Giải bài tập Toán lớp 7 Bài 9: Hai đường thẳng song song và dấu hiệu nhận biết
Video bài giảng Hai đường thẳng song song và dấu hiệu nhận biết – Kết nối tri thức
Giải Toán 7 trang 46 Tập 1
1. Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng
Câu hỏi 1 trang 46 Toán lớp 7: Cho đường thẳng mn cắt đường thẳng xy và uv lần lượt tại hai điểm P và Q (H.3.17). Em hãy kể tên:
a) Hai cặp góc so le trong
b) Bốn cặp góc đồng vị.
Phương pháp giải:
Vẽ hình, nhận diện các cặp góc so le trong, đồng vị.
Lời giải:
a) Hai cặp góc so le trong là: góc xPn và góc mQv; góc yPn và góc uQm
b) Bốn cặp góc đồng vị là: góc mPy và góc mQv; góc yPn và góc vQn; góc mPx và góc mQu; góc xPn và góc uQn.
Giải Toán 7 trang 47 Tập 1
HĐ 3 trang 47 Toán lớp 7: Trên Hình 3.18, cho biết hai góc so le trong A1 và B3 bằng nhau và bằng .
Hãy tính và so sánh hai góc so le trong còn lại A2 và B4.
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất 2 góc kề bù: Tổng 2 góc kề bù bằng 180 độ
Lời giải:
+) Vì (2 góc kề bù)
+) Vì (2 góc kề bù)
Vậy hai góc so le trong còn lại A2 và B4 bằng nhau và bằng .
HĐ 4 trang 47 Toán lớp 7: Trên Hình 3.18, cho biết hai góc so le trong A1 và B3 bằng nhau và bằng .
Chọn hai góc đồng vị rồi tính và so sánh hai góc đó.
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất: Tổng 2 góc kề bù bằng 180 độ hoặc 2 góc đối đỉnh thì bằng nhau
Lời giải:
Chọn cặp góc đồng vị: góc A1 và góc B4
Ta có:
(2 góc đối đỉnh)
Luyện tập 1 trang 47 Toán lớp 7: Quan sát Hình 3.19.
a) Biết . Em hãy cho biết số đo các góc còn lại.
b) Các cặp góc A1 và B4; A2 và B3 được gọi là các cặp góc trong cùng phía. Tính tổng: .
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất: Tổng 2 góc kề bù bằng 180 độ hoặc 2 góc đối đỉnh thì bằng nhau
Đường thẳng c cắt 2 đường thẳng, tạo thành 1 cặp góc so le trong bằng nhau.
Lời giải:
a) Góc A1 là góc kề bù của góc A2 nên A1 + A2 = 180o
Hay A1 + 40o = 180o
Do đó A1 = 180o – 40o = 140o
Góc A4 là góc đối đỉnh của góc A2 nên A4 = A2 = 40o
Góc A3 là góc đối đỉnh của góc A1 nên A3 = A1 = 140o
Ta có: Góc A2 và góc B4 là hai góc ở vị trí so le trong, hơn nữa A2 = B4 = 40o
Do đó, các góc ở vị trí đồng vị bằng nhau
Hay B1 = A1 = 140o, B2 = A2 = 40o, B3 = A3 = 140o
b) Ta có:
Giải Toán 7 trang 48 Tập 1
2. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
Luyện tập 2 trang 48 Toán lớp 7: 1. Quan sát Hình 3.22 và giải thích vì sao AB // CD.
2. Tìm trên Hình 3.23 hai đường thẳng song song với nhau và giải thích vì sao chúng song song?
Phương pháp giải:
Đường thẳng c cắt hai đường thẳng phân biệt, tạo thành một cặp góc so le trong hoặc cặp góc đồng vị bằng nhau thì 2 đường thẳng đó song song
Lời giải:
1. Vì
Mà 2 góc này ở vị trí so le trong
AB//CD
2. Trong Hình 3.23 hai góc yHK và y’KH là hai góc vuông nên yHK = y’KH = 90o
Lại có góc HKx’ là góc kề bù của góc HKy’.
Nên HKx’ + HKy’ = 180o hay HKx’ + 90o = 180o.
Do đó HKx’ = 180o – 90o = 90o
Ta có HKx’ = yHK = 90o
Mà hai góc này nằm ở vị trí so le trong. Do đó xy // x’y’.
Chú ý:
2 đường thẳng cùng vuông góc với 1 đường thẳng thứ ba thì 2 đường thẳng đó song song.
Thực hành 1 trang 48 Toán lớp 7: Cho đường thẳng a và điểm A nằm ngoài đường thẳng a. Để vẽ đường thẳng b đi qua A và song song với a, ta có thể sử dụng góc nhọn của êke để vẽ như sau:
Tại sao khi vẽ như trên ta lại khẳng định được hai đường thẳng a và b song sọng với nhau.
Phương pháp giải:
Sử dụng dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song
Lời giải:
Ta thấy, khi vẽ hình như trên, ta đã vẽ 2 góc A và B có số đo bằng nhau (đều bằng ). Mà 2 góc này ở vị trí đồng vị.
Vậy a//b (dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song)
Giải Toán 7 trang 49 Tập 1
Thực hành 2 trang 49 Toán lớp 7: Dùng góc vuông hay góc 30của êke (thay cho góc 60) để vẽ đường thẳng đi qua và song song với đường thẳng a cho trước.
Phương pháp giải:
Đặt góc vuông hay góc 30của êke thay cho góc 60 trong Thực hành 1
Lời giải:
+ Dùng góc vuông:
Bước 1: Vẽ đường thẳng a , điểm A nằm ngoài đường thẳng a
Bước 2: Đặt ê ke sao cho 1 cạnh của góc vuông của ê ke nằm trên đường thẳng a, 1 cạnh góc vuông còn lại đi qua điểm A, ta kẻ đường thẳng b đi qua A, vuông góc với a.
Bước 3: Kẻ đường thẳng đi qua A, vuông góc với đường thẳng b.
Ta được đường thẳng b đi qua A và song song với a.
+ Dùng góc 30của êke:
Bước 1: Vẽ đường thẳng a , điểm A nằm ngoài đường thẳng a
Bước 2: Đặt ê ke sao cho góc nhọn 30 và 1 cạnh của góc vuông của ê ke nằm trên đường thẳng a, cạnh đối diện với góc vuông đi qua điểm A, ta kẻ đường thẳng c đi qua cạnh đối diện với góc vuông của ê ke.
Bước 3: Dịch chuyển ê ke theo đường thẳng c cho đến khi điểm A trùng với đỉnh của góc nhọn 30.
Bước 4: Kẻ đường thẳng b đi qua A và 1 cạnh của góc 30
Ta được đường thẳng b đi qua A và song song với a.
Bài tập
Bài 3.6 trang 49 Toán lớp 7: Quan sát hình 3.24.
a) Tìm một góc ở vị trí so le trong với góc MNB.
b) Tìm một góc ở vị trí đồng vị với góc ACB.
c) Kể tên một cặp góc trong cùng phía.
d) Biết MN//BC, em hãy kể tên ba cặp góc bằng nhau trong hình vẽ
Phương pháp giải:
1 đường thẳng cắt 2 đường thẳng song song tạo ra các cặp góc so le trong bằng nhau, đồng vị bằng nhau.
Lời giải:
a) Góc MNB so le trong với góc NBC
b) Góc ACB đồng vị với ANM
c) Các cặp góc trong cùng phía là: góc MNC và góc NCB; góc NBM và góc MBC
d) Ta có MN//BC
Do đó, (do hai góc này ở vị trí đồng vị)
(do hai góc này ở vị trí đồng vị)
( do hai góc này ở vị trí so le trong)
Bài 3.7 trang 49 Toán lớp 7: Quan sát Hình 3.25. Biết . Em hãy giải thích tại sao EF // NM.
Phương pháp giải:
Nếu một đường thẳng cắt 2 đường thẳng tạo ra một cặp góc so le trong bằng nhau thì 2 đường thẳng đó song song
Lời giải:
Vì
Mà 2 góc này ở vị trí so le trong
EF // NM
Bài 3.8 trang 49 Toán lớp 7: Quan sát hình 3.26, giải thích vì sao AB // DC.
Phương pháp giải:
Nhận xét: 2 đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ 3 thì song song với nhau
Lời giải:
Vì AB và DC cùng vuông góc với đường thẳng AD nên AB // DC ( Theo nhận xét trang 48)
Bài 3.9 trang 49 Toán lớp 7: Cho điểm A và đường thẳng d không đi qua A. Hãy vẽ đường thẳng d’ đi qua A và song song với d
Phương pháp giải:
Có thể dùng ê ke như bài Thực hành 1
Lời giải:
Dùng góc nhọn 60 của ê ke
Bài 3.10 trang 49 Toán lớp 7: Cho hai điểm A và B. Hãy vẽ đường thẳng a đi qua A và đưng thẳng b đi qua B sao cho a song song với b.
Phương pháp giải:
Vẽ đường thẳng b bất kì đi qua điểm B rồi vẽ đường thẳng a đi qua A và song song với b.
Lời giải:
Vẽ đường thẳng b bất kì đi qua điểm B rồi vẽ đường thẳng a đi qua A và song song với b như bài tập 3.9
Bài 3.11 trang 49 Toán lớp 7: Hãy vẽ hai đoạn thẳng AB và MN sao cho AB // MN và AB = MN
Phương pháp giải:
Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB
Bước 2: Vẽ đường thẳng a // AB
Bước 3: Trên a lấy điểm C và D sao cho CD = AB
Lời giải:
Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB
Bước 2: Vẽ đường thẳng a // AB
Bước 3: Trên a lấy điểm C và D sao cho CD = AB
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 8: Góc ở vị trí đặc biệt. Tia phân giác của một góc
Luyện tập chung trang 50
Bài 10: Tiên đề Euclid. Tính chất của hai đường thẳng song song
Bài 11: Định lí và chứng minh định lí