Lý thuyết Toán lớp 6 Bài 35: Trung điểm của đoạn thẳng
Video giải Toán 6 Bài 35: Trung điểm của đoạn thẳng – Kết nối tri thức
I. Lý thuyết Trung điểm của đoạn thẳng
– Nếu điểm I nằm giữa hai điểm A và B sao cho IA = IB thì I gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Khi đó:
IA = IB = .
II. Bài tập vận dụng
Bài 1: Cho đoạn thẳng AB dài 10cm. Gọi I là trung điểm của AB. Tính độ dài IA; IB.
Lời giải:
Vì I là trung điểm của AB nên IA = IB = .
Do đó: IA = IB = = 5cm
Vậy AI = BI = 2cm
Bài 2: Cho đoạn thẳng MN có O là trung điểm MN. Biết O cách đầu mút M 6cm. Tính độ dài MN.
Lời giải:
Vì O là trung điểm của MN nên OM = ON =
Mà O cách đầu mút M 6cm nên OM = 6cm
Do đó OM = ON = = 6cm
MN = 6.2 = 12cm
Vậy MN = 12cm.
Bài 3: Vẽ đoạn thẳng AB = 7cm. C là điểm nằm giữa A và B, AC = 3cm. M là trung điểm của BC. Tính BM.
Lời giải:
Ta có C nằm giữa A và B nên AC + BC = AB
Thay số: 3 + BC = 7
BC = 7 – 3
BC = 4cm
Vì M là trung điểm của BC nên BM = CM = = 2cm
Vậy BM = 2cm
Bài 4: Trên tia Ox lấy điểm M và N sao cho OM = 3cm; ON = 6cm
a) Chứng minh M nằm giữa O và N.
b) Chứng tỏ điểm M là trung điểm của đoạn thẳng ON.
Lời giải:
a) Điểm M và N cùng thuộc Ox nên tia OM và tia ON trùng nhau
Mà OM = 3cm; ON = 6cm nên ON > OM do đó M nằm giữa hai điểm O và N
b) Vì M nằm giữa hai điểm O và N nên ta có: ON = OM + MN
Thay số ta có: 6 = 3 + MN
MN = 6 – 3
MN = 3cm
Ta có OM = 3cm; MN = 3cm; ON = 6cm nên OM = MN = = 3cm.
Nên M là trung điểm của ON.
Bài giảng Toán 6 Bài 35: Trung điểm của đoạn thẳng – Kết nối tri thức
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 34: Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng
Bài 36: Góc
Bài 37: Số đo góc
Chương 8: Những hình học cơ bản
Bài 38: Dữ liệu và thu thập dữ liệu
====== ****&**** =====