạt, gia đình không hiểu nguyên nhân vì sao. Em hãy vận dụng những hiểu biết về kĩ thuật nuôi để giải thích và đề xuất giải pháp khắc phục.
Trả lời:
– Theo em, từ vụ thứ tư, do nhà bạn Minh ngay sau khi thu hoạch vụ ba đã thả ngay mà chưa xử lý nguồn nước cũng như ao nuôi. Do đó môi trường nước, nơi sinh sống của tôm không còn được sạch sẽ, có thể là đã bị ô nhiễm trước đó dẫn đến tôm bị ngộ độc mà chết.
– Biện pháp: Bắt số tôm còn lại trong ao lên rồi vệ sinh, tiêu độc khử trùng ao, thay mới nguồn nước trong ao. Sau đó mới đưa tôm vào nuôi
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 80 Công nghệ lớp 7: Em hãy tìm hiểu xem ở địa phương nơi em ở đang nuôi loại thủy sản nào và sử dụng loại thức ăn gì. Từ đó, hãy đánh giá ưu và nhược điểm của loại thức ăn mà địa phương em đang sử dụng để nuôi thủy sản.
Trả lời:
Ở địa phương em nuôi tôm, cá … Thức ăn chủ yếu là sinh vật phù du, rau cỏ xanh, cám viên tổng hợp.
Sinh vật phù du, rau cỏ xanh:
– Ưu điểm: Có sẵn trong tự nhiên, không phải tìm kiếm, không tốn chi phí mua
– Nhược điểm: ít chất dinh dưỡng, tôm cá lâu lớn, phải nuôi trong thời gian dài mới có thu hoạch
Cám viên tổng hợp:
– Ưu điểm: Cá rất thích ăn, nhanh lớn, thời gian thu hoạch nhanh
– Nhược điểm: Tốn chi phí , có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao hơn
Vận dụng 2 trang 80 Công nghệ lớp 7: Nếu gia đình em tham gia hoạt động nuôi thủy sản, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, em sẽ nuôi loại cá, tôm nào để đạt hiệu quả cao? Hãy giải thích lí do em chọn loại thủy sản đó.
Trả lời:
Em sẽ kết hợp trồng lúa và nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa vì như vậy em sẽ tiết kiệm được diện tích nuôi tôm từ việc sử dụng ruộng lúa sẵn có. Thêm nữa thì sẽ cung cấp được một phần thức ăn sẵn có cho tôm như : động thực vật thủy sinh có sẵn trên ruộng lúa, cá tép cua, ốc hến… Như vậy em sẽ tiết kiệm được chi phí rất lớn.
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Ôn tập chương 4 và chương 5
Bài 12: Ngành thuỷ sản ở Việt Nam
Bài 14: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
Ôn tập chương 6