Giải Khoa học lớp 5 Bài 14: Sự phát triển của cây con
Giải Khoa học lớp 5 trang 52
Câu hỏi mở đầu trang 52 SGK Khoa học lớp 5: Cây con của các cây ngô, lúa, đậu (đỗ), rau ngót,… mọc lên từ những bộ phận nào của cây mẹ?
Trả lời:
Cây con của các cây ngô, lúa, đậu (đỗ), rau ngót,… mọc lên từ hạt của cây mẹ.
1. Cây con mọc lên từ hạt
Hoạt động khám phá trang 52 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi:
– Hạt đậu gồm những bộ phận nào?
– Bộ phận nào của hạt sẽ mọc thành cây?
Trả lời:
– Hạt đậu gồm những bộ phận là vỏ hạt, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
– Bộ phận phôi của hạt sẽ mọc thành cây.
Giải Khoa học lớp 5 trang 53
Hoạt động khám phá trang 53 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát hình 3, đọc thông tin và thực hiện:
– Nêu tên các giai đoạn phát triển chính của cây đậu mọc lên từ hạt.
– Trình bày sự lớn lên của cây đậu con mọc lên từ hạt.
Trả lời:
– Các giai đoạn phát triển chính của cây đậu mọc lên từ hạt là:
+ Nảy mầm.
+ Cây con.
+ Cây trưởng thành.
– Sự lớn lên của cây đậu con mọc lên từ hạt: Từ hạt, rễ mầm mọc và đâm xuống đất; chồi mầm mọc vươn lên cao. Cây con phát triển ra nhiều lá, rễ mới. Cây ra hoa, tạo quả.
Hoạt động luyện tập, vận dụng 1 trang 53 SGK Khoa học lớp 5: Kể tên một số cây mọc lên từ hạt mà em biết.
Trả lời:
Một số cây mọc lên từ hạt mà em biết: Cây đu đủ, cây nhãn, cây mít, cây vải,…
Hoạt động luyện tập, vận dụng 2 trang 53 SGK Khoa học lớp 5: Tìm hiểu trong thực tế, sách, báo, in-tơ-nét,… về sự phát triển của một cây mọc lên từ hạt mà em biết. Trình bày kết quả theo gợi ý:
– Tên cây.
– Vẽ sơ đồ và ghi chú các giai đoạn phát triển chính của cây.
– Mô tả một số đặc điểm của cây ở từng giai đoạn.
Trả lời:
Cây đu đủ mọc lên từ hạt nảy mầm → lớn lên → nở hoa → kết trái → trái chín → gieo hạt mọc cây.
2. Cây con mọc lên từ rễ, thân, lá
Giải Khoa học lớp 5 trang 54
Hoạt động khám phá 1 trang 54 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát hình 4 và cho biết các cây con mọc lên từ bộ phận nào của cây mẹ.
Trả lời:
a. Cây con mọc lên từ rễ (rễ củ) của cây mẹ.
b. Cây con mọc lên từ thân của cây mẹ.
a. Cây con mọc lên từ cành của cây mẹ.
Hoạt động khám phá 2 trang 54 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát hình 6 và thực hiện:
– Nêu tên các giai đoạn phát triển chính của cây dâu tây mọc lên từ thân cây mẹ.
– Trình bày sự phát triển của cây dâu tây con.
Trả lời
– Các giai đoạn phát triển chính của cây dâu tây mọc lên từ thân cây mẹ: Gồm 3 giai đoạn:
a) Nảy chồi.
b) Cây con.
c) Cây trưởng thành.
– Sự phát triển của cây dâu tây con: Từ thân cây mẹ, chồi, rễ mới mọc ra. Cây con phát triển ra nhiều lá, rễ mới. Cây ra hoa, tạo quả.
Hoạt động luyện tập, vận dụng 1 trang 54 SGK Khoa học lớp 5: Dựa vào hình 7, cho biết cây khoai tây mọc lên từ bộ phận nào và mô tả một số đặc điểm ở mỗi giai đoạn phát triển của cây.
Trả lời:
Hình 7 cho biết cây khoai tây mọc lên từ bộ phận củ. Một số đặc điểm ở mỗi giai đoạn phát triển của cây: Từ củ, chồi, rễ mới mọc lên. Cây con phát triển ra nhiều rễ, lá mới. Cây ra hoa, tạo nhiều củ.
Hoạt động luyện tập, vận dụng 2 trang 54 SGK Khoa học lớp 5: Tìm hiểu trong thực tế, sách báo, in-tơ-nét,… về sự phát triển của một cây mọc lên từ bộ phận của cây mẹ mà em biết. Trình bày kết quả theo gợi ý:
– Tên cây, bộ phận mọc lên cây con.
– Vẽ sơ đồ và ghi chú các giai đoạn phát triển chính của cây.
– Mô tả một số đặc điểm của cây ở từng giai đoạn.
Lời giải:
– Cây mía, bộ phận mọc lên cây con là từ thân mẹ.
– Các giai đoạn phát triển chính và đặc điểm của cây ở từng giai đoạn: Thân cây mía mẹ → Nảy mầm (mầm mọc lên) → Cây con (Từ mầm, cây con phát triển lá, rễ cây bắt đầu phát triển) → Cây trưởng thành (Cây bắt đầu đẻ nhánh, liên tục đến khi được bụi mía).
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 13: Sinh sản của thực vật có hoa
Bài 14: Sự phát triển của cây con
Bài 15: Sinh sản của động vật
Bài 16: Vòng đời và sự phát triển của động vật
Bài 17: Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật
Bài 18: Vi khuẩn xung quanh chúng ta