Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 10: Kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi
A. Bài tập trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 10: Kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi
Câu 1. Có mấy lưu ý khi nuôi dưỡng vật nuôi non?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: B
Giải thích:
Có 2 lưu ý khi nuôi dưỡng vật nuôi non:
+ Cho bú sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng, nhiều kháng thể giúp vật nuôi chống lại bệnh tật.
+ Tập cho ăn sớm để cung cấp chất dinh dưỡng và giúp hệ tiêu hóa phát triển hoàn thiện.
Câu 2. Nuôi dưỡng vật nuôi non cần lưu ý gì?
A. Cho bú sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng, nhiều kháng thể giúp vật nuôi chống lại bệnh tật.
B.Tập cho ăn sớm để cung cấp chất dinh dưỡng và giúp hệ tiêu hóa phát triển hoàn thiện.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Đáp án: C
Giải thích:
Có 2 lưu ý khi nuôi dưỡng vật nuôi non:
+ Cho bú sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng, nhiều kháng thể giúp vật nuôi chống lại bệnh tật.
+ Tập cho ăn sớm để cung cấp chất dinh dưỡng và giúp hệ tiêu hóa phát triển hoàn thiện.
Câu 3. Yêu cầu đối với vật nuôi đực giống là:
A. Nguồn gene tốt
B. Cơ thể khỏe mạnh
C. Kháng bênh tốt
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích:
Vật nuôi đực giống cần có nguồn gene tốt, cơ thể khỏe mạnh, khả năng kháng bệnh tốt, thể hiện rõ tính đực.
Câu 4. Mục đích của nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đực giống là:
A. Đạt khả năng phối giống cao
B. Vật nuôi đời sau có chất lượng tốt
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Đáp án: C
Giải thích:
Mục đích của nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đực giống nhằm đạt khả năng phối giống cao và cho vật nuôi đời sau có chất lượng tốt.
Câu 5. Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi cần đạt mấy yêu cầu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: D
Giải thích:
Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi cần đạt 4 yêu cầu:
1. Yêu cầu về khí hậu trong chuồng
2. Yêu cầu về xây dựng chuồng nuôi
3. Yêu cầu về thức ăn và nước uống
4. Yêu cầu về xử lí phân, rác thải.
Câu 6. Cơ thể vật nuôi non có mấy đặc điểm sinh lí cơ bản?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: C
Giải thích:
Cơ thể vật nuôi non có 3 đặc điểm sinh lí cơ bản:
+ Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh
+ Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh
+ Chức năng miễn dịch chưa tốt, sức đề kháng kém so với vật nuôi trưởng thành.
Câu 7. Vật nuôi non có những đặc điểm sinh lí nào?
A. Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh
B. Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh
C. Chức năng miễn dịch chưa tốt, sức đề kháng kém so với vật nuôi trưởng thành.
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích:
Cơ thể vật nuôi non có 3 đặc điểm sinh lí cơ bản:
+ Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh
+ Chức năng của hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh
+ Chức năng miễn dịch chưa tốt, sức đề kháng kém so với vật nuôi trưởng thành.
Câu 8. Việc chăn nuôi vật nuôi được chia làm mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: C
Giải thích:
Việc chăn nuôi vật nuôi được chia làm 3 loại:
+ Chăn nuôi vật nuôi non
+ Chăn nuôi vật nuôi đực giống
+ Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản
Câu 9. Chăn nuôi vật nuôi được chia theo loại nào?
A. Chăn nuôi vật nuôi non
B. Chăn nuôi vật nuôi đực giống
C. Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích:
Việc chăn nuôi vật nuôi được chia làm 3 loại:
+ Chăn nuôi vật nuôi non
+ Chăn nuôi vật nuôi đực giống
+ Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản
Câu 10. Tại sao phải nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non?
A. Để vật nuôi non khỏe mạnh
B. Để vật nuôi non phát triển tốt
C. Để vật nuôi non kháng bệnh tốt
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích:
Để vật nuôi non khỏe mạnh, phát triển và kháng bệnh tốt, cần nuôi dưỡng và chăm sóc phù hợp với đặc điểm phát triển của cơ thể vật nuôi.
Câu 11. Khi vệ sinh môi trường sống của vật nuôi , cần đảm bảo khí hậu trong chuồng như:
A. Nhiệt độ thích hợp
B. Độ ẩm thích hợp
C. Ánh sáng thích hợp
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích:
Khí hậu trong chuồng: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí, .. thích hợp để vật nuôi sinh trưởng và phát triển.
Câu 12. Yêu cầu với chuồng nuôi:
A. Giữ vệ sinh
B. Khô ráo
C. Sạch sẽ
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích:
Chuồng nuôi được giữ vệ sinh, khô ráo, sạch sẽ.
Câu 13. Chuồng nuôi phải đảm bảo:
A. Thông gió
B. Đủ ánh sáng
C. Kiểm soát nhiệt độ
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích:
Hướng chuồng, kiểu chuồng đảm bảo thông gió, đủ ánh sáng, kiểm soát được nhiệt độ.
Câu 14. Xử lí phân, rác thải của vật nuôi đảm bảo:
A. Đảm bảo vệ sinh môi trường
B. An toàn trong chăn nuôi
C. Đảm bảo chất lượng vật nuôi
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích:
Xử lí phân, rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn trong chăn nuôi, bảo đảm chất lượng chăn nuôi cũng như sức khỏe của con người.
Câu 15. Vệ sinh trong chăn nuôi là:
A. Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi
B. Vệ sinh thân thể vật nuôi
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Đáp án: C
Giải thích:
Vệ sinh trong chăn nuôi gồm có 2 công việc:;
+ Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi
+ Vệ sinh thân thể vật nuôi
Video giải Công nghệ 7 Bài 10: Kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi – Chân trời sáng tạo
B. Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 10: Kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi
1. Vai trò của việc nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho vật nuôi
– Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt giúpvật nuôi phát triển, tăng khối lượng, kích thước và có sức khỏe, sức đề kháng.
– Tiêm phòng vắc xin, giữ gìn vệ sinh giúp vật nuôi phòng ngừa dịch bệnh.
– Điều trị đúng bệnh và kịp thời giúp vật nuôi khỏe mạnh, phát triển tốt
2. Chăn nuôi vật nuôi
2.1. Chăn nuôi vật nuôi non
a. Một số đặc điểm sinh lí cơ thể của vật nuôi non
– Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh
– Chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh
– Chức năng miễn dịch chưa tốt, sức đề kháng kém.
b. Nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non
– Nuôi dưỡng:
+ Cho bú sữa đầu giúp chống lại bệnh tật
+ Tập ăn sớm giúp cung cấp chất dinh dưỡng và giúp hệ tiêu hóa phát triển toàn diện.
– Chăm sóc:
+ Sưởi ấm để tránh nhiễm lạnh
+ Vận động, tiếp xúc nắng sớm
+ Giữ gìn vệ sinh chuồng sạch sẽ, khô ráo, tiêm phòng đầy đủ.
– Theo dõi, phát hiện bệnh kịp thời.
2.2. Chăn nuôi vật nuôi đực giống
a. Yêu cầu đối với vật nuôi đực giống
– Đối với lợn, bò, dê: cơ thể cân đối, rắn chắc, tăng trọng tốt, nhanh nhẹn, số lượng và chất lượng tinh dịch tốt.
– Đối với gà, vịt: cơ thể to, mạnh mẽ, không quá béo hoặc gầy, nhanh nhẹn.
b. Nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi đực giống
– Nuôi dưỡng: cung cấp thức ăn đủ năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất.
– Chăm sóc:
+ Vận động hàng ngày
+ Giữ vệ sinh chuồng trại và tắm, chải cho vật nuôi.
+ Tiêm vắc xin
+ Thường xuyên theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời.
+ Kiểm tra định kì thể trọng và tinh dịch.
2.3. Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản
a. Yêu cầu đối với vật nuôi cái sinh sản
– Đối với lợn, bò, dê: sinh sản đúng chu kì, đủ sữa nôi con, sữa có thành phần dinh dưỡng tốt.
– Đối với gà, vịt: tăng trọng tốt, đủ lượng calcium và chất dinh dưỡng cần thiết.
b. Nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi cái sinh sản
– Nuôi dưỡng:
+ Cung cấp đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng
+ Thêm thức ăn như rau tươi, củ, quả
– Chăm sóc:
+ Vận động phù hợp. tắm chải, vệ sinh chuồng trại và dụng cụ cho ăn.
+ Theo dõi và chăm sóc kịp thời
+ Tiêm vắc xin định kì
+ Thường xuyên theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời
3.Vệ sinh trong chăn nuôi
3.1. Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi
– Khí hậu trong chuồng: thích hợp để vật nuôi sinh trưởng và phát triển.
– Xây dựng chuồng nuôi: hướng và kiểu chuồng thông gió, đủ sánh sáng, kiểm soát nhiệt độ, sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát.
– Thức ăn và nước uống đảm bảo vệ sinh
– Xử lí phân, rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn.
3.2. Vệ sinh thân thể vật nuôi
Tùy loại, tùy mùa mà tắm, chải và vận động hợp lí.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 9: Một số phương thức chăn nuôi ở Việt Nam
Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 10: Kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi
Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 11: Kĩ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn
Trắc nghiệm Công nghệ 7 Ôn tập chương 4 và chương 5
Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 12: Ngành thủy sản ở Việt Nam