Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Toán 8 Chương 3: Phương trình bậc nhất một ẩn
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
– HS liệt kê được các dạng phương trình. Củng cố kiến thức về phương trình, giải phương trình, cách biến đổi tương đương các phương trình.
– Củng cố lại các kiến thức về giải toán bằng cách lập phương trình.
2. Kỹ năng:
– HS biết cách, củng cố và nâng cao kỹ năng giải phương trình 1 ẩn, giải bài toán bằng cách lập phương trình.
3. Thái độ:
– Có ý thức tự giác,hợp tác tích cực xây dựng bài.
4. Phát triển năng lực:
– Năng lực tự học: HS lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, ghi chú bài giảng của Gv theo các ý chính (dưới dạng sơ đồ tư duy hoặc sơ đồ khối), tra cứu tài liệu ở thư viện nhà trường theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập.
– Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được tình huống học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết, nhận ra được sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.
– Năng lực tính toán: HS biết tính toán cho phù hợp.
– Năng lực hợp tác: HS biết hợp tác, hỗ trợ nhau trong nhóm để hoàn thành phần việc được giao ; biết nêu những mặt được và mặt thiếu sót của cá nhân và cả nhóm.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
– Chuẩn bị nội dung các bài ôn tập chương.
2. Học sinh:
– Học các câu hỏi ôn tập chương.
C. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
Hoạt động 1: Ôn lý thuyết(25’) |
||
Treo bảng phụ và yêu cầu HS hoàn thành các phát biểu theo yêu cầu câu hỏi SGK. – Nêu định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn ? Cách giải ? – Nêu dạng tổng quát của phương trình tích ? Cách giải? – Nêu các bước giải phương trình chứa ẩn ở mẫu ? Nêu các bước giải các BT bằng cách lập PT? |
Cá nhân đứng tại chỗ trả lời. Phương trình bậc nhất một ẩn có dạng: ax+b = 0 (a ≠ 0) Cách giải: B1: chuyển các hạng tự tự do sang ve phải. B2: chia 2 vế cho hệ số a HS: trả lời: A(x).B(x) = 0 Cách giải: Ap dụng tính chất một tích bằng 0 , khi một trong các thừa số bằng 0. HS đứng tại chổ trả lời: Bước 1: Tìm điều kiện xác định của phương trình. Bước 2: Quy đồng mẫu hai vế của phương tình. Bước 3: Giải phương trình vừa nhận được. Bước 4: Kết luận nghiệm (là các giá trị của ẩn thoả mãn ĐKXĐ của phương trình HS trả lời: Bước1: Lập phương trình – Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số. – Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết. – Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng. Bước2: Giải phương trình Bước 3: Trả lời |
A. Lý thuyết: 1. Các dạng phương trình và cách giải: 1. Phương trình bậc nhất một ẩn có dạng: ax+b = 0 (a ≠ 0) Cách giải: Có nghiệm duy nhất: x = – 2. Phương trình tích có dạng : A(x).B(x) = 0 Cách giải: A(x).B(x) = 0 3. Phương trình chứa ẩn ở mẫu: Cách giải: Bước 1: Tìm điều kiện xác định của phương trình. Bước 2: Quy đồng mẫu hai vế của phương tình. Bước 3: Giải phương trình vừa nhận được. Bước 4: Kết luận nghiệm (là các giá trị của ẩn thoả mãn ĐKXĐ của phương trình. (ĐKXĐ của phương trình là điều kiện của ẩn để tất cả các mẫu trong phương trình đều khác 0). 2. Các bước giải các BT bằng cách lập PT: Bước 1: Lập phương trình: – Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số. – Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết. – Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng. Bước 2: Giải phương trình. Bước 3: Trả lời (kiểm tra xem các nghiệm của phương trình ,nghiệm nào thoả mãn điều kiện của ẩn , nghiệm nào không , rồi kết luận ) |
Hoạt động 2: Bài tập (12’) |
||
Treo bảng phụ bài toán và gọi học sinh làm trên bảng. GV: yêu cầu 2 HS lên bảng làm 2 câu Yêu cầu dưới lớp học sinh cùng làm |
2HS lên bảng, lớp cùng theo dõi và nhận xét. |
Bài 50 trang 33: |
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (10 phút) |
||
HS1: Chữa bài 66 (d) tr.14 SBT. Giải phương trình sau. Yêu cầu HS nhắc lại điều cần chú ý khi giải phương trình chứa ẩn ở mẫu thức. HS2: Chữa bài tập 54 tr.34 SGK theo yêu cầu. + Lập bảng phân tích. + Trình bày bài giải. |
HS1: ĐKXĐ: x ≠ 2, x ≠ -2; …… S = {4; 5}. HS 2 thực hiện…… KQ: x = 80 (TMĐK). HS dưới lớp theo dõi |
Bài 66 (d) tr.14 SBT. Bài tập 54 tr.34 (SGK) |
Hoạt động 2: Luyện tập (32 phút) |
||
Bài 69 tr14 SBT. GV: treo đề bài lên bảng phụ GV hướng dẫn HS phân tích bài toán. Hỏi: Bài toán cho biết gì ?Yêu cầu tìm gì ? Hãy chọn ẩn số và lập bảng phân tích. + Đổi 40phút ra giờ ? + Lập phương trình bài toán. + GV hướng dẫn HS thu gọn phương trình. |
HS: đọc đề bài TL: S = 163 ; 43 km đầu: V1 = V2;120 km còn lại V1 = 1,2V2 xe 1 về sớm hơn xe 2 là 40 phút. Tính V1 ? HS: Gọi vận tốc ban đầu của hai xe là x (km/h), ĐK x>0. Quãng đường còn lại sau 43km đầu là: 163-43 =120 km. ….. Phương trình Kết quả x = 30. Trả lời: Vận tốc ban đầu của hai xe là 30km/h |
Bài 69 tr 14-SBT Gọi vận tốc ban đầu của hai xe là x (km/h), ĐK x>0. Quãng đường còn lại sau 43km đầu là: 163-43 =120 km. Thời gian ôtô 2 đi quãng đường còn lại là Thời gian ôtô 1 đi quãng đường còn lại là Ta có phương trình: ⇔ x = 30 (TMĐK). Vận tốc ban đầu của hai xe là 30km/h |
Bài 68 tr14 SBT. GV treo bảng phụ ghi đề bài, Yêu cầu học sinh dọc đề bài GV yêu cầu HS lập bảng phân tích và lập phương trình bài toán. Một HS lên bảng giải phương trình và trả lời bài toán. |
HS đọc đề bài HS: Lập bảng phân tích và lập phương trình: Một HS lên bảng giải, cả lớp cùng thực hiện vào vở nháp. Kết quả: x = 500 (TMĐK). Trả lời: Theo kế hoạch độ phải khai thác 500 tấn than. |
Bài 68- SBT/14 Giải: Gọi khối lượng than mà đội phải khai thác theo KH là x tấn (x > 0)Thời gian theo dự định là (ngày) Khối lượng than khi thực hiện: x + 13 (tấn).Thời gian thực hiện (ngày) Ta có PT |
Bài 55 tr.34 SGK. GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài toán + Trong dung dịch có bao nhiêu gam muối ? + Lượng nước có thay đổi không ? + Dung dịch mới có chứa 20% muối, em hiểu điều này cụ thể là gì ? Hãy chọn ẩn và lập phương trình bài toán. Một HS lên bảng giải phương trình và trả lời bài toán |
– Trong dung dịch có chứa 50g muối, lượng muối không thay đổi. + Dung dịch mới chứa 20% muối nghĩa là khối lượng muối bằng 20% khối lượng dung dịch. + Gọi lượng nước cần pha thêm là x (gam) Khi đó khối lượng dung dịch sẽ là: 200+x (gam) Khối lượng muối là 50gam. Ta có phương trình: 20/100(200 + x) = 50. ….. x=50 (TMĐK) Trả lời: Lượng nước cần pha thêm là 50 gam. |
Giải: Gọi lượng nước cần pha thêm là x (gam) ĐK x>0. Khi đó khối lượng dung dịch là 200 + x (gam). Khối lượng muối là 50 gam. Ta có phương trình: ⇔ 200 + x = 250 ⇔ x = 50 (TMĐK) Vậy: Lượng nước cần pha thêm là 50 gam. |
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà (2phút) |
||
– Tiết sau kiểm tra 1 tiết chương III. – Cần ôn kĩ: 1) Về lý thuyết: + Định nghĩa hai phương trình tương đương. + Hai quy tắc biến đổi phương trình. + Định nghĩa số nghiệm của phương trình bậc nhất một ẩn. + Các bước giải phương trình đưa được về dạng phương trình bậc nhất một ẩn, phương trình tích, phương trình chứa ẩn ở mẫu, các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. 2) Bài tập: + Ôn lại và luyện tập giải các dạng phương trình và các bài toán giải bằng cách lập phương trình. Chú ý trình bày không sai sót. |
Xem thêm