Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Toán 8 Bài 5: Trường hợp đồng dạng thứ nhất
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: – HS phát biểu được nội dung định lý (GT và KL), hiểu được cách chứng minh định lý gåm có 2 bước cơ bản:
+ Dùng AMN đồng dạng ABC
+ Chứng minh AMN = A’B’C’
– Vận dụng định lý vào phát hiện các cặp tam giác đồng dạng.
2. Kỹ năng: – Bước đầu biết cách vận dụng định lý 2 đồng dạng để viết đúng các góc tương ứng bằng nhau, các cạnh tương ứng tỷ lệ và ngược lại.
3. Phát triển năng lực:
– Năng lực tự học: HS lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, ghi chú bài giải của giáo viên theo các ý chính ( dưới dạng tư duy hoặc sơ đồ khối), tra cứu tài liệu ở thư viện nhà trường theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập.
– Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được các tình huống học tập, Phát hiện và nêu được các tình huống co vấn đề,đề xuất được giải pháp giải quyết được sự phù hợp hay khôn tậpg phù hợp
– Năng lực tính toán: HS biết tính toán để vẽ hình cho phù hợp
– Năng lùc hợp tacHS biết hợp tác hỗ trợ nhau trong nhóm để hoàn thành phần việc được giao ; biết nêu những mặt được và mặt thiếu sót của nhóm
4.Thái độ: rèn tính kiên trì trong suy luận, cẩn thận, chính xác trong hình vẽ.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:: Bảng phụ, dụng cụ vẽ
2. Học sinh:: Thước com pa, đo độ, ê ke.
C. Phương pháp
– Trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp,…
D. Tiến trình bài dạy
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện(1p)
2. Kiểm tra bài cũ:xen trong bài học
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (8’) |
||
– Treo bảng phụ đưa ra đề – Gọi HS lên bảng – Kiểm tra vở bài tập vài HS – Cho HS nhận xét câu trả lời và bài làm ở bảng – Đánh giá cho điểm |
– HS đọc yêu cầu đề kiểm tra – Một HS lên bảng trả lời và làm bài, cả lớp làm vào vở: – Tham gia nhận xét câu trả lời và bài làm trên bảng |
Cho ∆ABC và ∆A’B’C’như hình vẽ Trên các cạnh AB và AC lấy điểm M,N sao cho AM = A’B’ = 2cm; AN = A’C’ = 3cm Tính độ dài đoạn thẳng MN |
Giới thiệu bài mới (1’) |
||
– Nhận xét về các ∆ABC, ∆AMN và ∆A’B’C’? Từ đó ta có thể kết luận gì ? Đây là nội dung ta học hôm nay |
– Theo cm trên ∆AMN~∆ABC ∆AMN = ∆A’B’C’ Vậy ∆A’B’C’~ ∆ABC |
|
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (17’) |
||
– Đó chính là nội dung định lí về trường hợp đồng dạng thứ nhất của hai tam giác – GV vẽ hình lên bảng (chưa vẽ MN) – Yêu cầu HS ghi GT-KL của định lí. – Để cm định lí, dựa vào bài tập vừa làm, ta cần dựng một ∆ bằng ∆ABC và đồng dạng với ∆A’B’C’. Hãy nêu cách dựng và hướng chứng minh định lí? Theo giả thiết mà MN//BC thì ta suy ra được điều gì? |
– HS đọc to định lí và ghi bài – HS vẽ hình vào vở – HS nêu GT-KL – HS: Trên AB đặt AM = A’C’ Vẽ MN//BC (N∈ AC) ⇒ AN = A’C’ và MN = B’C’ ⇒ ∆AMN = ∆A’B’C’ (ccc) vì ∆AMN ~ ∆ABC (cm trên) nên ∆A’B’C’ ~ ∆ABC |
1. Định lí: (sgk) Chứng minh. (sgk) |
Hoạt động 3: Luyện tập (10’) |
||
– Cho HS làm ?2 sgk – GV lưu ý HS khi lập tỉ số giữa các cạnh của hai tam giác ta lập tỉ số giữa hai cạnh lớn nhất, của hai cạnh bé nhất, hai cạnh còn lại rồi so sánh ba tỉ số đó. Áp dụng: Xét xem ∆ABC có đồng dạng với ∆IHK không? |
– HS quan sát hình, trả lời: Ở hình 34a, 34b có: ∆ABC ഗ ∆DFE vì ⇒ ∆ABC không ~ với ∆IHK Do đó ∆DFE cũng không ~ với ∆IKH |
2. Áp dụng: (sgk) Tìm trong hình vẽ các cặp tam giác đồng dạng |
Hoạt động 5: Vận dụng (10’) |
||
– Nêu bài tập 29, gọi HS thực hiện – Theo dõi HS thực hiện – Cho các nhóm trình bày và nhận xét chéo – GV sửa sai (nếu có) |
– Thực hiện theo nhóm (một HS giải ở bảng): |
|
Hoạt động 5: Mở rộng () |
||
Bài tập 29 – tr74 SGK |
4. Hướng dẫn học sinh tự học(2p)
– Học theo SGK, nắm chắc và chứng minh định lý.
– Làm bài tập 31 (tr75-SGK), bài tập 30, 32, 33, 34 – tr72 SBT.
– Đọc trước bài 6: Trường hợp đồng dạng thứ 2.
Xem thêm