Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 4: Có chí thì nên
Chia sẻ và đọc: Sự tích dưa hấu trang 52, 53
Chia sẻ
Câu hỏi 1 trang 52 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm từ ngữ thích hợp thay cho hình gợi ý để hoàn chỉnh các câu tục ngữ dưới đây:
Lời giải:
a, Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
b, Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
Câu hỏi 2 trang 52 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Hai câu tục ngữ trên khuyên ta điều gì?
Lời giải:
a, Câu này có ý khuyên rằng một người khi đương đầu với khó khăn, thì như vàng trong quá trình tinh luyện, dù khó khăn tới đâu cũng không ngã lòng mà phải trau dồi.
b, Khuyên rằng trong bất kỳ việc gì cũng sẽ đều có khó khăn thử thách và việc chúng ta cần làm đó là vững vàng, sẵn sàng vượt qua thử thách, dám đương đầu với thử thách, không ngại khó khăn, gian khổ.
Bài đọc 1
Sự tích dưa hấu
Ngày xưa có một chàng trai tên là Mai An Tiêm. Chàng rất tài giỏi nên được Vua Hùng tin dùng và gả con gái nuôi cho. Mọi người thường tấm tắc khen chàng may mắn. Có lần, An Tiêm nhún nhường bảo họ:
– Tất cả cũng là nhờ chịu thương chịu khó thôi.
Ai ngờ có kẻ ghen ghét, tâu với Vua Hùng. Vua tức giận, bảo:
– Cho nó ra một đảo hoang xem nhờ ai mà nó có cuộc sống như hôm nay.
Thế là vợ chồng chàng bị đày ra một đảo xa.
Hôm đặt chân lên bãi cát hoang vu, vợ chàng lo lắng bảo:
– Chúng ta chết ở đây mất thôi.
– Trời luôn có mắt. Nàng đừng lo! – An Tiêm an ủi vợ.
Hai vợ chồng làm nhà của, tìm nguồn nước, đánh cá,… để sinh sống. Bỗng một hôm, có đàn chim từ đâu bay đến, nhả xuống bãi cát mấy hạt cây. Ít lâu sau, hạt nảy mầm, mọc ra một loại cây bò lan, xanh um cả bãi cát. Rồi cây ra quả. Hoá ra, đó là một loại dưa ruột đỏ tươi, hạt đen nhánh, vị ngạt và thanh mát. Từ hôm đó, hai vợ chồng cố trồng thêm thật nhiều dưa làm thức ăn.
Một hôm, có chiếc thuyền đánh cá đi lạc ra đảo. Mai An Tiêm giúp người trên thuyền sửa buồm lái để trở về, không quên gửi tặng dua để người ở đất liền nếm thử. Tiếng đồn về loại dưa ngon lan xa. Từ đó, các tàu buôn tấp nập ghé đến đổi hàng lấy dưa. Gia đình An Tiêm lại sống đầy đủ như xưa.
Một lần, Vua Hùng sai người ra đảo dò xét xem An Tiêm sống thế nào. Nghe sứ thần kể lại, nhà vua khen thầm vợ chồng người con, bèn cho triệu họ về.
Hạt giống An Tiêm đem về được dân chúng trồng ở những vùng đất cát, trở thành một thứ cây danh tiếng. Đó là cây dưa hấu ngày nay.
Theo Nguyễn Đổng Chi
Câu hỏi 1 trang 52 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao Vua Hùng tin dùng và gả con gái nuôi cho Mai An Tiêm?
Lời giải:
Vua Hùng tin dùng và gả con gái nuôi cho Mai An Tiêm vì chàng rất tài giỏi
Câu hỏi 2 trang 52 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao gia đình Mai An Tiêm bị nhà vua đày ra đảo xa?
Lời giải:
Gia đình Mai An Tiêm bị nhà vua đày ra đảo xa vì có kẻ ghen ghét tâu với vua Hùng về câu nói của Mai An Tiêm.
Câu hỏi 3 trang 52 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Theo em, phẩm chất nào đã giúp vợ chồng Mai An Tiêm vượt qua khó khăn?
Lời giải:
Theo em, phẩm chất đã giúp vợ chồng Mai An Tiêm vượt qua khó khăn là chăm chỉ, chịu khó và sẵn sàng vượt lên hoàn cảnh.
Câu hỏi 4 trang 52 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em thích câu nói nào của Mai An Tiêm? Vì sao?
Lời giải:
Em thích câu nói “Tất cả cũng là nhờ chịu thương chịu khó thôi.” vì Mai An Tiêm biết rằng trong cuộc sống nếu ta biết phấn đấu, chăm chỉ thì cuộc sống sẽ no đủ.
Câu hỏi 5 trang 52 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chi tiết nhà vua khen thầm và cho triệu gia đình Mai An Tiêm trở về nói lên điều gì?
Lời giải:
Chi tiết nhà vua khen thầm và cho triệu gia đình Mai An Tiêm trở về cho thấy nhà vua đã cho mọi người thấy và công nhận Mai An Tiêm dù sống trong hoàn cảnh nào cũng vươn lên được.
Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về ý chí, nghị lực trang 54
Câu hỏi 1 trang 53 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm đọc thêm ở nhà:
– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về ý chí, nghị lực (tinh thần và hành động quyết tâm vượt qua khó khăn để đạt mục tiêu tốt đẹp đã đề ra).
– 1 bài văn tả người.
Lời giải:
Câu chuyện: Bàn chân kỳ diệu – Cậu bé Nguyễn Ngọc Ký
Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.
Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra, dịu dàng hỏi:
– Em muốn hỏi gì cô phải không?
Cậu bé khẽ nói:
– Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?
Cô giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo lắc đầu: Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.
Cô thoáng thấy đôi mắt Ký nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc.
Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hôm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.
Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.
Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân em giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ. Cô giáo thay bút chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân Ký bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút” làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quảng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu. giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết.
Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi… nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký
Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.
Câu hỏi 2 trang 53 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết vào phiếu đọc sách:
Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ tròn bài đọc).
Lời giải:
Tên bài đọc: Bàn chân kỳ diệu
Tác giả: Tiếng Việt 4 (tập 1 trang 107)
Trong câu chuyện, em ấn tượng nhất với nhân vật Nguyễn Ngọc Ký vì Nguyễn Ngọc Ký tuy bị bại liệt hai cánh tay nhưng kiên trì, vượt khó, có ý chí vươn lên nên đã đạt được điều mình mong ước.
Viết: Luyện tập tả người (Tả ngoại hình) trang 54, 55
đang cập nhật …
Nói và nghe: Trao đổi: Gian nan thử sức trang 55
Câu hỏi 1 trang 54 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nêu một tình huống khó khăn mà em đã gặp
Lời giải:
Trong giờ học toán có một số bài khó em không làm được và thầy cô không chữa lại.
Câu hỏi 2 trang 54 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em đã vượt qua khó khăn như thế nào? Điều gì giúp em vượt qua khó khăn ấy?
Lời giải:
Trong giờ học toán có một số bài khó em không làm được và thầy cô không chữa lại.
Cách khắc phục: Cố nghĩ nếu không nghĩ được gì thì hỏi những bạn làm được hoặc yêu cầu thầy cô chữa.
Đọc: “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi trang 56, 57
Bài đọc 2
“Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi
Cậu bé Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Thấy em khôi ngô, nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học.
Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu, ông đúng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,… Có lúc trắng tay, ông vẫn không nản chí.
Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào lúc những con tàu của người Hoa, người Pháp đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. Ông cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta.” và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ tiền vào ống tiếp sức cho chủ tàu. Khi bổ ống, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xuong sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti của Bạch Thái Bưởi có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,….. Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” như đánh giá của người cùng thời.
Câu hỏi 1 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Những chi tiết về tuổi thơ và tuổi trẻ của Bạch Thái Bưởi cho thấy ông là người như thế nào?
Lời giải:
Những chi tiết về tuổi thơ và tuổi trẻ của Bạch Thái Bưởi cho thấy ông là người tài giỏi, không nản chí trước khó khăn.
Câu hỏi 2 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Lúc mới thành lập, công ti vận tải đường biển của Bạch Thái Bưởi gặp khó khăn gì? Ông đã làm cách nào để vượt qua khó khăn đó?
Lời giải:
Lúc mới thành lập, công ti vận tải đường biển của Bạch Thái Bưởi gặp khó khăn khi các tàu của người Hoa, người Pháp độc chiếm các đường sông miền Bắc.
Để vượt qua khó khăn đó ông đã cho người đến bến tàu diễn thuyết và tuyên truyền khẩu hiệu “Người ta thì đi tàu ta”.
Câu hỏi 3 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Lời kêu gọi “Người ta thì đi tàu ta.” và tên các con tàu của Bạch Thái Bưởi nói lên điều gì về ông?
Lời giải:
Lời kêu gọi “Người ta thì đi tàu ta.” và tên các con tàu của Bạch Thái Bưởi cho thấy ông là một người nồng nàn yêu nước, yêu lịch sử và có ý chí phát triển kinh tế nước nhà.
Câu hỏi 4 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công và trở thành “một bậc anh hùng kinh tế”?
Lời giải:
Theo em, Bạch Thái Bưởi thành công và trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” là nhờ sự phấn đấu không ngại gian khó, nhanh nhạy với thời cuộc và do có tình yêu đất nước, lịch sử.
Luyện từ và câu: Từ đa nghĩa trang 57, 58
Câu hỏi 1 trang 57 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm nghĩa phù hợp với từ in đậm trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn sau:
Lời giải:
(1) – c (2) – b (3) – a
Câu hỏi 2 trang 57 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Ba nghĩa trên của từ chân có những điểm nào giống nhau và khác nhau?
Lời giải:
– Điểm giống: từ chân đều có nghĩa là bộ phận dưới dùng
– Điểm khác: từ chân có thể dùng cho người, động vật hoặc đồ vật.
Luyện tập 1 trang 57 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trong những câu dưới đây, các từ mặt, xanh, chạy mang nghĩa gốc? Trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?
a) Mặt
– (1) Một buổi sáng, chúng tôi đến chỗ bác Tâm – mẹ của Thu – làm việc… Bác đội mũ, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt.
– (2) Tôi và Thu ngắm mãi không biết chán những miếng và trên mặt đường.
b) Xanh
– (1) Hoa càng đỏ, lá càng xanh.
– (2) Chấm ước ao có một mái tóc cho thật dài, thật xanh. Nhưng tóc Chấm từ thuở bé cứ đỏ quạch và không sao dài được.
c) Chạy
– (1) Xa xa, mấy chiếc thuyền đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả.
– (2) Sáng sớm hôm ấy, Mây dậy sớm hơn mọi ngày. Không kịp chải đầu, rửa mặt, em chạy vội ra phía bờ sông.
Lời giải:
– Từ mặt (1) mang nghĩa gốc, từ mặt (2) mang nghĩa chuyển
– Từ xanh (1) mang nghĩa gốc, từ xanh (2) mang nghĩa chuyển
– Từ chạy (1) mang nghĩa chuyển, từ mặt (2) mang nghĩa gốc
Luyện tập 2 trang 57 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ đa nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về nghĩa chuyển của các từ sau: cổ, miệng, răng, tay, mắt.
Lời giải:
– Từ cổ: Cổ áo của bạn ấy đẹp quá!
– Từ miệng: Miệng hố ấy rất sâu.
– Từ răng: Răng cưa ấy đã mòn.
– Từ tay: Tay thợ săn ấy rất tài ba.
– Từ mắt: Quả na chín mở mắt.
Viết: Luyện tập tả người (Tả hoạt động, tính cách) trang 59
Câu hỏi 1 trang 59 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nhận xét về cách tả hoạt động, tính cách của người trong các đoạn văn dưới đây:
a, Tấm lưới rộng đang và trải phủ lên hai đầu gối Thắng. Tay nó cầm kim tre đưa lên đưa xuống thoăn thoắt coi bộ rất thành thạo. Chỗ lưới thủng toạc theo đã tay của nó cứ mỗi lúc một nhỏ dần lại. Tay vẫn thoăn thoắt vá lưới nhưng mắt nó thỉnh thoảng lại nhìn lên bờ như có ý chờ đợi ai. Vừa nhác trông thấy lũ trẻ chạy xuống bến, nó vội vàng đặt tấm lưới trên gối xuống, dùng lên giơ tay xua xua ra hiệu với các bạn như bảo đừng gọi. Nó chỉ vào mẹ nó lúc ấy đang cúi xuống thổi lửa. Nó rón rén bước đến mạn thuyền, bám tay vào cọc chèo và đu mình xuống nước êm không một tiếng động. Nó ngụp một cái, lặn biến đi như một con cá. Bọn trẻ dùng trên bờ nhìn nó lặn vừa ghen vừa phục.
b, Chấm hay làm thực sự, không làm chân tay cứ bứt rứt sao ấy. Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng Hai, dẫu có bắt ở nhà cũng không được. Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hồn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác. Nhưng cô con gái có bề ngoài rắn rỏi là thế lại là người hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ấy ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt
Lời giải:
– Ở đoạn văn a, các hoạt động của nhân vật được tả theo trình tự không gian. Những hoạt động ấy cho thấy nhân vật là một người chăm chỉ, chịu khó và có nhiều tình yêu thương.
– Tính cách của nhân vật trong đoạn văn b được miêu tả là một người chăm chỉ, “không làm chân tay bứt rứt”. Tính cách ấy được minh họa bằng hoạt động Chấm ra đồng kể cả đông hay hè, từ năm này qua năm khác.
– Tác giả quan sát tinh tế và chính xác được thể hiện qua các từ ngữ, chi tiết là: tay thoăn thoắt, chân tay bứt rứt,…
Câu hỏi 2 trang 59 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Dựa vào dàn ý đã lập ở Bài 3 (trang 38), hãy viết đoạn văn tả hoạt động, tính cách của một người bạn mà em quý mến.
Lời giải:
Diệp Anh là bạn thân của em và là lớp trưởng lớp em. Diệp Anh có vóc người nở nang cân đối, cao ráo rất xinh. Bạn ấy nhanh nhẹn, tháo vát, nhất là trong việc ổn định đội hình của lớp lúc tập trung sinh hoạt trường. Hằng ngày, Diệp Anh còn có công tác gõ trống cho các bạn tập thể dục giữa giờ vì bạn ấy là Đội trưởng đội Sao Đỏ của trường. Bằng ba tiếng “cắc” gõ vào tang trống và một hồi còi tu huýt, Diệp Anh ổn định ngay đội hình của cả trường. Mắt Diệp Anh to và xếch, nhìn ai là nhìn xoáy vào nên bạn rất tinh tường với mọi diễn biến của đội hình thể dục. Đứng cạnh cái trống trường, bạn ấy gõ trống cho chúng em tập thể dục. Xong bài thể dục, Diệp Anh hô lớn: “Học sinh”, toàn trường đáp lại: “Khoẻ, khoẻ, khoẻ”. Lúc ấy, trông Diệp Anh mới chững chạc làm sao. Khuôn mặt Diệp Anh tươi rói, hồng hào, thanh tú với ánh mắt lúc nào cũng nhìn thẳng vào người đối diện. Chi học giỏi nhất khối lớp năm nên bạn ấy rất có uy tín với các bạn lớp khác. Em chơi thân và yêu mến Diệp Anh.
Đọc: Tục ngữ về ý chí, nghị lực trang 60, 61
1, Người có chí thì nên
Nhà có nền thì vững.
2, Có công mài sắt, có ngày nên kim.
3, Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
4, Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
5, Học hành vất vả, kết quả ngọt bùi.
6, Thất bại là mẹ thành công.
7, Thua keo này, bày keo khác.
8, Thắng không kiêu, bại không nản.
9, Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
10, Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn,
Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.
Câu hỏi 1 trang 60 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Dựa theo nội dung, xếp các câu tục ngữ trên vào nhóm phù hợp:
Lời giải:
a, 2, 6.
b, 1, 5, 7, 10, 11, 12.
c, 3, 4, 8, 9.
Câu hỏi 2 trang 61 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Từ bài tập 1, em hiểu tục ngữ thường có nội dung như thế nào?
Lời giải:
Tục ngữ thường thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.
Câu hỏi 3 trang 61 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em có nhận xét gì về đặc điểm hình thức của các câu tục ngữ trong bài đọc? Tìm các ý đúng:
Lời giải:
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh
Câu hỏi 4 trang 61 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Câu tục ngữ nào trong bài đọc để lại cho em ấn tượng đặc biệt nhất? Vì sao?
Lời giải:
Em ấn tượng nhất câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. vì câu đó có ý nghĩa nếu chúng ta có lòng kiên trì, vượt khó thì một ngày chắc chắn sẽ nhận lại những thành quả xứng đáng.
Câu hỏi 5 trang 61 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nếu muốn tự khuyên mình kiên trì học tập, em sẽ dùng câu tục ngữ nào? Vì sao?
Lời giải:
Nếu muốn tự khuyên mình kiên trì học tập, em sẽ dùng câu tục ngữ: “Học hành vất vả, kết quả ngọt bùi”. vì sự cần cù, chăm chỉ trong học tập sẽ giúp ta có được thành quả tốt.
Viết: Luyện tập tả người (Viết bài văn) trang 61
Câu hỏi trang 61 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Dựa theo dàn ý đã lập ở bài 3 (trang 38), hãy viết bài văn tả một người bạn mà em quý mến.
Lời giải:
Tuổi thơ em gắn bó với mái trường thân thương. Nơi đây em đã có rất nhiều kỷ niệm cùng thầy cô bạn bè, được tiếp thêm nguồn tri thức dồi dào giúp em khôn lớn từng ngày. Nhưng có lẽ, mảnh ghép quan trọng nhất để tạo nên tuổi thơ đẹp đẽ ấy là Diệp Anh – người bạn thân nhất của em.
Nhà Diệp Anh ở ngay sát nhà em, lại học cùng lớp nên hai đứa đã thân thiết từ bé. Dáng người Diệp Anh dong dỏng cao, khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy đáng yêu. Nước da ngăm ngăm đen. Mái tóc dài óng ả. Cặp mắt đen láy lúc nào cũng mở to, tròn xoe trông rất đáng yêu. Chiếc mũi hếch và cái miệng rộng luôn tươi cười để lộ hai hàm răng trắng bóng.
Diệp Anh rất hiếu động, không lúc nào yên nghỉ chân tay. Trong giờ ra chơi, chỗ nào sôi động nhất là ở đó có Diệp Anh. Chúng em thường tụ tập nhóm ba, nhóm bảy ngồi xung quanh bạn Diệp Anh để nghe bạn kể chuyện. Đặc biệt, Diệp Anh có một trí nhớ rất tốt. Diệp Anh luôn luôn làm ra những trò chơi thú vị. Diệp Anh là người rất thân thiện, dễ gần lại tốt bụng. Bởi vậy các bạn trong lớp và thầy cô đều rất yêu quý bạn, để bạn giữ chức lớp trưởng trong nhiều năm liền. Trong lớp, Diệp Anh thường giúp đỡ các bạn khác trực nhật, cho bạn khác mượn cái bút hay nửa cục tẩy khi cần. Với thành tích nhiều năm đạt học sinh giỏi, Diệp Anh còn giúp đỡ các bạn khác học yếu hơn. Với tư cách lớp trưởng bạn luôn hoàn thành nhiệm vụ cô giáo giao cho một cách xuất sắc.
Không chỉ là trò giỏi ở lớp, Diệp Anh còn là con ngoan ở nhà. Ba bạn đi làm xa, bởi vậy mọi việc đều dồn lên đôi vai bé nhỏ của mẹ Diệp Anh. Hiểu được điều đó, Diệp Anh luôn chăm chỉ học hành, còn giúp đỡ mẹ các việc lặt vặt trong nhà, chăm sóc các em. Ngôi nhà nhỏ luôn ngăn nắp gọn gàng. Mỗi khi tan học, Diệp Anh luôn về ngay nhà, nấu cơm đợi mẹ về. Chính bởi những đức tính tốt đẹp ấy, Diệp Anh không chỉ là người bạn luôn ở bên chia sẻ buồn vui với em mà còn là tấm gương để em học tập. Người bạn ấy đã cùng em trải qua tất cả những quãng đường đầu tiên, luôn cùng em chia sẻ những khó khăn, luôn ở bên động viên mỗi khi em vấp ngã. Dẫu rằng có những lúc giận nhau nhưng tình bạn của chúng em vẫn luôn vững bền.
Người bạn thân thương của em, làm cho em nhớ mãi những năm tháng tuổi học trò thời thơ ấu. Hình ảnh của Diệp Anh đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó quên. Diệp Anh là tấm gương tốt để em và các bạn noi theo. Em sẽ gắng học thật tốt để xứng đáng là bạn thân của Diệp Anh.
Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo trang 62
Câu hỏi 1 trang 62 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về ý chí, nghị lực
Lời giải:
Tác phẩm: Tôi đi học của Nguyễn Ngọc Ký
Câu hỏi 2 trang 62 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trao đổi về tác phẩm được giới thiệu.
Lời giải:
Em thích nhân vật Nguyễn Ngọc Ký nhất trong tác phẩm vì nhân vật Nguyễn Ngọc Ký truyền cho người đọc nguồn cảm hứng về sự vượt qua nghịch cảnh để vươn tới ước mơ.
Cuốn sách “Tôi đi học” là cuốn tự truyện được Nguyễn Ngọc Ký viết về cuộc đời của chính mình, sách được xuất bản lần đầu vào năm 1970. Cuốn sách là câu chuyện cảm động về hành trình viết chữ bằng chân của Nguyễn Ngọc Ký. Ông đã bị bại liệt sau một cơn sốt. Thấy bạn bè mình được đi học, cậu nhất quyết đòi bố mẹ đưa đến lớp. Thời gian đầu, cậu viết bằng miệng, nhưng không nản chí, cậu học viết bằng đôi chân của mình với nhiều khó khăn và hành trình tập viết đó không ít những giọt nước mắt rơi vì đau đớn. Vượt qua những ngày tháng khổ luyện, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký không chỉ viết được chữ mà còn làm thủ công, cắt khâu thêu, tập bơi chỉ bằng đôi chân của chính mình. Cậu không chỉ được vào lớp 1 mà suốt những năm phổ thông, năm nào cậu cũng là học sinh giỏi. Từ năm 1962 – 1963, cậu đạt giải B trong kì thi học sinh giỏi toán toàn miền Bắc, được Bộ trưởng Giáo dục gửi giấy khen. Rồi chàng sinh viên Nguyễn Ngọc Ký vào đại học rồi trở thành thầy giáo. Thầy Nguyễn Ngọc Ký vinh dự 2 lần được Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu và 4 lần được gặp thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Đọc: Tiết mục đọc thơ trang 62, 63, 64
Bài đọc 4
Tiết mục đọc thơ
Lũ trẻ đang say sưa tập các tiết mục văn nghệ để chuẩn bị cho buổi diễn. Cô giáo đang cắm cúi với chồng sổ sách, đến khi ngẩng lên, mới thấy Pát-ty đã đứng trước mặt từ khi nào. Cô bé nói với giọng tha thiết:
– Thưa cô, mọi năm em đều nhận những vai không phải nói nhiều. Năm nay, cô cho em đọc một bài thơ, được không cô?
Nhìn vào đôi mắt của Pát-ty, cô giáo không nỡ từ chối. Nhưng rất khó tìm được bài thơ nào phù hợp với khiếm khuyết phát âm của Pát-ty. Cuối cùng, cô quyết định cùng tập với em để giúp em khắc phục những lỗi phát âm ấy.
Ngày qua ngày, Pát-ty chăm chỉ luyện tập, cố phát âm từng từ, từng câu theo hướng dẫn của cô giáo.
Đêm văn nghệ rồi cũng đến. Các tiết mục được trình diễn trong những tràng pháo tay tán thưởng nhiệt tình của khán giả. Khi giọng người dẫn chương trình cất lên: “Tiết mục đọc thơ tiếp theo sẽ do Pát-ty biểu diễn.”, tất cả mọi người đều vô cùng bất ngờ.
Pát-ty bước ra sân khấu, mắt ngời sáng. Cô bé cất cao giọng, đọc bài thơ, từng từ, từng câu rõ ràng, rành mạch như cô giáo hướng dẫn. Cuối cùng, cô bé cúi chào khán giả trong niềm vui khôn tả.
Tiếng reo hò và những tràng pháo tay rộ lên, vang mãi không ngớt. Cô giáo xúc động ôm chầm em học trò nhỏ dũng cảm. Pát-ty vui mừng nói:
– Cô ơi, em cảm ơn cô!
Cô giáo giữ Pát-ty trong vòng tay, thì thầm:
– Chính cô phải cảm ơn em. Em đã chứng minh là không có điều gì không thể làm được, nếu thực sự cố gắng.
Câu hỏi 1 trang 64 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao trước đây Pát-ty luôn nhận những vai diễn không phải nói nhiều?
Lời giải:
Trước đây Pát-ty luôn nhận những vai diễn không phải nói nhiều vì Pát-ty khiếm khuyết phát âm.
Câu hỏi 2 trang 64 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Cô giáo đã làm gì để giúp Pát-ty đạt được ước muốn của mình?
Lời giải:
Cô giáo để giúp Pát-ty đạt được ước muốn của mình đã cùng tập để giúp Pát-ty khắc phục lỗi phát âm.
Câu hỏi 3 trang 64 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm những chi tiết cho thấy tiết mục đọc thơ của Pát-ty đã gây bất ngờ cho mọi người và rất thành công.
Lời giải:
Những chi tiết cho thấy tiết mục đọc thơ của Pát-ty đã gây bất ngờ cho mọi người và rất thành công: tiếng reo hò và những tràng pháo tay rộ lên, vang mãi không ngớt
Câu hỏi 4 trang 64 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Qua lời cô giáo ở cuối câu chuyện, em hiểu lí do thành công của Pát-ty là gì?
Lời giải:
Qua lời cô giáo ở cuối câu chuyện, em hiểu lí do thành công của Pát-ty là do sự cố gắng vượt qua khó khăn.
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đa nghĩa trang 64
Câu hỏi 1 trang 64 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm ở bên B lời giải thích hợp cho từ đầu trong mỗi câu ở bên A
Lời giải:
Câu hỏi 2 trang 64 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Từ đầu trong câu nào ở bài tập 1 được dùng với nghĩa gốc?
Lời giải:
Từ đầu trong câu a ở bài tập 1 được dùng với nghĩa gốc
Câu hỏi 3 trang 64 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tra từ điển, tìm nghĩa của một trong các từ sau: quả, chín, ăn. Vì sao em biết đó là các từ đa nghĩa? Theo em, nghĩa được nêu đầu tiên là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Lời giải:
Nghĩa của từ “quả”: bộ phận của cây do bầu nhuỵ hoa phát triển thành, bên trong thường chứa hạt
Nghĩa của từ “chín”: số (ghi bằng 9) liền sau số tám trong dãy số tự nhiên
Nghĩa của từ “ăn”: tự cho vào cơ thể thức nuôi sống
Vì các từ đó là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng.
Theo em, nghĩa được nêu đầu tiên là nghĩa gốc
Câu hỏi 4 trang 64 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đặt hai câu với một từ đã nghĩa ở bài tập 3: một câu có từ được dùng theo nghĩa gốc, một câu có từ được dùng theo nghĩa chuyển.
Lời giải:
a) Vườn cây ăn quả nhà bà em rộng mênh mông với bao trái ngọt.
b) Quả bóng đang lăn trên sân cỏ trong sự điều khiển của những đôi chân cầu thủ.
– Nghĩa của “quả” trong câu a là nghĩa gốc.
– Nghĩa của “quả” trong câu b là nghĩa chuyển.
Góc sáng tạo: Có công mài sắt, có ngày nên kim trang 65
Câu hỏi 1 trang 65 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chọn 1 trong 2 đề sau:
a, Viết đoạn văn giới thiệu một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc nghe, xem) về người có ý chí, nghị lực
b, Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu tục ngữ mà em đã đọc ở Bài 4.
Lời giải:
Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là câu tục ngữ để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất về bài học ý nghĩa về sự kiên trì. Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ nói đến hình ảnh quen thuộc về công việc của những người thợ rèn. Từ một khối sắt to lớn và thô sơ, họ đã rèn ra chiếc kim nhỏ bé. Còn xét về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn nói rằng khi kiên trì, nỗ lực sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Cuộc sống là một chặng đường rất dài, mà đôi khi trong quá trình bước đi, chúng ta sẽ đâm phải gai nhọn, làm bàn chân rướm máu. Chỉ người bản lĩnh, kiên trì vượt qua mà không sợ khó khăn, thất bại mới có thể trở thành một cây kim sáng bóng. Đối với những học sinh – chủ nhân của đất nước, điều cần làm là luôn cố gắng học tập, không ngại phải đối mặt với những thử thách để tôi luyện bản thân trở thành một “viên ngọc sáng”. Như vậy, “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một câu tục ngữ ngắn gọn, nhưng khiến em cảm thấy vô cùng tâm đắc.
Câu hỏi 2 trang 65 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Giới thiệu bài viết với các bạn
Học sinh tự thực hiện
Câu hỏi 3 trang 65 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Bình chọn bài viết hay, trình bày đẹp.
Học sinh tự thực hiện
Tự đánh giá: Cậu bé Kơ Sung trang 65, 66, 67
Cậu bé Kơ Sung
Kơ Sung sống cùng bố mẹ, anh Kơ Chơi và chị Hơ Giông ở một buồn làng vùng Tây Nguyên. Kơ Sung chỉ có một chân nên đi lại khô khôn. Vì thế, mọi người rất thương và cùng chiều cậu.
Mùa thu hoạch cà phê đến, bố mẹ tất bật đi từ sớm. Trước khi đi, mẹ dặn – Hơ Giông ơi, con ở nhà nấu cơm. Còn Kơ Choi, con cho lợn gà ăn nhé!
Kơ Sung hí hứng đợi xem mẹ bảo mình làm gì. Nhưng mẹ chỉ dặn:
– Kơ Sung, con đừng đi lại lung tung kẻo ngã!
Ở nhà, mỗi khi Kơ Sung đề nghị giúp ai thì đều bị từ chối. Kơ Sung rất buồn.
Không ai cần cậu giúp và cậu cũng chưa giúp được ai. Kơ Sung lại đọc sách. Chỉ đọc sách, cậu mới thấy mình có ích. Nhung ngay cả khi đọc sách thì câu hỏi “Làm sao để giúp mọi người?” vẫn luôn quanh quẩn trong đầu cậu. Một hôm, thấy bố mẹ về với bàn tay đau rát vì hái cà phê liên tục, Kơ Sung quyết định phải làm điều gì đó. Kơ Sung nhớ đã đọc một cuốn sách nói về cách làm dụng cụ lao động, cậu lục lại các cuốn sách đã đọc.
Rồi Kơ Sung tìm hai thanh sắt, nhờ bố uốn cong lại thành hai cái móc. Cậu lấy vải quấn chặt cán móc để làm tay cầm. Vậy là đã xong. Kơ Sung mang cái móc ra khoe với bố mẹ.
– Ôi! Một chiếc tay hái cà phê! – Mẹ reo lên vui sướng
– Dùng cái này, hái cà phê sẽ nhanh và không bị đau tay! Con đã giúp bố mẹ đấy! – Bố nhấc bổng Kơ Sung lên, khen ngợi.
Kơ Sung làm thêm nhiều tay hái cà phê để tặng hàng xóm. Thỉnh thoảng có người qua nhà cảm on, Kơ Sung rất vui. Cậu bắt đầu nghĩ về một ý tưởng khác. Biết đâu, sáng kiến của Kơ Sung có thể giúp được nhiều người hơn.
Theo Lê Anh Vinh, Bùi Thị Diên
Câu hỏi 1 trang 67 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao cả nhà đều thương và cung chiều Kơ Sung? Tìm ý đúng:
a) Vì Kơ Sung sống với bố, mẹ, anh và chị.
b) Vì Kơ Sung chỉ có một chân, đi lại khó khăn.
c) Vì Kơ Sung bị đau tay, làm việc rất khó khăn.
d) Vì Kơ Sung phải ở nhà với anh chị mỗi khi bố mẹ đi làm.
Lời giải:
b) Vì Kơ Sung chỉ có một chân, đi lại khó khăn.
Câu hỏi 2 trang 67 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao Kơ Sung cảm thấy buồn mỗi khi bố mẹ đi làm? Tìm ý đúng:
a) Vì bố mẹ Kơ Sung đi làm rất sớm.
b) Vì Kơ Sung bị ngã mỗi khi đi lại.
c) Vì Kơ Sung không được phân công làm việc gì.
d) Vì Kơ Sung không còn quyền sách nào để đọc.
Lời giải:
c) Vì Kơ Sung không được phân công làm việc gì.
Câu hỏi 3 trang 67 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chi tiết nào cho thấy Kơ Sung là một bạn nhỏ giàu nghị lực? Tìm ý đúng:
a) Tuy đi lại khó khăn nhưng Kơ Sung rất mê đọc sách.
b) Tuy đi lại khó khăn nhưng Kơ Sung vẫn nấu cơm, cho gà lợn ăn.
c) Tuy đi lại khó khăn nhưng Kơ Sung vẫn đi rẫy hái cà phê.
d) Tuy đi lại khó khăn nhưng Kơ Sung luôn tìm cách giúp đỡ mọi người.
Lời giải:
d) Tuy đi lại khó khăn nhưng Kơ Sung luôn tìm cách giúp đỡ mọi người.
Câu hỏi 4 trang 67 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trong câu nào dưới đây, tay được dùng với nghĩa chuyển? Tìm các ý đúng:
a) Bố mẹ về với bàn tay đau rát vì hái cà phê liên tục
b) Kơ Sung lấy vải quấn chặt cán mốc để làm tay cầm.
c) Minh Dũng là một tay trống xuất sắc của dàn nhạc.
d) Kơ Sung làm thêm nhiều tay hái cà phê để tặng hàng xóm.
Lời giải:
b) Kơ Sung lấy vải quấn chặt cán mốc để làm tay cầm.
c) Minh Dũng là một tay trống xuất sắc của dàn nhạc.
d) Kơ Sung làm thêm nhiều tay hái cà phê để tặng hàng xóm.
Câu hỏi 5 trang 67 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về ý chí, nghị lực của Kơ Sung trong câu chuyện trên.
Lời giải:
Kơ Sung chỉ có một chân nên đi lại khó khăn nhưng không vì thế Kơ Sung ngừng nghĩ việc làm sao để giúp mọi người. Vượt lên trên khó khăn, Kơ Sung nhờ vào đọc sách đã sáng chế ra tay hái cà phê để giúp gia đình và mọi người hái cà phê nhanh hơn và không bị đau tay. Em rất khâm phục Kơ Sung vì cậu bé đã mạnh mẽ vượt qua khó khăn để giúp đỡ gia đình và mọi người.
Tự nhận xét
Học sinh tự nhận xét
Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 3: Có học mới hay
Bài 4: Có chí thì nên
Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1
Bài 6: Nghề nào cũng quý
Bài 7: Chung sức, chung lòng
Bài 8: Có lí có tình