Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 16: Cánh chim hoà bình
Chia sẻ và đọc: Biểu tượng của hoà bình trang 71, 72, 73
Chia sẻ
Câu hỏi 1 trang 71 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Em hiểu chủ đề của bức tranh dưới đây là gì?
Trả lời
Chủ đề của bức tranh nói về sự đoàn kết của thiếu nhi trên thế giới, không có phân biệt màu da, chủng tộc và cùng đoàn kết mong muốn một thế giới hoà bình
Câu hỏi 2 trang 71 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Nói những điều em biết về hoà bình (hoặc đọc một bài thơ, hát một bài hát về hoà bình).
Trả lời
Hòa bình chính là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, cướp bóc, bóc lột; là khi con người được sống vui vẻ, hạnh phúc một cách hòa thuận mà không có sự đấu đá vì bất cứ lợi ích gì, là khát vọng của toàn nhân loại.
Bài đọc 1: Biểu tượng của hoà bình
* Nội dung bài Biểu tượng của hoà bình: Bài đọc nói về sự ra đời các lần thay đổi và ý nghĩa của mỗi biểu tượng hoà bình trên thế giới
Biểu tượng của hoà bình
Biểu tượng của hoà bình đã xuất hiện từ thời cổ đại. Theo thần thoại Hy Lạp, đó là cây ô liu – quà tặng của Nữ thần Trí Tuệ A-ten-na. Sử sách La Mã từ xưa cũng từng ghi lại chuyện một vị tướng đã cầm nhành ô liu đến gặp đối phương để giảng hoa.
Năm 1949, Đại hội Nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình được tổ chức ở Pa-ri – thủ đô nước Pháp. Bức tranh chim bồ câu của hoạ sĩ nổi tiếng Pi-cát-xô gửi tặng được trân trọng treo trong hội trường và in trên áp phích của Đại hội. Từ đó, chim bồ câu được coi là loài chim tượng trưng cho hoà bình.
Tuy nhiên, hình ảnh chim bồ câu rất khó vẽ. Năm 1958, trong phong trào chống vũ khí hạt nhân ở nước Anh, hoạ sĩ Hâu-tơm đã sáng tạo ra một biểu tượng mới. Đó là một vòng tròn với các đường thẳng mô phỏng chữ N và chữ D theo hệ thống truyền tin bằng cờ. Hai chữ ấy là dạng viết tắt của các từ tiếng tiếng Anh: Nuclear Disarmament (Giải trừ Hạt nhân).
Về sau, biểu tượng của Hậu-tom được người dân Mỹ sử dụng trong các cuộc tuần hành phản đối chiến tranh ở Việt Nam, rồi dần dần lan toả khắp nơi, trở thành một biểu tượng mới của hoàn bình thế giới.
THEO TRUNG ANH
Đọc hiểu
Câu 1 trang 72 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Các biểu tượng hoà bình gắn với hình ảnh cây ô liu xuất hiện từ bao giờ
Trả lời
Biểu tượng hoà bình gắn với hình ảnh cây ô liu xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại.
Câu 2 trang 72 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Theo bài đọc, biểu tượng chim bồ câu hoà bình gắn với sự kiện nào?
Trả lời
Biểu tượng chim bồ câu hoà bình gắn với sự kiện Đại hội Nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình.
Câu 3 trang 72 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Hãy giải thích ý nghĩa ban đầu của biểu tượng do hoạ sĩ Hâu-tơm sáng tạo.
Trả lời
Ý nghĩa ban đầu của biểu tượng do hoạ sĩ Hâu – tơm vẽ dùng để sử dụng trong phong trào chống vũ khí hạt nhân ở Anh. Ông thiết kế biểu tượng theo mô phỏng chữ N và chữ D
Câu 4 trang 72 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Biểu tượng chống vũ khí hạt nhân đã trở thành biểu tượng mới của hoà bình như thế nào?
Trả lời
Biểu tượng chống vũ khí hạt nhân đã trở thành biểu tượng mới của hoà bình khi người dân Mỹ sử dụng trong các cuộc tuần hành phản đối chiến tranh ở Việt Nam, rồi dần dần lan toả khắp nơi, trở thành một biểu tượng mới của hoàn bình thế giới
Câu 5 trang 72 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Các biểu tượng hoà bình từ xưa đến nay nói lên điều gì về khát vọng của loài người?
Trả lời
Các biểu tượng hào bình từ xưa đến nay nói lên rằng người dân trên khắp thế giới luôn mong muốn có một cuộc sống hoà bình, không có chiến tranh ở bất kì đâu trên thế giới, nhân dân các quốc gia luôn sống hoà thuận đoàn kết và giúp đỡ nhau
Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về hoà bình và tinh hữu nghị giữa các dân tộc trang 73
Câu 1 trang 73 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm đọc thêm ở nhà:
– 2 câu chuyện ( hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
– 1 bài văn (hoặc 1 bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.
Trả lời
* 1 câu chuyện 1 bài thơ về hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc:
– Câu chuyện: Những con Sếu bằng giấy
– Thơ: Hữu nghị Việt – Lào (Chủ tịch Hồ Chí Minh)
* 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.
– Câu chuyện: Những con Sếu bằng giấy
Những con sếu bằng giấy là câu chuyện kể về cô bé Xa-xa-cô Nhật Bản bị nhiễm phóng xạ do đế quốc Mĩ ném bom trừng phạt hai thành phố của đất nước này. Xa-xa-cô khao khát sống nên đã tin rằng gấp 1000 con hạc giấy sẽ khỏi bệnh. Em chết đi nhưng học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã góp tiền xây tượng đài tưởng niệm những nạn nhân chết do bom nguyên tử, với ước nguyện về thế giới hòa bình.
– Thơ: Hữu nghị Việt – Lào
Bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những bài thơ về hòa bình hữu nghị giữa hai đất nước Việt Nam và Lào, sáng tác vào tháng 3 năm 1963. Việt Nam – Lào đã cùng nhau giúp đỡ, chung sức đồng lòng vượt qua những giai đoạn khó khăn, gian khổ trong chặng đường đấu tranh gian khó giành độc lập tự do. Hòa bình và hữu nghị là nền tảng để xây dựng mối quan hệ hai nước láng giềng cùng nhau đạt được thắng lợi trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện tại và tương lai. Qua bài thơ thể hiện tầm quan trọng của tình đoàn kết hữu nghị và hòa bình giữa các quốc gia.
Câu 2 trang 73 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Viết vào phiếu đọc sách:
Tên bài đọc, tác giả, tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài).
Trả lời
+ Tên bài đọc: Những con Sếu bằng giấy
+ Tên tác giả: Những mẩu chuyện lịch sử thế giới
+ Cảm nhận của em: Qua câu chuyện em thấy được khát khao sống của nhân vật, và một niềm lòng tin yêu mong muốn thế giới được hoà bình ddeer không còn bất kì ai phải chịu những hậu quả nặng nề từ chiến tranh gây ra
Câu 3 trang 73 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Chuẩn bị nội dung để giới thiệu bài em đã đọc cho các bạn trong lớp.
Trả lời:
Em chuẩn bị để giới thiệu bài của mình với các bạn trong lớp.
Viết: Luyện tập kể chuyện sáng tạo (Thực hành viết) trang 73
Chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1 trang 73 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Kể sáng tạo câu chuyện Một sáng thu xưa (trang 65 – 66).
Trả lời:
Hôm ấy, một buổi sáng mùa thu mát mẻ tại Đền Hùng, nơi Đại đoàn Quân tiên phong chúng tôi đang đóng quân ở đó. Thật vinh dự và tự hào khi được đón Bác ghé thăm, khoảng 8 giờ sáng Bác đến, tôi thật bất ngờ khi nhìn thấy bác một ông Cụ râu tóc bạc phơ với bộ quần áo ka ki sờn cũ cùng đôi dép cao su. Bác đi vào nhìn quanh một lượt những chiến sĩ được phân công ra đón Bác rồi Bác hỏi thăm sức khoẻ mọi người trong đại đoàn, ai nấy cũng mừng rỡ và đồng thanh trả lời Bác. Trong khi tất cả đang im lặng nghe Bác nói chuyện, đột nhiên Bác hỏi “Các chú có biết đề thờ ai đây không” Một đồng đội đứng cạnh Bác đã nhanh chóng trả lời “Đền thờ một ông vua ạ” nhưng đó chưa phải câu trả lời đúng và đầy đủ nhất, cán bộ chỉ huy chúng tôi đã trả lời Bác rằng đây là đền thờ Vua Hùng. Sau câu trả lời đó, Bác đã dạy cho chúng tôi một bài học vô cùng bổ ích về Đền Thờ Vua Hùng, công lao của các vị Vua Hùng đối với đất nước. Sau buổi gặp mặt ngày hôm đó, trong tôi luôn nhớ mãi đến lời dạy của Bác “ Các Vua Hùng đã có công dụng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Đề 2 trang 73 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Kể sáng tạo một câu chuyện em đã đọc ở nhà về thiếu nhi.
Gợi ý
Có thể kể sáng tạo theo một hoặc những cách sau:
– Thay đổi vai kể (người kể chuyện).
– Thay đổi, bổ sung một số từ ngữ, chi tiết mà không làm thay đổi nội dung chính của câu chuyện.
– Thay đổi mở đầu hoặc kết thúc câu chuyện một cách hợp lí.
Trả lời
Trong một lần tìm đọc các câu chuyện về những tấm gương thiếu nhi dũng cảm, em đã được biết đến câu chuyện Út Vịnh của nhà văn Tô Phương.
Câu chuyện kể về Út Vịnh – một cậu bé vừa dũng cảm lại có trái tim yêu thương mọi người. Nhờ có Út Vịnh thuyết phục, mà Sơn – một bạn học sinh nghịch ngợm, thường chơi thả diều trên đường tàu nhận ra sai lầm của mình và hứa sẽ không nghịch dại nữa. Những hành động dũng cảm nhất của Út Vịnh là khi cậu thành công giải cứu bé Lan khỏi nanh vuốt của tử thần.
Hôm đó, Út Vịnh đang ngồi làm bài tập ở nhà, thì bỗng nghe từng hồi còi tàu vang lên dồn dập. Cậu lấy làm lạ, có hôm nào mà tàu lại kéo còi từ xa và liên hồi như vậy đâu. Thế là, cậu liền chạy vội ra gần đường tàu để xem xét. Đến nơi, cậu giật mình khi nhìn thấy hai cô bé Lan và Hoa đang ngồi chơi chuyền trên đường tàu. Thấy tàu đang lao đến, Út Vịnh liền chạy về đường tàu, hét lên thật to để cho hai cô bé nghe thấy. Lúc này, Lan và Hoa mới giật mình nhìn lên, thấy tàu đang lao đến, sợ hãi vô cùng. Hoa vì giật mình nên ngã ra khỏi đường tàu, lăn xuống ruộng, thoát khỏi nguy hiểm. Còn Lan thì vì quá sợ hãi, nên đứng im một chỗ không dám cử động. Đúng giây phút nguy cấp, Út Vịnh lao nhanh về phía ray tàu, ôm chầm lấy Lan, lăn xuống mép ruộng. Nhờ sự dũng cảm và mạnh mẽ ấy của Vịnh, mà Lan được cứu sống trong gang tấc. Khi bố mẹ của Lan biết tin, đã chạy đến ôm chầm lấy Vịnh và cảm ơn cậu rối rít.
Nhân vật Út Vịnh trong câu chuyện đã khiến em rất ngưỡng mộ và thán phục. Cậu ấy chính là một người anh hùng nhỏ tuổi thực sự để chúng em học tập và noi theo.
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Nói và nghe: Trao đổi: Vì hạnh phúc trẻ thơ trang 73, 74
Chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1 trang 73 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Dựa vào các thông tin dưới đây, hãy giới thiệu về cuộc thi vẽ tranh “Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hoà bình” năm 2023:
Cuộc thi “Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hoà bình” năm 2023 đô thu hút sự tham gia của hơn 300 thiếu nhi, trong đó có thiếu nhi các nước Ấn Độ, Ca-dắc-xtan, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Mê-hi-cô, Nam Phi Nga, Nigieria, Phi-lip-pin, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ… đang học tập và sinh sống tại Hà Nội. Đây là cơ hội tốt để thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước giao. lưu, thúc đẩy tình hữu nghị. Trong thời gian 90 phút, các em đã sáng tác hàng trăm bức ảnh mẫu nước, màu sáp, màu bột, sơn dầu,… Kết thúc cuộc thi, đã có 1 giải Nhất, 5 giải Nhì, 10 giải Ba và 40 giải Khuyến khích được trao cho các hoạ sĩ nhỏ tuổi.
Trả lời:
Cuộc thi do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hà Nội tổ chức hướng tới kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2023) góp phần thực hiện Chương trình của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”. Cuộc thi được tổ chức thường niên nhằm tuyên truyền, giáo dục về tình yêu hòa bình cho các bạn thiếu niên, nhi đồng Việt Nam và quốc tế, quảng bá hình ảnh Hà Nội – Thủ đô nghìn năm tuổi, Thành phố sáng tạo “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”; khơi dậy niềm đam mê hội họa, tư duy sáng tạo nghệ thuật của các bạn; đồng thời tạo sân chơi lành mạnh, tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế. Các bạn thiếu niên, nhi đồng mang quốc tịch Việt Nam và nước ngoài (từ 6 đến 15 tuổi) đang sinh sống, học tập tại Thủ đô Hà Nội đều có thể tham gia dự thi. Với chủ đề “Em yêu Hà Nội – Thành phố vì hòa bình”, tác phẩm dự thi thể hiện nội dung về Hà Nội – Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, về tình yêu, con người và cuộc sống, thiên nhiên tươi đẹp, chống ô nhiễm môi trường, chống chiến tranh, đói nghèo, dịch bệnh…
Đề 2 trang 74 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tưởng tượng em được tham gia một trại hè với thiếu nhi các nước, hãy giới thiệu với các bạn về ngày tết Trung thu của thiếu nhi Việt Nam.
Ở Việt Nam, tết Trung thu là một trong những ngày hội vui nhất. Tết Trung thu thường được tổ chức vào đêm 15 tháng Tám âm lịch hằng năm (gọi là Rằm tháng Tám). Vào đêm đó, trăng rất sáng. Người ta bày cổ với bánh và các loại sản vật mùa thu như chuối, bưởi, hồng,… Vào dịp này, ở một số nơi, các bà, các cô còn thi nấu cổ, làm bánh. Đêm Trung thu, trẻ em là những người vui nhất vì các em được rước đèn, thi đèn, được hoà vào các màn múa lân tưng bừng và rất nhiều hoạt động vui chơi thú vị khác.
HƯƠNG THẢO
Trả lời
Tết Trung thu còn được gọi là Tết Thiếu nhi hay Tết Trông trăng… có ở nhiều nước Đông Á, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên… trong đó có Việt Nam chúng tớ.
Tết Trung thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hàng năm, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em nên được các em rất mong đợi, vì dịp này thường được người lớn tặng đồ chơi (thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, tò he…) và được ăn bánh các loại.
Vào dịp Tết Trung thu, người ta làm hoặc mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi trăng rằm vừa mới lên cao. Đồng thời, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng bánh trung thu, hoa quả, trà và rượu, đây cũng là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông, bà, cha, mẹ và để mọi người săn sóc lẫn nhau.
Trong dịp Trung thu có tục múa lân, con lân tượng trưng cho điềm lành. Người ta thường múa lân vào 2 đêm: 14 và 15 âm lịch. Ðám múa lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ðầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra, còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân… Ðám múa lân đi trước, người lớn, trẻ con đi theo sau gắn liền với niềm vui, tiếng cười con trẻ giòn giã khắp đường quê. Trong những ngày này, tại các tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy. Trẻ em thì thường rủ nhau múa lân sớm hơn, ngay từ mùng 7, mùng 8 và để mua vui chứ không có mục đích lãnh giải. Tuy nhiên, có người yêu mến vẫn gọi các em thưởng cho tiền. Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để những bô lão, người có uy tín trong cộng đồng ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia… Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “Tùng tùng tùng, cắc tùng, tùng tùng tùng…”.
Cũng trong ngày Tết Trung thu, người ta bày cỗ với bánh hình tròn tượng trưng cho mặt trăng. Thời gian qua đi, chiếc bánh cũng được biến tấu thêm màu mè, kiểu dáng, hương vị, như: bánh hình chú heo mẹ và bầy con, hình con cá, con cua, con thỏ… dường như bánh trung thu đã trở thành một thứ bánh chỉ có vào dịp Tết Trung thu và không thể thiếu của mọi nhà. Bánh trung thu biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình. Ngoài ra, còn treo đèn kết hoa, nhảy múa, ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà, các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn hoặc thả đèn hoa đăng. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái, hoa quả. Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu chính là lúc mà mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của Tết Trung thu.
Cứ như thế, dư vị trung thu đã đi qua bao lớp người, đã đi qua bao lứa tuổi thơ và vẫn mãi in dấu với những đêm vui chơi bên mâm cỗ, trong tiếng trống linh đình dưới ánh trăng vàng dịu êm, để lại trong lòng người những dư âm không thể nào phai. Dù cho xã hội hiện nay càng phát triển, con người càng bận rộn, thì Tết Trung thu cũng không vì thế mà phai nhạt. Nó vẫn giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu trong lòng bất cứ người con đất Việt nào.
Đọc: Bài ca Trái Đất trang 74, 75
* Nội dung bài Bài ca Trái Đất: Bài thơ là lời kêu gọi mọi người hãy sống vì hòa bình, đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Bài ca Trái Đất
Trái Đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển.
Cùng bay nào, cho Trái Đất quay
Cùng bay nào, cho Trái Đất quay
Trái Đất trẻ của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen,.. dù da khác màu
Ta là nụ, là hoa của đất
Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Khói hình nấm là tai hoạ đấy
Bom H, bom A không phải bạn ta
Tiếng hát vui giữ bình yên Trái Đất
Tiếng cười ran cho Trái Đất không già
Hành tinh này là của chúng ta
Hành tinh này là của chúng ta
ĐỊNH HẢI
Đọc hiểu
Câu 1 trang 75 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Qua những hình ảnh ở khổ thơ 1, em hình dung Trái Đất đẹp như thế nào?
Trả lời
Qua những hình ảnh ở khổ thơ 1 em hình dung được Trái Đất rất đẹp khi không có chiến tranh, xung đột, chỉ có những hình ảnh hòa bình như những cánh chim, hình ảnh trái đất như quả bóng xanh bay tự do trên bầu trời
Câu 2 trang 75 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm những hình ảnh ở khổ thơ 2 khẳng định sự bình đẳng và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Trả lời
Những hình ảnh như: Trái Đất là của năm châu. Vàng, trắng, đen dù da khác màu nhưng đều là những nụ hoa bông hoa xinh đẹp và cho dù là màu da nào thì đều đáng quý và đáng trân trọng.
Câu 3 trang 75 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Em hiểu khổ thơ cuối bài muốn nói điều gì?
Trả lời
Qua khổ thơ cuối em hiểu tác giả muốn mọi người đều hướng đến một thế giới không có chiến tranh, không sử dụng đến các loại vũ khí hoá học nguy hiểm để gây ra chiến tranh. Tất cả các dân tộc trên thế giới cần phải đoàn kết và chung sống hoà bình
Câu 4 trang 75 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Chủ đề của bài thơ là gì?
Trả lời
Chủ đề của bài thơ nói về sự hoà bình, phản đối chiến tranh và sự đoàn kết các dân tộc trên thế giới
Luyện từ và câu: Liên kết câu bằng cách lập từ ngữ trang 76
I. Nhận xét
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Năm 1949, Đại hội Nhân dân thế giới bảo vệ hoà binh được tổ chức ở Pa-ri – thủ đô nước Pháp. Bức tranh chim bồ câu của hoạ sĩ nổi tiếng Pi-cát-xô gửi tặng được trân trọng treo trong hội trường và in trên áp phích của Đại hội. Từ đó, chim bồ câu được coi là loài chim tượng trưng cho hoà bình.
THEO TRUNG ANH
Câu 1 trang 76 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm những từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn trên.
Trả lời
Những từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn trên gồm: Hoà bình, chim bồ câu
Câu 2 trang 76 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Việc lập lại các từ ngữ ấy có tác dụng gì?
Trả lời
Việc lặp từ đó có tác dụng để liên kết câu đó với câu ở trước.
II. Bài học
1. Các câu trong một đoạn văn, bài văn cần liên kết với nhau.
2. Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể lập lại một hoặc một vài từ ngữ ở câu trước.
3. Cách liên kết đó được gọi là biện pháp lập
III. Luyện tập
Câu 1 trang 76 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm những từ ngữ được lập lại để liên kết câu trong đoạn văn sau:
Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hoá.
Theo BĂNG SƠN
Trả lời
Các từ lặp lại dùng để liên kết câu trong đoạn văn gồm: Có, những, có cánh
Câu 2 trang 76 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Chọn từ ngữ phù hợp với mỗi kí hiệu … để liên kết các câu trong đoạn văn dưới đây:
Mùa hè, Mặt Trời rắc những sợi nắng vàng rực rỡ xuống không gian. Tia … nhỏ cùng các bạn vô cùng thích thủ chạy nhảy khắp nơi. … trận vào vườn hoa. Muốn … bùng nở. … nhuộm cho những cánh từ thành muốn màu rực rỡ. Những bông … rung rinh như vậy chào … sớm.
Trả lời
Những từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống
1- Nắng
2- Nắng
3 – Hoa
4- Nắng
5- Hoa
6 – Nắng
Viết: Viết báo cáo công việc trang 77, 78
I. Nhận xét
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Câu 1 trang 77 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Báo cáo trên là của ai, gửi cho ai? Tên của báo cáo cho biết mục đích viết bảo cáo này là gì?
Trả lời:
– Báo cáo trên là của tổ trưởng nhóm 1, gửi cho giáo viên chủ nhiệm
– Tên của báo cáo cho biết mục đích viết báo cáo này là để báo cáo lại kết quả của nhóm 1 sau khi thực hiện dự án “Hành tinh xanh”
Câu 2 trang 77 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Báo cáo trên gồm mấy phần? Mỗi phần của báo cáo có những thông tin gi?
Trả lời
Báo cáo trên gồm 3 phần
– Phần 1 gồm quốc hiệu và tiêu ngữ (hoặc tên tổ chức), địa điểm và thời gian (ngày, tháng, năm) làm báo cáo, lên báo cáo, người (hoặc cơ quan, tổ chức) nhận báo cáo
– Phần 2 gồm tình hình và kết quả thực hiện công việc
– Phần 3 gồm chức vụ, chữ kí, họ lên người báo cáo
II. Bài học
1. Báo cáo công việc là bản tổng hợp kết quả hoạt động của cá nhân hoặc tập thể gửi cho người hoặc cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét.
2. Bản báo cáo công việc thường gồm ba phần:
a) Phần đầu: quốc hiệu và tiêu ngữ (hoặc tên tổ chức), địa điểm và thời gian (ngày, tháng, năm) làm báo cáo, lên báo cáo, người (hoặc cơ quan, tổ chức) nhận báo cáo.
b) Phần nội dung: tình hình và kết quả thực hiện công việc.
c) Phần cuối: chức vụ, chữ kí, họ lên người báo cáo
III. Luyện tập
Chọn 1 trong 2 đề sau, trao đổi với bạn về các thông tin cần trình bày.
Đề 1 trang 78 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Báo cáo kết quả tham gia của tổ em trong cuộc thi vẽ tranh “Em yêu hoà bình” hoặc một cuộc thi khác do nhà trường phát động.
Trả lời:
Các thông tin cần trình bày như: Quốc hiệu tiêu ngữ, địa điểm ngày tháng, tên báo cáo, người nhận báo cáo, nội dung chi tiết báo cáo (Phạm vi thực hiện, nội dung thực hiện, kết quả đạt được)
Đề 2 trang 78 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Báo cáo kết quả tham gia của tổ em trong một dự án học tập.
Trả lời
Các thông tin cần trình bày như: Quốc hiệu tiêu ngữ, địa điểm ngày tháng, tên báo cáo, người nhận báo cáo, nội dung chi tiết báo cáo (những gì đã làm được, kết quả làm được, số điểm tốt điểm giỏi, số học sinh xếp loại giỏi, khá, trung bình)…
Đọc: Những con hạc giấy trang 78, 79
* Nội dung bài Những con hạc giấy: Câu chuyện kể về cô bé Xa – đa – kô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử do chiến tranh Mỹ gây ra, với một niềm tin vào sự sống cô bé đã kiên trì gấp đủ 1000 con hạc giấy nhưng vẫn không qua khỏi, câu chuyện còn là thông điệp nhắn nhủ đến người đọc về niềm khát khao mơ ước hoà bình trên thế giới của trẻ em ở khắp mọi nơi.
Những con hạc giấy
Ngày 16-7-1945, nước Mỹ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản. 100% Hai quả bom lần lượt ném xuống các thành phố Hi-tô-si-ma và Na-ga-so-ki đã cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người. Tính đến cuối năm 1945, tổng số người chết vì hai quả bom và bị nhiễm phóng xạ nguyên tử đã lên đến nửa triệu.
Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-ki Xa-đa-kô mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, từ một cô bé khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, sức khoẻ của em bị giảm sút nhanh chóng, phải nằm viện để chữa trị.
Nằm trong bệnh viện nhằm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con hạc bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em lặng lẽ nên đau, miệt mài gấp học. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật đã tới tấp gửi hàng nghìn con hạc giấy đến cho Xa-đa-kô. Nhưng Xa-đa-kô vẫn không qua khỏi, mặc dù em đã gấp được hơn một nghìn con hạc giấy.
Xúc động trước cái chết của Xa-đa-kô, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một đài tưởng niệm những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Năm 1958, Tượng đài Hoà bình cho trẻ em, còn được gọi là tháp Sân-ba-zu-ru (“Ngàn cánh học”). được dựng lên ở Công viên Hòa bình của thành phố. Trên đỉnh đài tưởng niệm cao 9 mét là tượng một bé gái – mô phỏng hình ảnh Xa-đa-kô – gia cao hai tay nâng một con học lớn đang dang cánh bay. Dưới tượng đài khác những lời tha thiết. “Chúng em kêu gọi Chúng em nguyện cầu: Hoà bình cho thế giới”.
Theo sách Những mẩu chuyện lịch sử thế giới
Đọc hiểu
Câu 1 trang 79 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Câu chuyện trong bài đọc diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Trả lời
Câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh sau khi Mỹ rải bom hai thành phố lớn của Nhật Bản và cô bé Xa – đa – kô đang nằm viện đễ chữa trị do nhiễm phóng xạ nguyên tử
Câu 2 trang 79 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Vì sao Xa-đa-kô lâm bệnh nặng?
Trả lời
Xa-đa-kô lâm bệnh nặng do nhiễm phóng xạ nguyên tử.
Câu 3 trang 79 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Cô bé làm gì để nuôi hi vọng được cứu sống?
Trả lời
Cô bé đã tin vào truyền thuyết rằng nếu gấp đủ 1000 con hạc giấy thì sẽ khỏi bệnh
Câu 4 trang 79 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Trẻ em toàn nước Nhật đã làm gì để bày tỏ sự đồng cảm với Xa-đa-kô?
Trả lời
Trẻ em trên toàn nước nhật đã chung tay cùng nhau gấp và gửi đến Xa- đa – kô 1000 con hạc giấy
Câu 5 trang 79 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Câu chuyện về cô bé Xa-đa-kô gợi cho em cảm nghĩ gì?
Trả lời
Câu chuyện của cô bé Xa-đa-kô cho em thấy sự khao khát muốn được sống của cô bé và sự ghét bỏ chiến tranh cùng những hậu quả mà chiến tranh đã gây ra.
Viết: Luyện tập viết báo cáo công việc (Thực hành viết) trang 80
Dựa vào nội dung trao đổi ở Bài viết 2 (trang 77 – 78), hãy viết báo cáo công việc theo 1 trong 2 để sau đây:
Đề 1 trang 80 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Báo cáo kết quả tham gia của tổ em trong cuộc thi vẽ tranh “Em yêu hoà bình” hoặc một cuộc thi khác do nhà trường phát động.
Trả lời
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội ngày 27 tháng 3 năm 2025
BÁO CÁO KẾT QUẢ THAM GIA
CUỘC THI VẼ TRANH “EM YÊU HOÀ BÌNH”
Của tổ 2, lớp 5A, Trường Tiểu học Lê Lợi
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 5A
Sau thời gian phát động và thực hiện tham gia cuộc thi vẽ tranh “Em yêu hoà bình” tổ 2 xin báo cáo lại hoạt động của tổ như sau:
Phạm vi thực hiện |
Nhiệm vụ |
Kết quả đạt được |
Trong phạm vi toàn trường |
Tham gia sáng tạo và vẽ tranh với chủ đề “ Em yêu hoà bình” |
Tất cả các bạn trong tổ đều tích cực, hào hứng tham gia hoạt động 8/8 bài vẽ của các bạn trong tổ đều đạt giải từ khuyến khích trở lên |
Chúng em mong rằng nhà trường sẽ tiếp tục có những cuộc thi thú vị và bổ ích như này trong thời gian tới.
Tổ trưởng
Nguyễn Văn Hoàng
Đề 2 trang 80 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Báo cáo kết quả tham gia của tổ em trong một dự án học tập.
Trả lời:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội ngày 29 tháng 3 năm 2025
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ 1 LỚP 5A
Kính gửi: Cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm lớp 5A
Chúng em xin báo cáo hoạt động của tổ 1 trong tháng 3 vừa qua như sau:
1. Về hoạt động học tập:
– Cả tổ gồm 8 bạn đều đi học chuyên cần, đúng giờ. Thực hiện tốt nề nếp truy bài cho nhau trước giờ vào học 15 phút không bạn nào vi phạm.
– Học bài và làm bài tập về nhà đầy đủ, nghiêm túc.
– Có ý thức phát biểu xây dựng bài. Trong tháng có 124 ý kiến phát biểu. Nhiều nhất là bạn Phương Linh 20 ý kiến.
– Kết quả: có 12 điểm 10, 10 điểm 9, 11 điểm 7, 8, 4 điểm
– Không có điểm yếu.
2. Về lao động:
Có 1 buổi lao động vệ sinh trường lớp. Tất cả đều chấp nhận tốt tự phân công và hoàn thành được công việc được giao.
Qua tổng kết, chúng em đề nghị cô (thầy) chủ nhiệm biểu dương nhóm và cá nhân sau:
1- Tập thể: Nhóm 2
2- Cá nhân: Nguyễn Hữu Hoàng, Ngô Quốc Hưng, Bùi Thanh Thảo
Tổ trưởng
Ngô Quốc Hưng
Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo trang 80
Câu 1 trang 80 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Giới thiệu với bạn về một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc ở nhà về đề tài bảo vệ hoà bình.
Trả lời
Một số bài thơ về đề tài bảo vệ hoà bình
1. Hòa Bình
2. Mùa nhân loại mang áo mới
3. Tổ Quốc Bao Giờ Đẹp Thế Này Chăng
4. Ngủ đi con ngủ cho say
5. Hữu Nghị Việt-Lào
6. Mơ Ước Thế Giới Không Chiến Tranh
7. Hòa Bình
8. Đón Tin Hòa Bình
9. Chiến Tranh Và Hòa Bình
10. Hòa Bình Ngày Đầu Tiên
11. Gửi Nam Bộ Mến Yêu
12. Nguyên Tiêu
13. Quê Hương
Trả lời
Giới thiệu tác phẩm: Mơ ước thế giới không chiến tranh
Câu 2 trang 80 SGK Tiếng Việt 5 tập 1: Trao đổi về nội dung tác phẩm được giới thiệu
Gợi ý
a) Một số tập sách có tác phẩm về đề tài bảo vệ hoà bình
– Tớ là công dân toàn cầu . Vì một thế giới hoà bình (A-li-xơ Ha-man)
– Những câu chuyện về tình yêu tự do và hoà bình (Lương Hùng tuyển chọn và biên dịch)
– Bài ca Trái Đất (Định Hải)
b) Nội dung trình bày
– Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả, tóm tắt nội dung chính.
– Em thích những hình ảnh (hoặc chi tiết, nhân vật) nào trong tác phẩm được giới thiệu? Vì sao?
Cách trình bày, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.
Trả lời
– Giới thiệu tác phẩm: Mơ ước thế giới không chiến tranh
– Tác giả: Nguyễn Thị Nam Phương
– Nội dung: Mơ Ước Về Thế Giới Không Chiến Tranh là bài thơ về em yêu hòa bình, nói về ước mơ về một thế giới không còn chiến tranh, chung sống hòa bình bất kể màu da chủng tộc. Trẻ em sẽ được sống trong một thế giới hạnh phúc, một hành tinh xanh hòa bình.
– Em thích câu thơ: Dẫu cho Da vàng… Da trắng … Da đen
Màu da nào cũng muốn sống êm đềm
Câu thơ nói về khát khao hoà bình và cuộc sống hạnh phúc đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới
Đọc: Việt Nam ở trong trái tim tôi trang 81, 82
* Nội dung của bài Việt Nam ở trong trái tim tôi: Câu chuyện kể về bà Ray – mông – Điêng một người dân Pháp đấu tranh, ngăn chặn, chống lại chính quyền Pháp gây chiến tranh ở Việt Nam
Việt Nam ở trong trái tim tôi
Ngày 23-2-1950, hàng trăm người dân Pháp. kéo về nhà ga thành phố Xanh Pi-e biểu tình, ngăn đoàn tàu chở xe tăng sang Việt Nam gây tội ác. Một trong những người dẫn đầu là chị Ray-mông Điêng, năm ấy 21 tuổi.
Đúng trong đoàn biểu tình, nghe tiếng còi hú vang, Ray-mông Điêng chỉ kịp nghĩ: “Bằng mọi cách, phải ngăn nó lại!”. Chị lao ra khỏi đám đồng, nằm úp mặt xuống đường ray xe lửa, hai tay dang rộng. Đoàn tàu băng băng tiến đến Nhiều người hết lên. Nhận ra có người nằm trên đường sắt, lái tàu phanh gấp. Trượt thêm vài chục mét, chiếc đầu tàu dùng lại trước cô gái dũng cảm chỉ vài bước chân. Sau sự kiện đó, Ray-mông Điêng bị toà án binh xử tù. Nhưng trước sự phản đối mạnh mẽ của người dân, sau gần một năm giam giữ, chính quyền Pháp buộc phải trả tự do cho chị.
Tháng 10 năm 1956, Ray-mông Điêng sang thăm Việt Nam. Tại sân ga Hà Nội, hàng nghìn người hân hoan chào đón bà. Các em nhỏ tặng bà những bó hoa tươi thắm nhất. Cũng trong dịp ấy, bà đã vinh dự được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chiếc đồng hồ đeo tay Bắc Hồ tặng là một trong những kỉ vật được bà trân trọng gìn giữ mãi. Ở tuổi 80, Ray-mông Điêng vẫn tiếp tục các hoạt động đầu tranh vì hoà bình và giúp đỡ trẻ em Việt Nam bị tật nguyền do chất độc màu da cam. Bà nói: “Việt Nam luôn rạng ngời và in đậm trong trái tim tôi.”. Ngày nay, con phố dẫn đến nhà ga diễn ra sự kiện Ray-mông Điêng chặn đoàn tàu chở xe tăng năm xưa được đặt tên là “Phố 23 tháng Hai 1950″. Tên của người phụ nữ dũng cảm cũng được đặt cho một đường phố ở khu đô thị hiện đại Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Thành phố
THEO HỒNG NHỊ – TRỊNH TUẤN
Đọc hiểu
Câu 1 trang 82 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Vì sao bà Ray-mông Điêng phản đối việc đưa xe tăng sang Việt Nam?
Trả lời
Vì phản đối chiến tranh và phản đối việc người Pháp gây tội ác ở Việt Nam
Câu 2 trang 82 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Hành động dũng cảm của Ray-mông Điêng nói lên điều gì về bà?
Trả lời
Hành động dũng cảm của Ray-mông Điêng nói lên rằng bà là một người cực kì yêu chuộng hòa bình, ủng hộ hoà bình và phản đối chiến tranh, phản đối sự tàn ác của quân Pháp ở Việt Nam
Câu 3 trang 82 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Em có cảm nghĩ gì về câu nói: “Việt Nam luôn rạng ngời và in đậm trong trái tim tôi.”
Trả lời
Qua câu nói đó của bà em nhận ra rằng, ở bà có một tình yêu sâu sắc với đất nước Việt Nam và mong muốn một cuộc sống hoà bình không có chiến tranh ở đất nước nhỏ bé này
Câu 4 trang 82 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Nếu được nói một câu về tình cảm của em đối với người phụ nữ dũng cảm, yêu hoà bình Ray-mông Điêng, em sẽ nói gì?
Trả lời
Em cảm thấy rất biết ơn với những hành động dũng cảm của bà để ngăn chặn chiến tranh, ngăn chặn tội ác của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam nay. Em luôn yêu mến và biết ơn công lao của bà
Luyện từ và câu: Luyện tập liên kết câu bằng cách lập từ ngữ trang 82, 83
Câu 1 trang 82 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm những từ ngữ được lập lại để liên kết câu trong mỗi đoạn văn dưới đây:
a) Con suối chảy qua bản tôi bốn mùa nước xanh trong. Những ngày lũ, suối cũng chỉ đục vài ba ngày. Để tiện đi lại, người bản tôi bắc khá nhiều cầu qua suối. Cầu ghép bằng đôi thân cây to hoặc một thân cây cổ thụ. Gần đây, chiếc cầu bằng xi măng cốt thép đã được bắc qua con suối quên tôi.
VI HỒNG – HỒ THỦY GIANG
b) Anh đến chuồng trâu dắt con trâu béo nhất, khoẻ nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cày của người Mông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trong anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cùng ra trận.
THEO MA VĂN KHÁNG
Trả lời
a) Từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn dùng để liên kết các câu là từ: Cầu, suối,…
b) Từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn dùng để liên kết các câu là từ: Cày, trâu, A Cháng,…
Câu 2 trang 83 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Trong đoạn văn dưới đây, những câu nào được liên kết với nhau bằng biện phép lặp?
Thấy một đám đông đang vẫy, tôi liền dừng xe. Một người phụ nữ tiến lại, vẻ lo lắng hiện rõ trên nét mặt. Cuối cùng, tôi cũng hiểu ra rằng đám đông tưởng nhầm xe tôi là tắc xi. Người phụ nữ khẩn khoản nhờ đưa con bác ấy đi viện gấp.
THEO AN BÌNH
Trả lời
Những câu được liên kết với nhau bằng biện pháp lặp gồm
Câu 1 và câu 3
Câu 2 và câu 4
Câu 3 trang 83 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Viết một đoạn văn nói lên mong muốn được sống trong hoà bình của em, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp lặp để liên kết câu.
Trả lời
Hòa Bình” là hai chữ với hai thanh bằng đủ để ta thấy đó là thế giới của bình yên. Hòa bình trước hết được hiểu là tình trạng không có chiến tranh, xung đột, là cuộc sống yên bình, no ấm. Hòa bình mang ý nghĩa lớn lao với toàn nhân loại. Con người được sống giữa tự do, hạnh phúc; sống yên bình mà không lo sợ chiến tranh. Con người yên tâm làm việc, yên tâm cống hiến cho công cuộc dựng xây đất nước làm cho đất nước văn minh, phát triển. Mang một ý nghĩa nhân văn, hòa bình còn mang con người gắn kết với nhau, từ trái tim đến trái tim dù không chung màu da, xứ sở, quốc gia. Và với xu hướng thế giới hội nhập như hiện nay, hòa bình mở ra một con đường phát triển thuận lợi cho mỗi cá nhân về nhiều mặt như giao lưu văn hóa, học tập. Hòa bình giúp thế giới ngồi lại với nhau, các quốc gia bắt tay nhau chung sống bình đẳng; cùng xây dựng và bảo vệ thế giới; cùng chung tay đẩy lùi chủ nghĩa chiến tranh… Tuy nhiên bên cạnh những con người yêu hòa bình, luôn xây dựng một xã hội văn minh thì vẫn còn đó không ít những kẻ không tôn trọng hòa bình. Chúng gây nên tình trạng bất ổn, chúng lợi dụng những vấn đề nhạy cảm của đất nước để gây chia rẽ, kích động biểu tình, gây rối làm mất trật tự an ninh xã hội. Vậy nên cần lắm sự hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa to lớn của hòa bình của thế hệ trẻ chúng ta ngày nay, không ngừng học tập, nâng cao nhận thức để có cái nhìn đúng đắn nhất về tình hình đất nước, vì: “hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác” (V. Huygô)
Góc sáng tạo: Trò chơi mở rộng vốn từ: Hoà bình trang 83
Câu 1 trang 83 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm mảnh ghép
– Tìm các từ có tiếng hoà hoặc tiếng bình có nghĩa giống như trong từ hoà bình
– Mỗi nhóm cử một bạn thi đố vui với nhóm khác.
-Người đố đưa ra tiếng hoà hoặc tiếng bình
– Người trả lời đưa ra một tiếng bất kì để ghép với hoà hoặc bình, tạo thành từ (M) BÌNH YÊN. Đặt một câu với từ đó
– Sau mỗi lượt chơi, đổi vai cho nhau
Trả lời
Các từ có tiếng bình có nghĩa giống như hoà bình là: bình yên, yên bình, thái bình, bình an
Các từ có tiếng hoà có nghĩa giống như hoà bình là: Hòa đồng , Hòa hợp
Câu 2 trang 83 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Bông hoa kì diệu
Từng người chơi lần lượt xoay bông hoa và thực hiện nhiệm vụ ghi ở cảnh hoa có mũi tên chỉ vào.
Trả lời
– Em và các bạn trong lớp thực hiện trò chơi Bông hoa kì diệu
Tự đánh giá: Ngọn lửa Ô-lim-pích trang 84, 85
A. Đọc và làm bài tập
Ngọn lửa Ô-lim-pích
Tục lệ tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lim-pích đã có từ gần 3000 năm trước ở nước Hy Lạp cổ. Địa điểm đầu tiên được chọn để tổ chức Đại hội là thành phố Ô-lim-pi-a, nằm dưới chân Ô-lim-pơ – ngọn núi thiêng, được người Hy Lạp coi là nơi ở của các vị thần linh.
Đại hội được tổ chức bốn năm một lần, vào tháng Bảy, thưởng kéo dài năm, sáu ngày. Trai tráng từ khắp nơi trên đất nước Hy Lạp đổ về thành phố Ô-lim-pi-a thi chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật… Những người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng và được đặt một vòng nguyệt quế lên đầu tượng trưng cho vinh quang, chiến thắng. Trong thời gian diễn ra Đại hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng. Thành phố Ô-lim-pi-a trở nên đông đúc, tưng bừng, náo nhiệt vì sự có mặt của người tứ xứ.
Từ năm 1896, tục lệ tốt đẹp này được khôi phục và tổ chức trên phạm vi toàn thế giới với 43 môn thi đấu. Đến năm 1900, Đại hội đã tăng lên 95 môn thi đấu. Đây là Đại hội đầu tiên có vận động viên nữ tham gia. Biểu tượng của Đại hội Ô-lim-pích là năm vòng tròn với năm màu, tượng trưng cho năm châu. Ngọn lửa mang từ thành phố Ô-lim-pi-a tới nơi tổ chức sẽ được thắp sáng trong giờ khai mạc, báo hiệu bắt đầu những cuộc đua tài theo tinh thần hoà bình và hữu nghị.
Theo sách Những mẩu chuyện lịch sử thế giới
Câu hỏi và bài tập
Câu 1 trang 85 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Đại hội Thể thao Ô-lim-pích đầu tiên được tổ chức từ bao giờ, ở nước nào? Tìm ý đúng.
a) Từ gần 3.000 năm trước, ở nước Hy Lạp cổ.
b) Từ gần 3.000 năm trước, ở thành phố Ô-lim-pi-a.
c) Từ năm 1896, ở thành phố Ô-lim-pi-a.
d) Từ năm 1896, ở nước Hy Lạp cổ.
Trả lời
Ý đúng: a
Câu 2 trang 85 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Quy ước nào thể hiện tinh thần hoà bình, hữu nghị của Đại hội Thể thao Ô-lim-pích? Tìm ý đúng:
a) Đại hội được tổ chức bốn năm một lần, thường kéo dài năm, sáu ngày.
b) Trai trắng thi chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật…
c) Trong thời gian diễn ra Đại hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng.
d) Những người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng và đặt một vòng nguyệt quế lên đầu.
Trả lời
Ý đúng: c
Câu 3 trang 85 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Theo em, ý nghĩa của việc khôi phục Đại hội Thể thao Ô-lim-pích là gì? Tìm các ý đúng.
a) Tiếp nối tinh thần hoà bình, hữu nghị và tinh thần thượng võ của người xưa.
b) Tăng cường tình hữu nghị giữa vận động viên các nước và giữa các dân tộc.
c) Tăng thêm các môn thi đấu ngoài các môn truyền thống của người Hy Lạp cổ.
d) Khuyến khích việc phát triển thể dục thể thao, rèn luyện sức khoẻ trên toàn thế giới.
Trả lời
Ý đúng: a,b,d
Câu 4 trang 85 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Tìm biện pháp liên kết câu trong đoạn tóm tắt bài đọc Ngọn lửa Ô-lim-pích sau đây.
Tục lệ tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lim-pích đã có từ gần 3 000 năm trước ở nước Hy Lạp cổ. Đại hội được tổ chức bốn năm một lần, vào tháng Bảy, thường kéo dài năm, sáu ngày. Trong thời gian diễn ra Đại hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng. Từ năm 1896, tục lệ tốt đẹp này được khôi phục và tổ chức trên phạm vi toàn thế giới.
Trả lời
Các biện pháp liên kết câu gồm có biện pháp lặp từ ngữ các từ được lặp lại là từ Đại hội
Câu 5 trang 85 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện Ngọn lửa Ô-lim-pích, trong đó có sử dụng biện pháp lặp để liên kết câu.
Trả lời
Qua bài đọc trên em cảm nhận được Đại hội Ô-lim-pích là một kì đại hội lớn và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, kì đại hội này là một cơ hội tốt để thể hiện tình hữu nghị tiếp nối tinh thần hoà bình vốn có là tăng thêm tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới
B. Tự nhận xét
Câu 1 trang 85 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Trả lời:
Em tự đánh giá mức độ đạt yêu cầu trong bài làm của mình.
Câu 2 trang 85 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 Em cần cố gắng thêm về mặt nào
Trả lời
Em tự nhận xét về những điều mình cần cố gắng.
Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 14: Gương kiến quốc
Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2
Bài 16: Cánh chim hoà bình
Bài 17: Vươn tới trời cao
Bài 18: Sánh vai bè bạn
Bài 19: Ôn tập cuối năm học