Giải SBT Toán lớp 7 Bài 2: Phân tích và xử lí số liệu
Giải trang 9 Tập 2
Bài 5 trang 9 Tập 2:
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, số lượng và giá trị nhập khẩu phân bón các loại của nước ta trong các năm 2017, 2018, 2019, 2020 được thống kê ở bảng sau:
Năm |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
Số lượng nhập khẩu (nghìn tấn) |
4 727,3 |
4 227,5 |
3 799,2 |
3 803,4 |
Giá trị nhập khẩu (triệu đô la Mỹ) |
1 253,1 |
1 202,8 |
1 047,7 |
951,5 |
a) Tính tổng số lượng nhập khẩu phân bón các loại của nước ta trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020.
b) Số lượng nhập khẩu phân bón các loại năm 2019 giảm bao nhiêu phần trăm so với năm 2018 (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?
c) Giá trị nhập khẩu phân bón các loại năm 2017 gấp bao nhiêu lần giá trị nhập khẩu phân bón các loại năm 2020 (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?
Lời giải:
a) Dựa vào bảng số liệu ta có tổng số lượng nhập khẩu phân bón các loại của nước ta trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020 như sau:
‒ Năm 2017: 4 727,3 nghìn tấn;
‒ Năm 2018: 4 227,5 nghìn tấn;
‒ Năm 2019: 3 799,2 nghìn tấn;
‒ Năm 2020: 3 803,4 nghìn tấn.
Do đó, tổng số lượng nhập khẩu phân bón các loại của nước ta trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020 là:
4 727,3 + 4 227,5 + 3 799,2 + 3 803,4 = 16 557,4 (nghìn tấn).
b) Dựa vào bảng số liệu ta có tổng số lượng nhập khẩu phân bón các loại của nước ta năm 2018 và 2019 như sau:
‒ Năm 2018: 4 227,5 nghìn tấn;
‒ Năm 2019: 3 799,2 nghìn tấn.
Do đó, tỉ số phần trăm số lượng nhập khẩu phân bón các loại năm 2019 và năm 2018 là:
. 100% ≈ 89,9%.
Ta có: 100% – 89,9% = 10,1%.
Vậy số lượng nhập khẩu phân bón các loại năm 2019 giảm 10,1% so với năm 2018.
c) Dựa vào bảng số liệu ta có giá trị nhập khẩu phân bón các loại của nước ta năm 2017 và 2020 như sau:
‒ Năm 2017: 1 253,1 triệu đô la Mỹ;
‒ Năm 2020: 951,5 triệu đô la Mỹ.
Do đó, giá trị nhập khẩu phân bón các loại năm 2017 gấp số lần giá trị nhập khẩu phân bón các loại năm 2020 là:
≈ 1,3 (lần).
Vậy giá trị nhập khẩu phân bón các loại năm 2017 gấp 1,3 lần giá trị nhập khẩu phân bón các loại năm 2020.
Giải trang 10 Tập 2
Bài 6 trang 10 Tập 2:
Biểu đồ ở Hình 7 biểu diễn số xe máy bán ra của 5 thành viên VAMM (Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam) tại thị trường Việt Nam trong các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020.
a) Lập bảng số liệu thống kê số xe máy bán ra của 5 thành viên VAMM tại thị trường Việt Nam theo mẫu sau:
Năm |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
Số xe máy |
? |
? |
? |
? |
? |
b) Tính tổng số xe máy bán ra của 5 thành viên VAMM tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.
c) Số xe máy bán ra năm 2020 giảm bao nhiêu phần trăm so với năm 2019 (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm)? Tìm hiểu nguyên nhân và nêu một vài lí do giải thích vì sao dẫn đến sự sụt giảm trên.
Lời giải:
a) Nhìn vào cột biểu thị số xe máy bán ra của 5 thành viên VAMM tại thị trường Việt Nam trong năm 2016 ở Hình 7, ta thấy trên đỉnh cột ghi số 3 121 023 và đơn vị tính ghi trên trục thẳng đứng là số xe máy. Vậy số xe máy bán ra của 5 thành viên VAMM tại thị trường Việt Nam trong năm 2016 là 3 121 023 xe máy.
Tương tự như trên, ta xác định được số xe máy bán ra của 5 thành viên VAMM tại thị trường Việt Nam trong các năm 2017, 2018, 2019, 2020 lần lượt là 3 272 373, 3 386 097, 3 254 964, 2 712 615 (xe máy).
Như vậy ta có bảng số liệu thống kê số xe máy bán ra của 5 thành viên VAMM tại thị trường Việt Nam như sau:
Năm |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
Số xe máy |
3 121 023 |
3 272 373 |
3 386 097 |
3 254 964 |
2 712 615 |
b) Dựa vào bảng số liệu thu được ở câu a) ta có tổng số xe máy bán ra của 5 thành viên VAMM tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 là:
3 121 023 + 3 272 373 + 3 386 097 + 3 254 964 + 2 712 615 = 15 747 072 (xe máy).
Vậy tổng số xe máy bán ra của 5 thành viên VAMM tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 là: 15 747 072 xe máy.
c) • Dựa vào bảng số liệu ta có số xe máy bán ra của năm 2019 và năm 2020 như sau:
‒ Năm 2019: 3 254 964 xe máy;
‒ Năm 2020: 2 712 615 xe máy.
Do đó, tỉ số phần trăm số xe máy bán ra của năm 2020 so với năm 2019 là:
. 100% ≈ 83,34%.
Ta có: 100% – 83,34% = 16,66%.
Vậy số xe máy bán ra năm 2020 giảm 16,66% so với năm 2019.
• Một số lí do giải thích vì sao dẫn đến sự sụt giảm trên:
+ Năm 2020 bị ảnh hưởng bởi dịch Covid ‒ 19, dẫn đến kinh tế hạn hẹp, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu; đồng thời Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế việc di chuyển dẫn đến nhu cầu mua sắm phương tiện đi lại giảm mạnh;
+ Sức mua của thị trường đang dần bão hòa;
+ Xu hướng người tiêu dùng đang dần ưa chuộng các dòng xe máy điện hơn;
+ Khác với xe ô tô, xe máy không nhận được nhiều hỗ trợ từ nhà nước sau đại dịch Covid – 19 để khôi phục lại doanh số vốn có trước đây; …
Bài 7 trang 10 Tập 2:
Biểu đồ ở Hình 8 biểu diễn lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.
a) Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2018 nhiều hơn lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2017 bao nhiêu triệu người?
b) Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2020 giảm bao nhiêu phần trăm so với năm 2019 (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?
c) Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2020 là bao nhiêu triệu người, biết lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2020 bằng khoảng 88,5% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2020 (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?
Lời giải:
Nhìn vào cột biểu thị lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam năm 2016 ở Hình 8, ta thấy trên đỉnh cột ghi số 54,4 và đơn vị tính ghi trên trục thẳng đứng là triệu người. Vậy lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam năm 2016 là 54,4 triệu người.
Tương tự như trên, ta xác định được lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam trong các năm 2017, 2018, 2019, 2020 lần lượt là 54,8; 55,4; 55,8; 54,6 (triệu người).
a) Ta có lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam trong:
‒ Năm 2017: 54,8 triệu người;
‒ Năm 2018: 55,4 triệu người.
Do đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2018 nhiều hơn lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2017 là:
55,4 – 54,8 = 0,6 (triệu người).
b) Ta có lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam trong:
‒ Năm 2019: 55,8 triệu người;
‒ Năm 2020: 54,6 triệu người.
Do đó, tỉ số phần trăm số xe máy bán ra của năm 2020 so với năm 2019 là:
. 100% ≈ 97,8%.
Ta có: 100% – 97,8% = 2,2%.
Vậy lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2020 giảm 2,2% so với năm 2019.
c) Do lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2020 bằng khoảng 88,5% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2020 nên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2020 là khoảng:
54,6 .88,5% = 54,6 . ≈ 48,3 (triệu người).
Vậy lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2020 là khoảng 48,3 triệu người.
Giải trang 11 Tập 2
Bài 8 trang 11 Tập 2:
Biểu đồ ở Hình 9 biểu diễn thời gian tự luyện tập piano ở nhà các ngày trong tuần của bạn Nam.
a) Tính tổng thời gian luyện tập piano ở nhà trong cả tuần của bạn Nam.
b) Tính tỉ số phần trăm giữa tổng thời gian luyện tập piano ở nhà trong cả tuần của bạn Nam và tổng thời gian trong một tuần (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Lời giải:
a) Nhìn vào cột biểu thị thời gian tự luyện tập piano ở nhà trong ngày Thứ Hai của bạn Nam ở Hình 9, ta thấy trên đỉnh cột ghi số 80 và đơn vị tính ghi trên trục thẳng đứng là phút. Vậy thời gian tự luyện tập piano ở nhà trong ngày Thứ Hai của bạn Nam là 80 phút.
Tương tự như trên, ta xác định được thời gian tự luyện tập piano ở nhà trong các ngày Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy, Chủ nhật của bạn Nam lần lượt là 90, 50, 80, 120, 100, 60 (phút).
Từ đó ta có tổng thời gian tự luyện tập piano ở nhà các ngày trong tuần của bạn Nam là:
80 + 90 + 50 + 80 + 120 + 100 + 60 = 580 (phút).
Vậy tổng thời gian tự luyện tập piano ở nhà các ngày trong tuần của bạn Nam là 580 phút.
b) Đổi 1 ngày = 24 giờ, 1 tuần = 7 ngày.
Do đó, tổng thời gian của một tuần là: 7 . 24 = 168 (giờ) = 10 080 phút.
Tỉ số phần trăm giữa tổng thời gian luyện tập piano ở nhà trong cả tuần của bạn Nam và tổng thời gian trong một tuần là:
. 100% ≈ 6%.
Vậy tỉ số phần trăm giữa tổng thời gian luyện tập piano ở nhà trong cả tuần của bạn Nam và tổng thời gian trong một tuần xấp xỉ bằng 6%.
Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1 : Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu
Bài 2 : Phân tích và xử lí số liệu
Bài 3 : Biểu đồ đoạn thẳng
Bài 4 : Biểu đồ quạt tròn
Bài 5 : Biến cố trong một số trò chơi đơn giản