Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Toán 8 Bài 2: Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét
A.Mục tiêu:
1. Kiến thức: – HS phát biểu được và nắm vững các néi dung định lý đảo của định lý Talet. Vận dụng định lý để xác định các cặp đường thẳng song song trong hình vẽ với số liệu đã cho
– HS hiểu cách chứng minh hệ quả của định lý Ta let. Nắm được các trường hợp có thể xảy ra khi vẽ đường thẳng song song cạnh.
2. Kỹ năng: – HS biết cách vận dụng định lý Ta lét đảo vào việc chứng minh hai đường thẳng song song. Vận dụng linh hoạt trong các trường hợp khác.
3. Phát triển năng lực: Chứng minh các đường thẳng song song và tính độ dài đường thẳng
4.Thái độ: rèn tính kiên trì trong suy luận, cẩn thận, chính xác trong hình vẽ.
B.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ, dụng cụ vẽ.
2. Học sinh: Thước com pa, đo độ, ê ke. – Ôn lại định lý Ta lét.
C. Phương pháp
– Trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp,…
D. Tiến trình bài dạy
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
? Phát biểu định lý Ta lét
+ áp dụng: Tính x trong hình vẽ sau
Ta có: EC = AC – AE = 9 – 6 = 3
Theo định lý Ta let ta có:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (5’) |
|||||
Treo bảng phụ đưa ra đề kiểm tra Gọi HS lên bảng Kiểm tra vở bài tập vài HS Cho HS nhận xét câu trả lời và bài làm ở bảng Đánh giá cho điểm |
HS đọc yêu cầu đề kiểm tra Một HS lên bảng trả lời và làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập 2): Do MN//BC nên Hay 8 cm Tham gia nhận xét câu trả lời và bài làm trên bảng Tự sửa sai (nếu có) |
1) Phát biểu định lí Talét. 2) Cho ∆ABC có MN//BC (hình vẽ). Hãy tính x? |
|||
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức |
|||||
– Cho HS làm ?1 trang 59 – Gọi một HS lên bảng vẽ hình và ghi GT-KL – Yêu cầu HS nhìn hình vẽ nhẩm tính các tỉ số và trả lời câu 1 – Gọi một HS tính ở bảng câu 2 – Gợi ý: áp dụng định lí Talét. – Kết quả này chính là nội dung của định lí Talét đảo –> Gọi HS đọc định lí Cho HS thực hiện ?2 (đưa ra nội dung ?2 và hình vẽ 9 trên bảng phụ) – Gợi ý: vận dụng định lí Talét đảo để xét xem các đường thẳng có ssong không (bằng các số liệu cụ thể trên hình vẽ) – Cho HS nhận xét và đánh giá bài các nhóm |
– Thực hiện ?1, HS vẽ hình ghi gt-kl Nhìn hình vẽ ở bảng, trả lời câu 1 Tính AC’’. Do B’C”//BC nên: (đlí Talét trong ∆ABC) hay = 6(cm) – Nhận xét: C” º C’ và B’C’//BC – HS đọc định lí Talét đảo (sgk) – Thực hiện ?2 theo nhóm: (đlí Talét trong ∆ABC) b) BDEF là hình bình hành (tứ giác có các cạnh đối ssong) c) Vì BDEF là hình bình hành ⇒ DE = BF = 7 vậy – Nhận xét: các cặp cạnh của ∆ADE và ∆ABC tỉ lệ với nhau (Đại diện một nhóm trình bày) |
1/ Định lí đảo: (đlí Talét trong ∆ABC) |
|||
Hệ quả (16’) |
|||||
– Trong ?2 từ Gt ta có DE//BC và suy ra ∆ADE có ba cạnh tỉ lệ với ba cạnh của ∆ABC, đó chính là nội dung hệ quả cuả định lí Talét. Gọi HS đọc – GV vẽ hình lên bảng, yêu cầu HS tóm tắt Gt-Kl – Chứng minh ? Gợi ý: từ B’C’//BC ta suy ra được điều gì? – Để có như ở ?2 ta cần vẽ thêm đường kẻ phụ nào? – Nêu cách chứng minh ? – Sau đó, cho HS đọc phần cminh trong sgk. – Treo bảng hình 11 và nêu chú ý “sgk” |
– HS đọc hệ quả định lí (sgk) và ghi bài – HS vẽ hình vào vở và tóm tắt Gt Kl Suy được Đáp: kẻ C’D//AB – HS tiếp tục chứng minh bằng lời … – HS đọc chứng minh sgk – Quan sát hình vẽ, nghe hiểu Viết ra các tỉ lệ thức Vẽ hình vào vở |
2/ Hệ quả của định lí Talét: Chú ý: Các trường hợp đặc biệt của hệ quả định lí Talét |
|||
Hoạt động 4: Luyện tập (10’) |
|||||
Treo bảng phụ vẽ hình 12 cho HS thực hiện ?3 Theo dõi HS thực hiện – Cho các nhóm trình bày và nhận xét chéo – GV sửa sai (nếu có) |
Thực hiện ?3 theo nhóm (mỗi nhóm giải 1 bài): (Đs: a/ x = 2,6 ; b/ x = 3,5 ; c/ x = 5,25) – Đại diện nhóm trình bày, HS nhóm khác nhận xét – Tự sửa sai |
?3 Tính x trong các hình vẽ sau: (bảng phụ) |
|||
Hoạt động 5: Vận dụng (5’) |
|||||
Cho hs làm ?3 |
|||||
Hoạt động 5: Vận dụng (5’) |
|||||
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học. Sưu tầm và làm một số bài tập nâng cao. |
Làm bài tập phần mở rộng. |
|
5. Hướng dẫn học sinh tự học(1p)
– Học theo SGK, chú ý định lý đảo và hệ quả của định lÝ Ta let
– Làm bài tập 6, 7, 8 (tr62, 63 – SGK); bài tập 8, 9, 10 (tr67-SBT)