Công nghệ lớp 6 Bài 11: Bảo quản trang phục
A. Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 11: Bảo quản trang phục
• Nội dung chính
– Bảo quản trang phục thông dụng.
I. Giặt, phơi hoặc sấy
– Bước 1. Chuẩn bị giặt
+ Đọc hướng dẫn ở trang phục.
+ Phân loại
+ Kiểm tra và lộn trái.
+ Chuẩn bị nước, xà phòng, chậu.
+ Cho trang phục vào chậu hoặc lồng giặt.
– Bước 2. Giặt
* Giặt tay:
+ Vò chỗ bẩn bằng xà phòng
+ Nhân xà phòng.
+ Vò và giũ bằng nước.
* Giặt máy:
+ Cho xà phòng vào máy
+ Chọn chương trình giặt.
+ Khởi động
– Bước 3. Phơi hoặc sấy
* Phơi
+ Giũ phẳng
+ Treo vào mắc phơi
* Sấy:
+ Chọn chế độ và nhiệt độ.
+ Chọn tốc độ
+ Chọn thời gian
+ Cài đặt thời gian.
II. Là (ủi)
– Chọn nhiệt độ
– Là theo chiều dọc, không để lâu trên mặt vải.
– Sau khi là, treo quần áo lên mắc.
III. Cất giữ trang phục
– Cất nơi khô ráo, sạch sẽ
– Trang phục thường xuyên sử dụng: treo mắc hoặc gấp gọn vào tủ.
– Trang phục chưa dùng: đóng túi tránh ẩm mốc, côn trùng.
B. 15 câu trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 11: Bảo quản trang phục
Câu 1. Em hãy cho biết có mấy cách giặt quần áo?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: B
Giải thích:
Vì: Có hai cách giặt, đó là:
+ Giặt bằng tay
+ Giặt bằng máy.
Câu 2. Chúng ta có thể làm khô quần áo bằng mấy cách?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Đáp án: C
Giải thích:
Vì: Chúng ta có thể làm khô quần áo bằng hai cách:
+ Phơi khô thông thường
+ Sấy bằng máy.
Câu 3. Khi là quần áo cần tránh điều gì sau đây?
A. Chọn nhiệt độ thích hợp.
B. Là theo chiều dọc vải.
C. Để bàn là lâu trên mặt vải.
D. Treo quần áo lên mắc sau khi là.
Đáp án: C
Giải thích:
Vì: bàn là để lâu trên mặt vải sẽ gây cháy vải và mất an toàn cho người sử dụng.
Câu 4. Bảo quản trang phục cần thực hiện theo mấy bước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: C
Giải thích:
Vì: bảo quản trang phục gồm:
+ Bước 1: Giặt và phơi
+ Bước 2: Là
+ Bước 3: Cất giữ trang phục
Câu 5. Việc đầu tiên cần làm khi bảo quản trang phục là gì?
A. Là
B. Cất giữ trang phục
C. Giặt và phơi
D. Phơi, sấy
Đáp án: C
Giải thích:
Vì: Vì sau khi giặt và phơi, chúng ta mới là quần áo, sau khi là mới cất giữ cẩn thận.
Câu 6. Bảo quản trang phục là:
A. Công việc diễn ra thường xuyên, hàng ngày.
B. Công việc diễn ra theo định kì tháng.
C. Công việc diễn ra theo định kì quý.
D. Công việc diễn ra theo định kì mỗi năm 1 lần.
Đáp án: A
Giải thích:
Vì: nếu không bảo quản trang phục thường xuyên hàng ngày sẽ làm hỏng trang phục.
Câu 7. Tại sao em phải bảo quản trang phục đúng cách?
A. Giúp trang phục luôn đẹp, bền.
B. Làm cho người mặc đẹp, tự tin hơn.
C. Tiết kiệm chi phí mua sắm
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích:
Vì: không bảo quản đúng cách trang phục sẽ bị nhàu, nát; từ đó người mặc không cảm thấy tự tin, thấy không còn đẹp ; Do đó phải thay thế trang phục, dẫn tới việc tốn kém chi phí cho việc mua sắm, gây lãng phí.
Câu 8. Để giặt trang phục sạch, nhanh, tiết kiệm nước và xà phòng, không bị phai màu cần thực hiện theo mấy bước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: C
Giải thích:
Vì: các bước là:
+ Bước 1: Chuẩn bị giặt
+ Bước 2: Giặt
+ Bước 3: Phơi hoặc sấy.
Câu 9. Bảo quản trang phục tức là chúng ta cần:
A. Giặt trang phục
B. Phơi hoặc sấy trang phục
C. Là và cất giữ trang phục
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích:
Vì: Bảo quản trang phục bao gồm từ lúc giặt, phơi (sấy), là và cất giữ trang phục.
Câu 10. Giặt, phơi trang phục được tiến hành theo thứ tự các bước như sau:
A. Chuẩn bị giặt → Giặt → Phơi hoặc sấy.
B. Giặt → Chuẩn bị giặt → Phơi hoặc sấy.
C. Chuẩn bị giặt → Phơi hoặc sấy → Giặt.
D. Phơi hoặc sấy → Giặt → Chuẩn bị giặt
Đáp án: A
Giải thích:
Vì:
+ Bước 1: Chuẩn bị giặt
+ Bước 2: Giặt
+ Bước 3: Phơi hoặc sấy.
Câu 11. Bước cuối cùng của bảo quản trang phục là:
A. Là
B. Cất giữ trang phục
C. Giặt
D. Phơi
Đáp án: B
Giải thích:
Vì: Sau khi giặt và phơi khô, chúng ta sẽ là quần áo, sau khi là ới cất giữ bằng cách gấp gọn trong tủ hoặc treo lên mắc.
Câu 12. Đối với những trang phục chưa dùng đến, chúng ta cần bảo quản như thế nào ?
A. Đóng túi
B. Buộc kín cất đi
C. Đóng túi hoặc buộc kín cất đi
D. Treo mắc để cùng quần áo thường xuyên mặc.
Đáp án: C
Giải thích:
Vì:
+ Nếu để cùng quần áo thường xuyên mặc sẽ gây chật tủ, khó khăn những khi tìm quần áo mặc.
+ Nếu không đóng túi và buộc kín, sẽ bị ẩm mốc, gián hoặc côn trùng cắn gây hỏng trang phục.
Câu 13. Đối với quần áo mặc hàng ngày, em nên cất giữ như thế nào?
A. Chỉ treo bằng mắc cất vào tủ.
B. Chỉ gấp gọn rồi cất vào tủ.
C. Có thể cho vào mắc hoặc gấp gọn cất vào tủ.
D. Bọc kín cất kín.
Đáp án: C
Giải thích:
Vì: Tùy loại quần áo và tùy diện tích nơi tủ chứa mà chúng ta có thể treo mắc hoặc gấp gọn trong tủ, sao cho thuận tiện việc sử dụng hàng ngày. Nếu chúng ta gấp cất kín sẽ gây khó khăn cho việc lấy quần áo vì chúng ta sử dụng thường xuyên.
Câu 14. Bảo quản trang phục thực hiện theo sơ đồ nào dưới đây?
A. Giặt và phơi → Là → Cất giữ.
B. Giặt và phơi → Cất giữ → Là.
C. Là → Giặt và phơi → Cất giữ.
D. Là → Cất giữ → Giặt và phơi
Đáp án: A
Giải thích:
Vì: Bảo quản trang phục thực hiện theo thứ tự như sau:
+ Bước 1: Giặt và phơi
+ Bước 2: Là
+ Bước 3: Cất giữ trang phục
Câu 15.Hãy cho biết, đâu là biểu tượng giặt bằng tay?
A.
B.
C.
D.
Đáp án: B
Giải thích:
Đáp án: B
Vì:
+ Đáp án A: Biểu được không được ủi
+ Đáp án: C: Biểu tượng chất tẩy
+ Đáp án D: Biểu tượng không được tẩy
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Công nghệ 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 10: Lựa chọn và sử dụng trang phục
Lý thuyết Bài 11: Bảo quản trang phục
Lý thuyết Ôn tập Chủ đề 3: Trang phục và thời trang
Lý thuyết Bài 12: Đèn điện
Lý thuyết Bài 13: Nồi cơm điện và bếp hồng ngoại